Tưa lưỡi là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Ước tính cứ 20 trẻ được sinh ra lại có 1 trẻ bị tưa lưỡi làm ảnh hưởng. Nó khiến nhiều cha mẹ lo lắng vì không biết liệu tưa lưỡi có gây nguy hiểm gì không?
1. Tại sao trẻ sơ sinh thường bị tưa lưỡi?
Tưa lưỡi là gì?
Hình ảnh minh họa tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Tưa lưỡi là bệnh gây bởi loài nấm men có tên là Candida albicans. Ngay khi mới ra đời, nấm đã có mặt trong khoang miệng và đường tiêu hóa của trẻ. Nó chung sống hòa bình với hàng triệu vi sinh vật khác trong cơ thể, kìm hãm lẫn nhau nên không gây bệnh trên người. Chỉ trong một số điều kiện thuận lợi nhất định, nấm mới phát triển đột biến, tạo ra những tổn thương trong khoang miệng – thường được gọi là bệnh tưa lưỡi.
Tại sao trẻ sơ sinh thường bị tưa lưỡi?
Tưa lưỡi rất ít khi gặp ở người lớn, nhưng lại thường xảy ra trên trẻ nhỏ. Nó có thể do các nguyên nhân:
- Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, không đủ sức chống trả mầm bệnh tấn công gây hại.
- Tuyến nước bọt của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, không tiết đủ nước bọt để đẩy trôi cặn sữa xuống đường tiêu hóa. Lượng đường trong sữa là nguồn dinh dưỡng ưa thích của nấm, thúc đẩy nấm tăng sinh mạnh mẽ.
- Khoang miệng trẻ không được vệ sinh đúng cách sau khi bú sữa, để lại tồn dư sữa trong miệng.
- Trẻ bị viêm phế quản, viêm tai giữa phải dùng kháng sinh. Kháng sinh vô tình tiêu diệt đi lợi khuẩn, làm mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể trẻ.
- Trẻ có bất thường khoang miệng như: dính lưỡi, vòm miệng cao … làm hạn chế ma sát giữa lưỡi và vòm miệng, gây tích tụ cặn sữa.
Những dấu hiệu nhận biết tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh?
Quấy khóc, bỏ bú là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề trong người
Trẻ sơ sinh chưa thể tự nói cho mẹ biết khi cơ thể con khó chịu, mệt mỏi do tưa lưỡi. Mẹ chỉ có thể phát hiện tưa lưỡi trên trẻ nhờ các dấu hiệu:
- Trẻ quấy khóc, khó dỗ.
- Trẻ bỏ bú mẹ bất thường.
- Quan sát khoang miệng trẻ thấy có mảng trắng bất thường trên lưỡi.
- Có thể xuất hiện đốm trắng ở cả lợi, 2 bên má và vòm họng.
- Môi trẻ bị khô, nứt nẻ.
Cần phân biệt tưa lưỡi với cặn sữa dư trên lưỡi trẻ. Cả 2 đều có biểu hiện là mảng trắng trên lưỡi nên thường dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, cặn sữa dễ dàng bị gạt đi khi mẹ dùng băng gạc ẩm lau nhẹ mặt lưỡi trẻ. Nếu là tưa lưỡi, mảng trắng sẽ còn nguyên vẹn dù mẹ lau đi lau lại nhiều lần.
2. Bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Tưa lưỡi là bệnh đơn giản, dễ chữa ở những trẻ sơ sinh bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, nó có thể gây nhiều biến chứng không thể coi thường. Biến chứng thường gặp ở trẻ sinh non, trẻ mắc các bệnh làm suy giảm miễn dịch như HIV hay khi phát hiện bệnh quá muộn.
Nấm lan xuống đường tiêu hóa làm trẻ kém hấp thu thức ăn, còi cọc, chậm lớn
Một số biến chứng của bệnh tưa lưỡi trên trẻ sơ sinh:
- Tạo tổn thương sâu và rộng trong khoang miệng, gây chảy máu, khiến trẻ bị đau, xót khi ăn.
- Nấm lan xuống thực quản làm trẻ bị đau họng, khó nuốt, dễ bị nghẹn.
- Nấm lan xuống ruột làm rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng. Nó là nguyên nhân khiến trẻ còi cọc, chậm lớn.
- Nấm còn có thể đi tới nhiều cơ quan khác như phổi và gan, làm ảnh hưởng tới chức năng của các tạng này.
Để ngừa các biến chứng này xảy ra, mẹ cần dựa vào các dấu hiệu ở con để phát hiện tưa lưỡi sớm nhất, từ đó đưa ra giải pháp xử lý phù hợp.
3. Phòng ngừa và xử lý tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Phòng ngừa tưa lưỡi
Mẹ có thể phòng ngừa tưa lưỡi cho con bằng những cách vô cùng đơn giản:
- Vệ sinh khoang miệng trẻ đúng cách: định kỳ đánh tưa lưỡi, cho trẻ uống nước sau mỗi lần bú sữa.
- Vệ sinh đầu vú mẹ trước và sau khi cho con bú.
- Vệ sinh núm vú cao su trên bình sữa của trẻ: rửa sạch ngay sau mỗi lần dùng; ngâm nước nóng hoặc dung dịch sát khuẩn phù hợp trước khi cho trẻ ngậm.
- Bổ sung vitamin và các chất thiết yếu để trẻ có sức đề kháng tốt.
Xử lý tưa lưỡi
Nếu trẻ không may bị tưa lưỡi, mẹ cũng đừng nên lo lắng quá mức. Tưa lưỡi ở trẻ có thể dễ dàng được đẩy lui tại nhà chỉ bằng một biện pháp đơn giản: đánh tưa lưỡi.
Đánh tưa lưỡi cho trẻ
Để đánh tưa lưỡi, mẹ cần chuẩn bị các dụng cụ: băng gạc, dung dịch sát khuẩn có khả năng diệt nấm.
Các bước đánh tưa lưỡi cho trẻ:
- Rửa tay sạch sẽ
- Đặt trẻ nằm ngửa
- Quấn quanh ngón trỏ bằng một miếng băng gạc mềm
- Nhúng băng gạc trên tay vào dung dịch sát khuẩn phù hợp.
- Lau mặt lưỡi từ trong ra ngoài bằng ngón tay quấn băng gạc. Nếu tưa lưỡi nhiều, có thể thay băng gạc để lau lại lần nữa.
- Dùng miếng gạc mới lau cả 2 bên má, trên vòm miệng và các vùng khác nếu thấy nấm.
Để tránh gây nôn trớ, mẹ tuyệt đối không được đưa ngón tay vào quá sâu trong họng trẻ.
Trị tưa lưỡi cho trẻ chỉ có hiệu quả khi kết hợp diệt nấm đồng thời trên cả núm vú của mẹ và núm nhựa ở bình sữa của con. Nếu bỏ qua, nấm tồn tại trên núm vú sẽ lại tái nhiễm vào miệng trẻ, làm tưa miệng liên miên không ngừng được. Để diệt nấm tại các vị trí này, mẹ có thể dùng dung dịch sát khuẩn đánh tưa lưỡi cho trẻ để lau núm vú, ngâm rửa núm nhựa trước và sau mỗi lần cho trẻ bú.
4. Dizigone – giải pháp trị tưa lưỡi nhanh chóng – an toàn cho trẻ.
Khi đánh tưa lưỡi cho trẻ, mẹ luôn mong muốn sử dụng một dung dịch sát khuẩn diệt nấm nhanh chóng để con bớt khó chịu. Đồng thời, để dùng được tại khoang miệng con, sản phẩm ấy phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, không khiến con bị khô rát, kích ứng miệng.
Dung dịch sát khuẩn Dizigone đánh tưa lưỡi hiệu quả
Đáp ứng mong muốn ấy của mẹ, Dizigone ra đời và ngày càng được tin dùng rộng rãi. Công nghệ sản xuất EMWE tiên tiến mang đến cho Dizigone nhiều ưu điểm vượt trội:
- Tiêu diệt 100% nấm Candida gây tưa lưỡi ở trẻ.
- Tác dụng diệt nấm tức thời, chỉ sau 30s tiếp xúc, giúp giảm bớt thời gian đánh tưa lưỡi, tránh làm trẻ quấy khóc.
- An toàn tuyệt đối cho trẻ nhờ cơ chế tác dụng tương tự miễn dịch tự nhiên – thân thuộc với cơ thể.
- Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng, tác dụng được giữ nguyên vẹn ở các lần sử dụng sau.
- Được kiểm chứng chất lượng tại Quatest 1 – Bộ KHCN
- Được Sở Y tế cấp phép lưu hành.
Dizigone hiện đã có mặt tại hơn 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.