Thủy đậu là bệnh phổ biến mà hầu như bất cứ trẻ nào cũng đã từng mắc phải một lần trong đời. Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng những nhầm lẫn về bệnh thủy đậu đôi khi khiến việc chữa bệnh khó khăn hơn rất nhiều.
Nhầm lẫn về việc dấu hiệu bệnh thủy đậu
Nếu bố mẹ không nắm rõ được các dấu hiệu nhận biết của bệnh thủy đậu có thể nhầm lẫn sang bệnh khác. Điều này dẫn đến việc không chữa kịp thời, khiến bệnh của con tiến triển nhanh và nguy hiểm.
Nhầm lẫn thủy đậu với bệnh sởi
- Nhiều bố mẹ thường nhầm lẫn giữa thủy đậu và sởi. Bệnh sởi là bệnh do virus gây ra, lây qua đường hô hấp. Triệu chứng của bệnh sởi thường là hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ, viêm long đường hô hấp, tiêu chảy….
- Sởi có những triệu chứng như: mắt trẻ đỏ, phát ban, ban nhỏ mỏng trên mặt da, mọc theo thứ tự mặt, lan xuống chân. Khi xuất hiện ban bệnh nhân sẽ hết sốt dần. Nếu còn sốt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi…
- Trong khi đó, ban thủy đậu là bọc nước, mọc toàn thân, nếu bị nhiễm khuẩn có thể có mủ. Nếu nghi ngờ phát ban, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để có chẩn đoán chính xác, chữa kịp thời.
Xem các biện pháp giảm ngứa bệnh thủy đậu
Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu thường bắt đầu bằng biểu hiện sốt. Một đến hai ngày sau, trẻ bắt đầu nổi ban dạng nốt sẩn màu đỏ, có thể rất ngứa. Các nốt ban này nhanh chóng chuyển thành bọng nước. Số lượng bọng nước rất khác biệt ở bệnh nhân, dao động từ vài nốt tới hàng trăm nốt. Các bọng nước khô đi và tạo vảy trong vòng 4-5 ngày. Thủy đậu rất dễ lây lan, bệnh truyền từ người này sang người khác qua 2 con đường:
- Tiếp xúc trực tiếp qua các đồ vật bị nhiễm mầm bệnh từ dịch tiết đường hô hấp, dịch từ nốt phỏng thủy đậu
- Qua đường hô hấp do hít phải virus do người bị bệnh thủy đậu hắt hơi, ho, nói chuyện, làm nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi.
- Virus thủy đậu lây lan mạnh nhất vào 1-2 ngày trước khi phát ban. Khi bọng nước còn chưa khô, trẻ vẫn có thể lây bệnh cho người khác. Bố mẹ cần liên hệ với trường học, nhà trẻ để biết khi nào bé có thể đi học trở lại. Trong gia đình có trẻ bị thủy đậu, bệnh có thể lây sang những người chưa có miễn dịch.
- Thông thường, người nhiễm bệnh tiếp theo sẽ có biểu hiện bệnh 2-3 tuần sau trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên. Phụ nữ mang thai có thể truyền thủy đậu cho thai nhi. Mẹ mắc thủy đậu cũng có thể truyền bệnh cho con sau khi sinh. Thủy đậu rất nguy hiểm đối với phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh.
Nhầm lẫn trong chữa bệnh thủy đậu cho trẻ nhỏ
- Khi con mắc thủy đậu, hầu hết bố mẹ đều tự ý chữa theo những quan niệm do người khác mách bảo mà không.cho con đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc chữa không đúng cách cũng khiến triệu chứng bệnh của con chẳng những không.thuyên giảm mà còn phát triển nặng hơn, gây nguy hiểm cho con.
- Để kiểm soát cơn sốt của con, cha mẹ có thể chườm lạnh để giúp con hạ nhiệt. Nếu con sốt quá 38.5°C, có thể cho con uống paracetamol để hạ sốt. Tuy nhiên, cha mẹ tuyệt đối không được cho con uống paracetamol một cách tùy tiện. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để cho con dùng thuốc đúng liều dùng và số lần dùng. Dùng thuốc bừa bãi có thể gây quá liều và làm xuất hiện những tác dụng phụ có hại cho cơ thể bé.
- Vì ban thủy đậu rất ngứa nên cha mẹ cần giữ vệ sinh da cho trẻ và tránh để bé gãi nhiều. Trẻ gãi nhiều có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập qua da bị tổn thương. Có thể ngăn chặn điều này bằng cách: cắt móng tay cho bé gọn gàng, cho con mặc đồ thoáng mát, tắm bằng nước ấm để giữ vệ sinh da và giảm ngứa, dùng kem bôi làm dịu cơn ngứa theo chỉ định của bác sĩ.
- Bên cạnh đó bố mẹ cần phải chú ý một số dấu hiệu cảnh báo vi khuẩn đã xâm nhập vào da qua những bọng nước bị vỡ: Con tái sốt sau khi hạ sốt hoặc dùng thuốc hạ sốt mà không giảm nhiệt, vùng da nhiễm trùng sờ thấy nóng, tấy đỏ, xuất hiện mủ ở các bọng nước, vùng nhiễm trùng sưng và đau. Khi con có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào bố mẹ cũng phải đưa con đến bệnh viện để kịp thời thăm khám và điều trị.
Hình ảnh minh họa trẻ bị thủy đậu
Xem thêm các cách chữa bệnh thủy đậu
Nhầm lẫn về việc kiêng cữ
- Theo kinh nghiệm xưa cũ thì trẻ bị thủy đậu cần kiêng gió kiêng nước. Việc làm này là đúng, nhưng nhiều phụ huynh thường hiểu sai vấn đề dẫn đến kiêng cữ sai cách cho con.
- Việc kiêng gió kiêng nước là do cơ thể con khi mắc bệnh, sức đề kháng kém, nếu tiếp. xúc với môi trường bẩn như nước có chứa virus hay vi khuẩn sẽ dễ dàng. tạo cơ hội cho virus vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con. Nhưng nhiều bố mẹ lại kiêng tắm tuyệt đối cho con, khiến da con không được vệ sinh sạch sẽ. Điều này vô tình gây bít tắc lỗ chân lông, làm các nốt mụn bị viêm nhiễm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Kiêng cữ đúng cách khi con bị thủy đậu
- Khi con bị bệnh, bố mẹ kiêng cho con bằng cách cách ly con khỏi môi. trường bên ngoài nhằm tránh lây lan bệnh. Vệ sinh phòng ngủ, nhà cửa nơi sinh sống bằng cách dọn dẹp.vệ sinh thường xuyên, giặt chăn ga gối đệm sạch sẽ.
- Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ và vệ sinh các nốt mụn thủy đậu của con bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone. Để tăng nhanh hiệu quả, nên dùng kết hợp gel Dizigone Nano Bạc sau khi dùng dung dịch Dizigone.
Bộ sản phẩm sát khuẩn ưu việt của Dizigone
- Diệt được nhiều loại tác nhân gây bệnh thông thường bao gồm cả virus thủy đậu
- Tác dụng nhanh: Dizigone diệt khuẩn hiệu quả chỉ sau 30 giây tác dụng.
- An toàn: Dizigone tác dụng nhẹ nhàng lên da, không gây xót, không đau, không gây kích ứng.
- Ưu việt khi sử dụng ở những người có vết thương: Dizigone không gây tổn. thương tới yếu tố hạt và không gây độc nguyên bào sợi-những yếu tốt vô. cùng quan trọng trong quá trình lành vết thương và giúp vết thương lành một cách tự nhiên.
Hiệu quả chữa thủy đậu bằng Dizigone
Dizigone hiện đã có mặt tại hơn 400 bệnh viện, nhà thuốc và phòng khám trên toàn quốc. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.