Chốc da có thể gặp ở trên nhiều đối tượng, tuy nhiên phổ biến nhất ở trẻ nhỏ từ 2-5 tuổi. Bệnh gây ra những tổn thương ngoài da và có thể lây lan ra nhiều vị trí của cơ thể. Vậy chữa chốc da ở trẻ em như thế nào cho nhanh khỏi? Bài viết dưới đây sẽ mách các mẹ những bí quyết chăm sóc chốc da an toàn – hiệu quả nhất.
I. Nguyên nhân gây bệnh chốc da ở trẻ em
Chốc lở là một nhiễm khuẩn nông thường gặp ở da, đặc trưng bởi mụn mủ,.bọng nước và các vết trợt đóng vảy tiết màu mật ong. Bạn có thể gặp một số thuật ngữ chuyên môn hơn khi tham khảo các tài liệu y khoa: chốc hóa và chốc loét. Chốc hóa là các nhiễm trùng nông thứ phát của một vết thương hoặc một tình trạng da nhất định. Chốc loét là khi thương tổn sâu, hình thành loét.
Nguyên nhân gây chốc là sự gây bệnh một cách đơn lẻ hoặc kết hợp của vi khuẩn tụ cầu vàng và liên cầu. Dựa vào đặc trưng của vết chốc, có thể dự đoán được nguyên nhân:
- Chốc không có bọng nước: Là dạng chốc phổ biến nhất ở trẻ em, thường gây ra bởi tụ cầu và/hoặc liên cầu. Biểu hiện của chốc không có bọng nước là các vết lở và những bóng nước nhỏ.
- Chốc bọng nước: Là dạng chốc tiến triển nặng, thường do tụ cầu gây ra. Biểu hiện bởi các bóng nước lớn như bị phỏng, bên trong có mủ và có thể bị vỡ bất cứ lúc nào.
- Chốc loét: Là dạng chốc nặng nhất, thường do liên cầu nhưng có thể phối hợp với tụ cầu vàng. Xảy ra trên cơ địa suy giảm miễn dịch, người già, người mắc bệnh mạn tính.
Tỷ lệ chốc lở ở bé trai cao hơn bé gái. Chốc lở thường phát triển mạnh hơn vào mùa hè, phổ biến ở các nước đang phát triển. Do điều kiện vệ sinh kém, dân cư đông đúc. Chốc hay gặp sau một số bệnh da như viêm da cơ địa, ghẻ, thủy đậu, vết đốt do côn trùng, bỏng nhiệt, viêm da.
II. Nguyên tắc điều trị chốc da ở trẻ em
Do chốc lở xuất phát từ nguyên nhân nhiễm khuẩn tụ cầu/liên cầu do đó nguyên tắc điều trị quan trọng nhất chính là loại bỏ nguy cơ nhiễm khuẩn. Điều trị chốc lở ở trẻ nhỏ cần tuân thủ theo các bước:
- Rửa thương tổn, nhẹ nhàng, loại bỏ vảy tiết
- Loại trừ nguy cơ nhiễm khuẩn: Dùng các thuốc sát trùng (povidone iodine, hydrogen peroxide, chlorhexidine, Dizigone) hoặc mỡ kháng sinh bôi tại chỗ (acid fusidic, mupirocin).
- Làm lành vết chốc lở (Gel bôi kháng khuẩn, lành vết thương Dizigone Nano Bạc)
- Nếu chốc lan rộng có thể sử dụng kháng sinh toàn thân (flucloxacillin, cefuroxim).
- Điều trị triệu chứng: sử dụng các thuốc kháng histamin để giảm ngứa cho bệnh nhân.
Việc điều trị bằng thuốc cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý ngừng thuốc, thay đổi đường dùng hay đổi thuốc, tránh hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc gây khó khăn trong quá trình điều trị.
III. Bí quyết chữa chốc da ở trẻ em nhanh khỏi
Để chữa chốc da ở trẻ em nhanh khỏi, các mẹ cần bỏ túi cho mình những bí quyết chăm sóc vết chốc cho trẻ. Dưới đây Dizigone.vn sẽ mách cho mẹ bí quyết chữa chốc da cho trẻ an toàn – hiệu quả.
1. Vệ sinh vết thương hằng ngày cho trẻ
Đây là bước quan trọng trong quá trình chữa chốc da ở trẻ em. Việc sử dụng các dung dịch sát khuẩn giúp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh chốc, ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn đồng thời hạn chế sự bội nhiễm, nhiễm trùng da. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch khác nhau như: chlohexidine, povidone iod,… tuy nhiên chúng còn tồn tại những mặt hạn chế:
- Khả năng sát khuẩn không cao.
- Gây xót, kích ứng da
- Ảnh hưởng đến các tế bào mô lành xung quanh, làm chậm lành vết thương nếu sử dụng thời gian dài.
Vậy đâu mới là sản phẩm phù hợp nhất cho trẻ bị chốc lở?
Dizigone – Dung dịch kháng khuẩn hiệu quả nhanh chóng, an toàn
- Kháng khuẩn nhanh, mạnh, loại bỏ triệt để căn nguyên gây chốc lở là tụ cầu, liên cầu
- Dung dịch kháng khuẩn Dizigone có khả năng làm sạch 100% mầm bệnh tụ cầu và liên cầu chỉ trong 30 giây (đã được kiểm chứng bởi Quatest 1 – Bộ KHCN). Căn nguyên gây chốc lở là tụ cầu/liên cầu được làm sạch nhanh chóng, triệt để, giúp vết chốc lở ngừng lây lan và nhanh chóng lành.
- Nhanh lành vết chốc lở: do Dizigone không ảnh hưởng đến tế bào lành, giúp kích thích tổn thương lành lại tự nhiên
- Không gây đau xót, an toàn khi sử dụng cho trẻ do Dizigone sử dụng cơ chế kháng khuẩn ion. Đây là một trong các cơ chế tự nhiên chính của hệ miễn dịch dùng để bảo vệ cơ thể.
2. Dưỡng da cho trẻ
Đây là một trong những bí quyết giúp vết thương của con nhanh lành, hạn chế tình trạng xuất hiện sẹo xấu. Dizigone Nano Bạc là sản phẩm ứng dụng công nghệ tạo hạt nano, giúp các hạt bạc giải phóng theo chu trình, kéo dài hiệu quả kháng khuẩn, đồng thời kết hợp hài hòa với các thành phần kháng khuẩn, lành vết thương tự nhiên như D-panthenol, chiết xuất lô hội, chiết xuất cúc La Mã và tinh dầu Tràm. Việc kết hợp bộ đôi sản phẩm của Dizigone giúp kéo dài thời gian kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn, thúc đẩy tái tạo tế bào da, lành thương nhanh chóng.
Cách sử dụng bộ đôi sản phẩm:
- Vệ sinh sạch sẽ vết chốc bằng dung dịch Dizigone, giữ tối thiểu trong vòng 30 giây, không cần rửa lại với nước.
- Lấy một lượng phù hợp thoa đều lên vùng da vừa làm sạch, massage nhẹ nhàng để sản phẩm thẩm thấu sâu bên trong.
- Duy trì 2-3 lần/ngày đến khi đạt vết chốc khỏi hẳn.
3. Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
Chốc thường mang lại cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho các con ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bé. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hợp lý sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng chốc da của trẻ.
Chế độ ăn uống:
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Ăn nhiều rau xanh, sữa, hoa quả,… để tăng cường hệ miễn dịch.
- Tránh cho con ăn các thực phẩm làm tăng nguy cơ mưng mủ vết thương và để lại sẹo xấu: rau muống, đồ nếp,…, những đồ tanh như hải sản sẽ làm tăng tình trạng ngứa ngáy của trẻ.
>>> Xem bài viết: Bệnh chốc kiêng ăn gì?
Chế độ sinh hoạt:
- Nghỉ ngơi đầy đủ.
- Cho trẻ nghỉ học để tiện theo dõi và tránh nguy cơ lây lan cho mọi người.
- Tạo không gian thoáng mát cho trẻ.
- Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, tránh cọ xát vào vùng da tổn thương của trẻ.
4. Sử dụng thuốc điều trị (nếu cần)
Khi có dấu hiệu bệnh trở nặng, có thể kèm theo sốt, các mẹ cần đưa con ngay đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Một số thuốc dùng cho các trường hợp nặng là:
- Kháng sinh phòng ngừa bội nhiễm: acid fucidic, mupirocin, erythromycin, vancomycin,….
- Các thuốc kháng histamin giảm ngứa: loratadin,…
>>> Xem bài viết: Ba nhóm thuốc điều trị chốc ở trẻ em an toàn – hiệu quả
4. Một số điều cần lưu ý khi chữa chốc da ở trẻ em
- Không sử dụng các phương pháp dân gian để chữa chốc da cho trẻ. Lá ổi, lá trầu không hay nha đam đều chứa các thành phần có khả năng chống viêm, tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học trong việc điều trị chốc. Hậu quả là làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, hoại tử tế bào, không điều trị được dứt điểm khiến bệnh tái phát.
- Khi trẻ có chỉ định dùng thuốc, cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý thay thuốc, ngừng thuốc hoặc sáng tạo đường dùng.
- Vệ sinh thường xuyên cho trẻ, đặc biệt là trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Cha mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc cho trẻ.
Trên đây là những bí quyết giúp mẹ chữa chốc da ở trẻ em nhanh lành và hiệu quả nhất. Nếu còn bất cứ thông tin nào khác cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được chuyên gia y tế hỗ trợ.