Loét bàn chân là biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường mãn tính. Do đặc điểm bệnh, vết loét thường lâu khỏi và có nguy cơ gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm.
1. Vì sao bệnh tiểu đường gây loét chân
Hình ảnh minh họa bàn chân bị loét do tiểu đường
Bàn chân là nơi thường xuyên phải chịu áp lực đè ép trong quá trình hoạt động của con người. Do tính chất da khô, nên bàn chân dễ gặp những tổn thương nhỏ như xước, nứt nẻ, bong tróc. Những tổn thương này dễ dàng lành lại ở những người bình thường. Tuy nhiên, cơ thể người bệnh tiểu đường lại tồn tại rất nhiều điều kiện bất lợi làm chậm quá trình lành da. Những điều kiện đó có thể là:
- Mạch máu bị tắc hẹp
- Tổn thương thần kinh ngoại biên
- Hệ miễn dịch bị suy yếu
- Tổn thương thị giác
2. Cách tự khám tại nhà để nhận biết sớm loét bàn chân tiểu đường
2.1. Nhìn
Thường xuyên quan sát bàn chân là cách hiệu quả nhất để phát hiện sớm vết loét. Khi kiểm tra, người bệnh cần chú ý không được bỏ sót những vị trí khuất như: lòng bàn chân, các kẽ ngón chân.
- Xước
- Loét, hoại tử
- Vết chai
- Rụng lông mu bàn chân, ngón chân
- Da căng bóng, cơ teo nhỏ
- Biến dạng bàn chân
2.2. Sờ
- Sờ cả 2 bàn chân để so sánh nhiệt độ xem có sự khác biệt gì không.
- Nắn nhẹ khu vực nghi ngờ tổn thương để kiểm tra cảm giác đau.
2.3. Kiểm tra cảm giác
- Cảm giác đau: dùng kim châm lên các đầu ngón chân.
- Xúc giác: dùng bông giòn cọ nhẹ lên lòng bàn chân.
- Cảm giác nóng: dùng hai cốc đựng nước nóng và lạnh áp lên bàn chân.
2.4. Kiểm tra vận động
- Kiểm tra khả năng vận động, phản xạ của bàn chân như: co, duỗi, xoay trái, xoay phải…
Sau khi kiểm tra bàn chân bằng những biện pháp trên, nếu thấy dấu hiệu bất thường thì bệnh nhân cần báo ngay có bán bộ y tế để được hướng dẫn chăm sóc, điều trị kịp thời.
3. Cách phòng ngừa loét bàn chân tiểu đường
3.1. Kiểm soát đường huyết
Máy đo đường huyết tại nhà
Kiểm soát đường huyết là yếu tố quan trọng nhất trong ngăn ngừa mọi biến chứng của tiểu đường. Mức đường huyết ổn định giúp giảm các mảng xơ cứng gây xơ vữa động mạch. Máu được lưu thông bình thường trong cơ thể, đi tới được mọi mô, tế bào dù ở xa nhất.
3.2. Hạn chế tối đa tổn thương bàn chân
- Mang tất phù hợp
- Mang giày thoải mái
- Cắt móng chân cẩn thận
3.3. Vệ sinh bàn chân đúng cách
Vệ sinh bàn chân bằng cách ngâm rửa hàng ngày có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, mầm bệnh. Vùng da chân được duy trì sạch sẽ, tránh được những tổn thương âm thầm do vi khuẩn gây ra.
Dung dịch sát khuẩn Dizigone phù hợp để ngâm rửa chân dự phòng loét
Cách hiệu quả nhất để vệ sinh bàn chân là ngâm chân với dung dịch sát khuẩn pha nước ấm. So với các phương pháp thảo dược, dung dịch sát khuẩn cho hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn mạnh hơn. Đồng thời, nó cũng giúp rút ngắn thời gian chuẩn bị, giảm phiền phức cho người bệnh. Tuy nhiên, không phải dung dịch sát khuẩn nào cũng phù hợp để ngâm rửa bàn chân hàng ngày. Nó phải thỏa mãn một số tiêu chí như: sát khuẩn nhanh và mạnh, an toàn, không gây khô xót, kích ứng da.
3.4. Kiểm tra bàn chân thường xuyên
Kiểm tra bàn chân là việc cần làm để phát hiện sớm những tổn thương dù là nhỏ nhất. Chăm sóc ngay từ giai đoạn đầu giúp thương tổn không nặng thêm và hình thành loét sâu.
4. Cách chăm sóc và điều trị loét bàn chân tiểu đường
4.1. Xử lý vết loét tại chỗ bằng dung dịch sát khuẩn
Dung dịch sát khuẩn giúp loại bỏ mô hoại tử và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Từ đó, chúng mới không còn khả năng xâm nhập sâu vào vết loét, gây viêm, hoại tử kéo dài và dẫn đến cắt cụt chi.
Nếu vết loét nặng và đã ăn sâu dưới da, cần băng vết loét sau khi làm sạch. Băng gạc giúp duy trì môi trường ẩm, hạn chế tiết dịch rỉ viêm tại ổ loét. Đồng thời, băng gạc còn có tác dụng che chắn vết loét, giảm ma sát và tiếp xúc với dị vật từ bên ngoài. Nhờ vậy, vết loét được phục hồi nhanh chóng và an toàn nhất
3 bước xử lý vết loét tại chỗ
- Bước 1: Loại bỏ mô hoại tử: Rửa vết loét bằng nước muối sinh lý. Dùng nhíp đã qua khử trùng để gắp bỏ các dị vật nếu có.
- Bước 2: Tiêu diệt mầm bệnh tại ổ loét: Rửa/lau/xịt vết loét bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp. Thực hiện 2-3 lần/ngày.
- Bước 3: Băng vết loét (chỉ áp dụng với loét nặng và sâu)
4.2. Dùng thuốc kháng sinh
Kháng sinh được dùng cho vết loét có dấu hiệu nhiễm trùng. Những dấu hiệu thường gặp của nhiễm trùng là: sốt, vết loét chảy dịch màu vàng hoặc xanh lá cây, đau nhiều…
Hình ảnh minh họa thuốc kháng sinh
Lưu ý: Kháng sinh phải được dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng xảy ra.
4.3. Hạn chế áp lực lên vết loét
Áp lực đè ép lên vết loét làm mạch máu tại khu vực đó bị tắc hẹp. Máu không thể lưu thông bình thường nên không mang đủ oxy, chất dinh dưỡng tới nuôi các tế bào. Đồng thời, quá trình vận chuyển các thành phần bạch cầu của hệ miễn dịch cũng bị gián đoạn. Ổ viêm nhiễm, hoại tử không được “dọn dẹp”, khiến loét lâu lành và ngày càng ăn sâu dưới da.
Do những nguyên nhân trên nên giảm áp lực lên vết loét có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị bàn chân đái tháo đường. Các cách giảm áp lực thường được áp dụng:
- Dùng nạng khi di chuyển
- Thêm miếng lót vào giày, dép
- Ngồi xe lăn
- Hạn chế đi lại, va chạm lên vết loét
4.4. Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát đường huyết, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Một số lưu ý trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường
- Thay các tinh bột “xấu” thành tinh bột “tốt” như gạo lứt, các loại đậu, ngũ cốc…
- Nói không với chất béo bão hòa và đồ ăn chiên, rán.
- Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây
Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường nên duy trì rèn luyện sức khỏe, xây dựng lối sống lành mạnh. Những thói quen có hại như hút thuốc, uống rượu… nên được từ bỏ hoàn toàn.
5. Dizigone và Dizigone Nano Bạc – Bộ đôi song hành không thể thiếu của người bệnh tiểu đường có loét bàn chân
Khách hàng vui mừng phản hồi sau khi sử dụng bộ sản phẩm của Dizigone
Như đã nói ở trên, xử lý vết loét bàn chân bằng dung dịch sát khuẩn là bước chăm sóc vô cùng quan trọng. Do nhiều yếu tố tại vết loét, nên việc lựa chọn dung dịch sát khuẩn không hề đơn giản.
Những tiêu chí của dung dịch sát khuẩn cho vết loét bàn chân tiểu đường
- Sát khuẩn mạnh, tiêu diệt được hoàn toàn vi sinh vật tại ổ loét.
- Tác dụng nhanh, giúp vết loét nhanh lành.
- Có khả năng tiêu diệt màng biofilm.
- Không làm tổn thương mô hạt.
- An toàn, không gây xót, kích ứng.
- Có khả năng khử mùi cho vết loét hoại tử.
- Không màu, dễ quan sát tiến triển vết loét.
- Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng.
Dizigone – Lựa chọn của chuyên gia cho vết loét bàn chân tiểu đường
Dù ra đời muộn hơn những sản phẩm sát khuẩn khác, nhưng Dizigone đã nhanh chóng chứng minh được hiệu quả vượt trội trên vết loét. Dizigone được chuyên gia y tế khuyên dùng cho vết loét bàn chân tiểu đường nhờ các ưu điểm
-
Sát khuẩn mạnh mẽ, nhanh chóng làm sạch ổ loét
Dizigone có khả năng loại bỏ 99.99% vi sinh vật gây bệnh thường gặp như vi khuẩn gram (+), gram (-), virus, nấm và bào tử nấm. Tác dụng diệt khuẩn nhanh chóng chỉ sau 30s – đã được chứng minh tại Quatest 1 – Bộ KHCN.
-
Tiêu diệt được màng biofilm
Màng biofilm là tập hợp những vi khuẩn kết tụ với nhau dưới lớp màng polysaccharide. Nó là một trong những nguyên nhân chính khiến vết loét chậm lành và khó chăm sóc. Nhờ khả năng tiêu diệt màng biofilm vô cùng hiệu quả, Dizigone được đánh giá cao hơn hẳn những dung dịch sát khuẩn thường gặp.
-
Không làm tổn thương mô hạt
Dizigone không làm tổn thương nguyên bào sợi và tổ chức hạt – những yếu tố chủ chốt trong chữa lành tổn thương da. Nhờ vậy, vết loét tiểu đường được lành một cách tự nhiên, không bị ngăn trở, gián đoạn.
-
An toàn, không gây xót, kích ứng.
Dizigone có pH trung tính, không chứa các chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi. Thành phần chính có công dụng sát khuẩn là những chất oxy hóa mạnh như HClO, ClO-… Cơ chế sát khuẩn này tương tự như cách mà bạch cầu bảo vệ cơ thể trong đáp ứng miễn dịch tự nhiên. Do đó, Dizigone an toàn cho người bệnh, không gây bất kỳ phản ứng phụ nào.
-
Có khả năng khử mùi cho vết loét hoại tử.
Dizigone có khả năng loại bỏ mô hoại tử, dịch rỉ viêm và các vi sinh vật gây mùi. Chỉ sau vài lần lau rửa, vết loét bàn chân sẽ được khử mùi hoàn toàn, giảm khó chịu cho người bệnh.
Tạo sao nên kết hợp Dizigone với kem Dizigone Nano Bạc cho loét bàn chân tiểu đường?
Bàn chân bị loét do tiểu đường dần hồi phục sau khi sử dụng bộ đôi Dizigone
Những công dụng chính của kem Dizigone Nano Bạc:
- Duy trì sát khuẩn kéo dài
- Dưỡng ẩm vết loét
- Kích thích tái tạo da mới
Khi dùng phối hợp với dung dịch sát khuẩn Dizigone, kem Dizigone Nano Bạc giúp vết loét lành nhanh chóng và ngăn ngừa sẹo. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng kết hợp cả hai loại để tăng hiệu quả phục hồi tổn thương da.
Cách sử dụng bộ đôi Dizigone và Dizigone Nano Bạc cho loét bàn chân tiểu đường
- Lau/rửa/xịt vết loét 2-3 lần bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone. Để dung dịch trên vết loét tối thiểu 30s.
- Sau khi dung dịch khô, thoa kem Dizigone Nano Bạc lên vết loét.
Bài viết trên trình bày đầy đủ những kiến thức cơ bản về biến chứng loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường. Nếu cần thêm thông tin và hướng dẫn chăm sóc, điều trị, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.
Tham khảo: https://www.diabetestreatmentguide.org