Bàn chân đái tháo đường là nguyên nhân số một của tất cả các thủ thuật đoạn chi ở người bệnh tiểu đường. Đây là nỗi ám ảnh với bệnh nhân tiểu đường lâu năm. Tuy nhiên, biến chứng này hoàn toàn có thể kiểm soát nếu.người bệnh trang bị kiến thức kịp thời qua bài viết dưới đây.
Loét bàn chân đái tháo đường
1. Những dấu hiệu nhận biết sớm bàn chân đái tháo đường
-
Bàn chân đái tháo đường là gì?
Theo WHO, bàn chân đái tháo đường là bàn chân của người bệnh đái tháo đường với vết loét, nhiễm trùng và/hoặc.phá hủy mô sâu, kết hợp với bất thường thần kinh và các mức độ khác nhau của bệnh mạch máu ngoại biên ở chi dưới.
-
Dấu hiệu để nhận biết sớm bàn chân đái tháo đường
Bất kỳ ai cũng có thể gặp những vấn đề về chân dưới đây. Tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, những vấn đề này có thể là dấu hiệu cảnh báo cho.một biến chứng nguy hiểm – loét bàn chân đái tháo đường:
- Bàn chân mất cảm giác đau, mất cảm giác về nóng, lạnh.
- Tê bì hoặc ngứa ran ở bàn chân.
- Có những tổn thương nhỏ rất lâu hồi phục.
- Đổi màu da, khô nứt da hoặc có bóng nước trên da.
- Rụng lông mu bàn chân, ngón chân.
- Biến dạng bàn chân.
- Xuất hiện nấm móng, chai chân.
- Chảy mủ, dịch có mùi hôi tanh.
- Mất khả năng thực hiện những động tác cơ bản như: xoay bàn chân, xoay cẳng chân, gập và duỗi gối.
Khi có những dấu hiệu kể đên trên, bệnh nhân nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác, giúp.cho việc chữa trị kịp thời cũng như giảm tâm lý hoang mang, lo lắng kéo dài.
2. Nguyên nhân gây biến chứng bàn chân đái tháo đường
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây loét bàn chân đái tháo đường
Bệnh tiểu đường mang nhiều yếu tố nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm cho bàn chân người bệnh. Trong đó phải kể đến 3 yếu tố, đó là:
-
Biến chứng thần kinh ngoại biên
Theo thời gian, bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên, dẫn đến bệnh nhân bị mất cảm giác đau. Do đó, bệnh nhân không nhận ra những vết thương nhỏ như vết xước, vết rách từ sớm. Khi phát hiện ra, những vết thương này đã tiến triển nặng thành loét, nhiễm trùng thậm chí là hoại tử.
-
Biến chứng mạch máu ngoại vi
Đường huyết cao gây xơ vữa, tắc hẹp mạch máu đến chân. Máu lưu thông kém không thể dẫn oxy và các chất dinh dưỡng đi nuôi các tế bào nên vết thương nhỏ ở bàn chân rất khó lành, dễ trở thành loét, nhiễm trùng.
-
Lượng đường trong máu cao
Đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, đồng thời làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể. Do đó, cơ thể bị ức chế khả năng tiêu diệt mầm bệnh khiến các vết thương rất lâu lành và dễ nhiễm trùng.
3. Chăm sóc bàn chân đái tháo đường đúng cách
Chăm sóc đúng cách giúp bàn chân người bệnh mau lành
Do sự phối hợp của nhiều yếu tố bất lợi trên nên việc chăm sóc bàn chân đái tháo đường rất khó khăn, đòi hỏi nhiều nỗ lực và thời gian của bệnh nhân. Việc điều trị cần tuân thủ 3 nguyên tắc:
3.1, Kiểm soát đường huyết
Theo dõi đường huyết thường xuyên
Kiểm soát đường huyết tốt giúp lưu thông máu thuận lợi, giảm các biến chứng tiểu đường về thần kinh và mạch máu ngoại biên. Từ đó, tăng khả năng đề kháng và tự chữa lành của cơ thể. Để kiểm soát tốt đường huyết, bệnh nhân cần duy trì:
- Tuân thủ điều trị thuốc theo đơn của bác sĩ.
- Kiêng khem những đồ ăn nhiều đường, nghỉ ngơi hợp lý, hoạt động thể chất phù hợp với sức khỏe.
- Đo đường huyết thường xuyên để nắm bắt và điều chỉnh kịp thời.
3.2, Xử lý vết loét tại chỗ
-
Các bước thực hiện
Vết loét ở bàn chân rất dễ nhiễm trùng, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như hoại tử, cắt cụt chi. Do đó, xử lý vết loét hàng ngày phải thật sạch sẽ và cẩn thận theo hướng dẫn 3 bước sau:
- Bước 1: Rửa vết loét bằng nước muối sinh lý. Dùng nhíp đã khử trùng bằng thuốc sát khuẩn để loại bỏ các dị vật hoặc mô hoại tử nếu có.
- Bước 2: Rửa, xịt vết loét bằng dung dịch sát khuẩn. Không nên dùng cồn hay povidone iod vì gây xót, nhuộm màu da và chậm lành vết thương.
- Bước 3: Băng bảo vệ đối với những vết loét sâu, rộng, để hạn chế nguy cơ bị chà xát và bụi bẩn xâm nhập.
-
Dizigone sản phẩm sát khuẩn tối ưu cho loét bàn chân tiểu đường
Dizigone giải pháp tối ưu cho bàn chân tiểu đường
Do vết loét bàn chân tiểu đường là vết thương hở cộng với những yếu tố đặc biệt của bệnh tiểu đường nên yêu cầu dành cho thuốc sát khuẩn hết sức khắt khe. Những thuốc sát khuẩn thông dụng hiện nay như cồn, betadine, xanh methylenmethylene, cồn iod… đều không đáp ứng được những yêu cầu đó. Tuy ra đời muộn hơn những sản phẩm trên, nhưng dung dịch sát khuẩn Dizigone lại đáp ứng hoàn hảo những tiêu chuẩn cho một dung dịch sát khuẩn vết loét lý tưởng:
- Sát khuẩn mạnh mẽ, nhanh chóng làm sạch ổ loét trong vòng 30s.
- Tiêu diệt được màng biofilm.
- Không gây chết mô hạt, không cản trở quá trình lành thương tự nhiên.
- Không gây xót, không gây kích ứng.
- Có khả năng khử mùi cho vết loét.
- Không màu nên dễ theo dõi tình trạng vết loét.
- Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng, hiệu quả giữ nguyên sau nhiều lần sử dụng.
Cách sử dụng Dizigone rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần rửa, xịt Dizigone vào vết loét 2-3 lần/ngày, để nguyên dung dịch trên ổ loét ít nhất 30s để đảm bảo phát huy tác dụng sát khuẩn tối ưu.
3.3, Dùng kháng sinh nếu cần
Trong trường hợp vết loét bị nhiễm trùng, điều trị bằng kháng sinh là cần thiết. Khi bắt đầu có những dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng như vết loét mưng mủ, đỏ, đau dữ dội hơn trước kèm theo biểu hiện sốt, chán ăn…Bệnh nhân nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Sử dụng kháng sinh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng khi không có chỉ dẫn nào.
4. Dự phòng và phát hiện sớm bàn chân đái tháo đường
Kiểm tra chân thường xuyên để phát hiện kịp thời bệnh
Biến chứng loét bàn chân tiểu đường thường tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, nếu chăm sóc và kiểm tra chân thường xuyên, bệnh nhân hoàn toàn có thể dự phòng và phát hiện sớm biến chứng này.
4.1, Kiểm tra bàn chân
Kiểm tra bàn chân hàng ngày sẽ giúp người bệnh phát hiện được các vết thương nhỏ và điều trị ngay trước khi chúng bị loét, nhiễm trùng và lan rộng ra xung quanh.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể tự khám để phát hiện sớm biến chứng bàn chân tiểu đường tại nhà theo chỉ dẫn ở đây.
4.2, Chăm sóc chân hàng ngày
– Vệ sinh bàn chân sạch sẽ
- Dùng nước muối sinh lý rửa sạch toàn bộ bàn chân, kể cả vùng kẽ chân. Sau khi rửa sạch, dùng khăn mềm lau bàn chân khô ráo, tránh để ẩm ướt lâu.
- Cắt tỉa móng thường xuyên, không để móng quá dài dễ dẫn đến cắm vào thịt gây tổn thương.
– Dưỡng ẩm đầy đủ
Bàn chân thường dễ bị khô nứt (nhất là phần gót chân), tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập qua kẽ nứt gây nhiễm trùng. Do đó, cần cung cấp độ ẩm cho da chân bằng kem dưỡng ẩm phù hợp. Kem dưỡng ẩm Dizigone Nano Bạc, ngoài công dụng dưỡng ẩm, còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chính là lựa chọn tối ưu nhất trong trường hợp này.
– Lựa chọn giày, tất phù hợp
Bệnh nhân nên mang giày, tất phù hợp với cỡ chân để tránh gây áp lực hay ma sát làm tổn thương bàn chân.
– Mát xa chân thường xuyên
Mát xa chân hàng ngày giúp tăng cường lưu thông máu đến bàn chân, tạo điều kiện thuận lợi để hồi phục những tổn thương nhỏ. Nên thực hiện mát xa chân sau khi dưỡng ẩm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Để được tư vấn và giải đáp thêm các thắc mắc về biến chứng bàn chân tiểu đường cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.