Tiểu đường là một trong những căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nhất. Trong đó, bàn chân là nơi dễ gặp phải nhiều thương tổn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết dưới đây trình bày 5 biến chứng bàn chân tiểu đường phổ biến nhất
5 biến chứng bàn chân tiểu đường phổ biến nhất
1. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng chân ở bệnh nhân tiểu đường có hai loại: nhiễm trùng cục bộ và nhiễm trùng lan tỏa.
Nhiễm trùng bàn chân cục bộ chỉ ảnh hưởng đến một vị trí trên bàn chân và không lan sang các khu vực khác. Nó được đặc trưng bởi các triệu chứng: sưng tại chỗ, đỏ và đau. Khác với nó, nhiễm trùng lan tỏa ảnh hưởng đến toàn bộ bàn chân và có thể lan sang cả các vùng da khác.
Nhiễm trùng chân là nguyên nhân chính gây cắt cụt chi ở bệnh nhân tiểu đường. Thủ phạm gây nhiễm trùng chân được xác định là các chủng vi khuẩn gram dương. Trong đó, Staphylococcus aureus là chủng vi khuẩn phổ biến nhất gây nhiễm trùng bàn chân tiểu đường.
2. Bệnh lý thần kinh
Bệnh thần kinh tiểu đường ảnh hưởng đến hệ thống dẫn truyền tín hiệu và cảm giác từ bàn chân tới trung khu não bộ. Nó có thể dẫn đến cảm giác tê bì hay ngứa râm ran ở bàn chân. Nó cũng có thể gây mất cảm giác do hậu quả của những biến đổi ở hệ thần kinh.
Bệnh thần kinh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây loét bàn chân được nhắc đến nhiều nhất. Do không cảm nhận được đau đớn, người bệnh không phát hiện sớm được những tổn thương ở bàn chân. Do không được chăm sóc kịp thời, những tổn thương đó dễ dàng nhân rộng hơn. Đến khi được phát hiện, vết loét bàn chân tiểu đường của nhiều người đã ở giai đoạn rất nặng.
3. Loét bàn chân
Loét bàn chân là biến chứng bàn chân tiểu đường phổ biến nhất. Loét phát triển do hậu quả của sự thay đổi trên các mạch máu lớn và nhỏ tại bàn chân.
Hình ảnh minh họa bàn chân tiểu đường bị loét
Đường huyết cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ chế chữa lành vết thương của cơ thể, dẫn đến loét mạn tính. Tiến triển của loét được đẩy nhanh hơn nữa do sự hình thành mô hạt ở bệnh nhân tiểu đường diễn ra rất chậm. Phần lớn bệnh nhân tiểu đường trên thế giới bị cắt cụt do loét ác tính kéo dài. Loét cũng có thể gây biến dạng bàn chân do quá trình thoái hóa, biến đổi mô.
4. Bệnh khớp Charcot
Bệnh khớp Charcot là tình trạng phá hủy khớp gây bởi sự mất cảm giác xúc giác, cảm giác đau và cảm giác về nhiệt. Bệnh có thể dẫn đến sưng, đỏ và biến dạng ngón chân. Sự biến dạng chân trong bệnh khớp Charcot không phải là hậu quả của chấn thương.
Bệnh khớp Charcot xuất phát từ nguyên nhân chính là bệnh thần kinh tiểu đường. Tình trạng bệnh này có thể dẫn đến khuyết tật, gãy xương và biến dạng bàn chân nghiêm trọng. Nó làm giảm khả năng vận động, khiến người bệnh phải ngồi liệt hoặc nằm liệt một chỗ. Trong giai đoạn sau, biến dạng có thể dẫn đến sự sụp đổ của vòm bàn chân. Vì vậy, nó còn được gọi là biến chứng “lòng bàn chân phẳng”.
5. Bệnh mạch máu ngoại biên
Bệnh mạch máu ngoại biên là biến chứng gây ảnh hưởng rất lớn đến bàn chân người bệnh tiểu đường. Nó tác động có hại đến hoạt động bình thường của các động mạch cung cấp máu cho chi dưới. Đồng thời, nó cũng làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, gây làm tắc hẹp các mạch máu. Tất cả những điều này khiến cho lưu lượng máu cung cấp cho bàn chân bị giảm đi đáng kể.
Khi không được bơm đủ oxy và chất dinh dưỡng từ máu, các tế bào ở bàn chân dễ chịu tổn thương và họa tử. Nó dẫn đến sự phát triển của vết loét mạch máu ở bàn chân. Những vết loét này đặc biệt khó lành và là một trong những nguyên nhân chính gây cắt cụt chi dưới ở bệnh nhân tiểu đường.
Cách ngăn ngừa biến chứng bàn chân ở người bệnh tiểu đường
1. Kiểm soát đường huyết
Kiểm soát đường huyết là biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa mọi biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường. Mức đường huyết tiêu chuẩn cần đảm bảo là tối đa 120ml/dl trước bữa ăn và 180mg/dl sau bữa ăn.
Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát đường huyết ở ngưỡng phù hợp
Để duy trì được đường huyết ở ngưỡng này, bệnh nhân cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua những biện pháp hỗ trợ như xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thường xuyên.
2. Vệ sinh bàn chân tiểu đường bằng dung dịch sát khuẩn
Vệ sinh bàn chân bằng cách ngâm rửa hàng ngày có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, mầm bệnh. Vùng da chân được duy trì sạch sẽ, tránh được những tổn thương âm thầm do vi khuẩn gây ra.
Dung dịch Dizigone 300ml
Dung dịch sát khuẩn được khuyên dùng nhất để vệ sinh bàn chân tiểu đường là Dizigone. Theo đánh giá của chuyên gia, đây là sản phẩm sát khuẩn hàng đầu hiện nay nhờ những ưu điểm:
- Phổ kháng khuẩn rộng, tiêu diệt được 100% vi sinh vật gây bệnh: Dizigone giúp bàn chân luôn sạch sẽ và ngăn ngừa tối đa nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.
- Tác dụng nhanh, tiêu diệt mầm bệnh chỉ trong vòng 30s: Quá trình ngâm rửa bàn chân chỉ trong vòng chưa đầy 1 phút, không làm tốn thời gian của người bệnh.
- An toàn, không gây khô, xót, kích ứng da: Dizigone có pH trung tính, không chứa các chất phụ gia độc hại. Cơ chế sát khuẩn của Dizigone tương tự như cách mà các đại thực bào bảo vệ cơ thể trong đáp ứng miễn dịch tự nhiên. Nhờ đó, Dizigone an toàn tuyệt đối, giúp người bệnh yên tâm sử dụng hàng ngày trong thời gian dài.
- Được kiểm chứng chất lượng và được cấp phép lưu hành: Dizigone đã được công nhận chất lượng tại Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ. Sau gần 4 năm lưu hành, Dizigone đã có mặt tại hơn 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc.
3. Hạn chế tối đa thương tổn bàn chân tiểu đường
-
Mang tất phù hợp
Loại tất phù hợp nhất với người bệnh tiểu đường là tất cotton. Nhờ cấu tạo từ sợi tự nhiên, tất cotton mềm, mỏng và rất dễ đi. Nó hiệu quả trong hỗ trợ lưu thông khí và thấm hút mồ hôi chân ở người bệnh.Bệnh nhân tiểu đường cũng cần chú ý chọn size tất phù hợp. Size tất quá nhỏ có thể ôm khít bàn chân quá mức, gây cản trở lưu thông máu và tăng nguy cơ loét bàn chân.
-
Mang giày thoải mái
Khi chọn giày cho bệnh nhân tiểu đường, ưu tiên hàng đầu là sự thoải mái, tiện dụng. Nên đi giày đế bằng, có đệm êm, chất liệu mềm để giảm ma sát cho bàn chân. Chú ý không chọn giày quá chật, gây khó chịu, đau đớn khi di chuyển.
-
Cắt móng chân cẩn thận
Bệnh nhân tiểu đường cần cắt tỉa móng chân cẩn thận
Móng chân có thể rất cứng và khó bị cắt rời. Vì vậy, nếu không cẩn thận, người bệnh rất dễ làm tổn thương bàn chân bởi những chiếc kìm cắt móng sắc nhọn. Để giảm tối đa thương tổn không đáng có này, bệnh nhân cần thận trọng mỗi lần cắt móng. Nếu không thể tự cắt móng an toàn, bệnh nhân nên tìm kiếm trợ giúp của nhân viên y tế.
4. Tự kiểm tra bàn chân tiểu đường hàng ngày
Kiểm tra bàn chân là việc cần làm để phát hiện sớm những tổn thương dù là nhỏ nhất. Chăm sóc ngay từ giai đoạn đầu giúp thương tổn không nặng thêm và hình thành loét sâu.
Khi kiểm tra chân, người bệnh cần chú ý không bỏ qua những vị trí dễ khuất như lòng bàn chân, các kẽ ngón chân.
———————-
Có nhiều loại vấn đề khác nhau ảnh hưởng đến bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường. Chúng phối hợp với nhau và làm tình trạng bệnh ngày càng trở nên tồi tệ. Phát hiện và chăm sóc biến chứng sớm sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả những biến chứng này.
Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về biến chứng bàn chân tiểu đường, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.
Tham khảo: https://www.diabetestreatmentguide.org