Zona thần kinh (tên dân gian giời leo) là căn bệnh không còn quá xa lạ với nhiều người. Khi mắc bệnh, một trong những thắc mắc hàng đầu của người bệnh là “zona thần kinh có lây không?”. Giải đáp được câu hỏi này sẽ giúp bạn phòng ngừa tổn thương lan rộng trên cơ thể hay gây ảnh hưởng tới những người xung quanh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm ra lời giải và bật mí cách điều trị zona tại nhà hiệu quả nhất.
I. Giải mã nguyên nhân gây bệnh zona
Zona thần kinh còn có tên gọi khác đó là bệnh zona, shingles hoặc giời leo. Virus herpes zoster (Varicella Zoster virus hoặc VZV) chính là nguyên nhân gây bệnh zona. Đồng thời, virus này cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu. Đây là loại virus có thể tồn tại trong cơ thể ở trạng thái ngủ bên trong các dây thần kinh cảm giác. Những điều kiện thuận lợi để VZV hoạt động trở lại đó là:
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, stress.
- Suy giảm miễn dịch do tuổi cao, sử dụng thuốc điều trị ung thư, đái tháo đường.
- Các biện pháp điều trị bằng tia xạ.
Khi đó, VZV sẽ phát triển mạnh mẽ, đi theo các đầu dây cảm giác làm tổn thương niêm mạc, gây nên bệnh zona. Điều này lý giải tại sao zona là bệnh ngoài da nhưng nguồn gốc gây tổn thương lại ở các dây thần kinh.
II. Triệu chứng thường gặp của bệnh zona
Hình ảnh tổn thương zona thần kinh
Người bị zona sẽ có các triệu chứng xuất hiện như sau:
- Vùng da bị bệnh sẽ nổi mảng đỏ. Da xuất hiện những mụn nước tập trung thành đám như chùm nho. Lúc đầu, mụn nước căng có dịch trong sau đó dịch đục dần, hóa mủ. Sau đó các mụn nước này sẽ vỡ đi, hình thành vảy. Zona có nguy cơ xuất hiện các vết sẹo lấm tấm trên da.
- Người bị zona sẽ cảm thấy đau kiểu bỏng rát, ngứa ngáy, giật từng cơn ở vùng da nhiễm bệnh.
- Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng khác như: chóng mặt, ù tai, nhức đầu, sốt khoảng 38-39 độ C, người mệt mỏi, nước tiểu vàng.
III. Zona thần kinh có lây không? Cách phòng ngừa bệnh lây lan
1. Zona thần kinh có lây không?
Zona là bệnh ngoài da thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, đặc biệt vào mùa xuân – hè khi thời tiết nóng ẩm. Bệnh có khả năng lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể. Hoặc bệnh lây cho người khác thông qua những con đường sau đây:
- Bệnh nhân dùng tay cào gãi lên vết thương. Hành động này chính là con đường đưa virus lây lan sang các vùng da khỏe mạnh khác.
- Ngoài ra, VZV còn lây cho người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với mụn nước có chứa chất dịch trên cơ thể người bệnh.
- Sử dụng chung đồ sinh hoạt với người bị bệnh zona như: khăn tắm, khăn mặt,….
Bệnh zona lây truyền sang người chưa từng mắc thủy đậu. Lúc này, virus VZV sẽ xâm nhập và gây bệnh thủy đậu chứ không phải là zona. Những người đã mắc thủy đậu sẽ không bị nhiễm zona từ người khác. Những nốt mụn nước khi đã khô lại, hình thành vảy sẽ không còn khả năng lây lan cho những người xung quanh.
>>> Xem bài viết: Thủy đậu (trái rạ) và zona: Những điểm giống và khác biệt
2. Cách phòng ngừa bệnh zona lây lan?
Không cào gãi lên vết thương zona để tránh phát tán virus
Để ngăn ngừa bệnh zona lây lan, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và người xung quanh, người mắc bệnh zona cần có lưu ý:
- Thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp: người bệnh chủ động sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, cẩn thận. Không để chung đồ với người khác. Đồng thời thường xuyên giặt giũ, vệ sinh sạch sẽ chăn, màn, gối,….
- Tránh cào gãi lên vết thương, làm tăng nguy cơ phát tán virus ra diện rộng.
- Sử dụng quần áo hay băng gạc che phủ vết thương lại để hạn chế sự lây lan cho những người xung quanh. Quần áo lựa chọn cần rộng rãi tạo độ thông thoáng cho vết thương.
- Tránh cọ xát làm vỡ mụn nước, dễ làm tăng nguy cơ lây lan bệnh.
IV. 4 bước điều trị tại nhà để zona nhanh khỏi – không để lại sẹo
Zona là bệnh lành tính, nếu được điều trị đúng cách bệnh sẽ hồi phục sau 2-3 tuần. Dưới đây là 4 bước điều trị tại nhà để bệnh zona nhanh khỏi đồng thời ngăn ngừa sẹo xấu.
1. Sát khuẩn sạch sẽ vùng da bị zona
Với những tổn thương ngoài da, việc vệ sinh, sát khuẩn là vô cùng quan trọng để:
- Giúp kiểm soát, hạn chế sự phát triển và lây lan của virus.
- Dọn sạch ổ tổn thương, lấy đi bụi bẩn và tế bào chết, giúp cho các bước chăm sóc tiếp theo đạt hiệu quả tối ưu.
Hiện nay, trên thị trường có vô vàn những dòng sát khuẩn vết thương khác nhau như: cồn y tế, povidone iod,…. Tuy nhiên những sản phẩm này có khả năng kháng khuẩn kém đồng thời gây đau xót cho người bệnh. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone sẽ là sự lựa chọn phù hợp dùng cho tổn thương zona nhờ nhiều ưu điểm:
- Sản phẩm được sản xuất trên công nghệ tiên tiến EMWE từ châu Âu, chứa các ion như: ClO-, OH-,… giúp tiêu diệt tác nhân gây bệnh zona.
- Cơ chế tác dụng tương tự miễn dịch tự nhiên, không làm cản trở lành thương và tái tạo da.
- Sản phẩm không gây xót, an toàn với mọi loại da và mọi đối tượng sử dụng.
- Hiệu quả nhanh chóng, giúp tổn thương lành nhanh và hạn chế sẹo hiệu quả.
Cách sử dụng:
- Rửa trực tiếp dung dịch Dizigone lên vùng da tổn thương, giữ tối thiểu trong vòng 30 giây.
- Không cần rửa lại với nước.
- Nên sử dụng 2 tiếng/lần để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
>>> Xem bài viết: Zona khỏi nhanh, không để lại sẹo sau 3 ngày: Giải mã bí quyết của dược sĩ Lệ Chi
2. Sử dụng thuốc điều trị zona
Bệnh zona do virus gây ra đồng thời kèm theo nhiều triệu chứng khác như: sốt, ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy, để đẩy nhanh quá trình lành bệnh, ngoài việc vệ sinh vết thương, bạn cần kết hợp với việc sử dụng các thuốc điều trị. Bạn cần đến các cơ sở y tế để được chuyên gia y tế thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường chỉ định trong điều trị zona thần kinh.
- Thuốc kháng virus: giúp làm chậm khả năng phát triển của bệnh zona. Việc sử dụng thuốc trong 72 giờ đầu sau khi xuất hiện các triệu chứng sẽ làm giảm nguy cơ gặp biến chứng đó là: đau thần kinh, đau một bên tai hoặc mất thính giác,…. Một số thuốc phổ biến trong nhóm này là: acyclovir, famciclovir, valacyclovir,….
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: để giảm bớt triệu chứng do zona thần kinh gây ra, giúp ngăn chặn chứng đau dây thần kinh sau zona. Các thuốc thuộc nhóm này là: paracetamol, ibuprofen, diclofenac, naproxen,….
- Thuốc kháng histamine: zona thần kinh gây ra triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Sử dụng thuốc kháng histamin giúp giảm tình trạng này, khiên bệnh nhân không cào gãi, hạn chế tình trạng lây lan bệnh. Các thuốc kháng histamin gồm có: loratadine, promethazine,….
3. Sử dụng kem dưỡng phục hồi – tái tạo da
Kem dưỡng phục hồi – tái tạo da chỉ sử dụng khi các tổn thương đã khô lại, bắt đầu giai đoạn lên da non. Chúng có tác dụng cung cấp dưỡng chất và độ ẩm cần thiết để tái tạo da mới nhanh hơn, ngăn ngừa sẹo tốt hơn. Những sản phẩm dưỡng da phổ biến hiện nay là: Vaseline, nivea, cetaphil,…. Với kem Dizigone Nano Bạc, ngoài tác dụng dưỡng ẩm thì nó còn chứa các thành phần từ tự nhiên như: tinh dầu tràm trà, cúc la mã,… có khả năng sát khuẩn, đẩy nhanh quá trình hồi phục đồng thời hạn chế để lại sẹo thâm.
Chú ý: Khi các vết mụn nước vẫn còn dịch, chưa khô se, bạn không nên sử dụng bất kì loại kem dưỡng nào. Kem dưỡng thoa trực tiếp lên tổn thương hở còn ướt dịch sẽ không có khả năng bám dính và thấm sâu để phát huy tác dụng.
4. Chế độ ăn uống hợp lý
Zona thần kinh thường gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, vì vậy, trong chế độ ăn uống, người bệnh cần tránh dùng thực phẩm sau đây:
- Đồ ăn cay, nóng, đồ chiên rán
- Hải sản có thể làm tăng sự ngứa ngáy cho bạn như: tôm, cua, cá,…
- Các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,….
Bên cạnh đó, mọi người cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thông qua rau xanh, hoa quả, sữa, các loại hạt hay ngũ cốc. Các nhóm thực phẩm này sẽ giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể và đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết thương.
>>> Xem bài viết: [Giải đáp] Zona thần kinh kiêng gì? Lưu ý khi điều trị để khỏi nhanh
Hi vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc “zona thần kinh có lây không” cho bạn. Chính vì rất dễ lây lan nên người bệnh cần điều trị sớm để hạn chế tổn thương lan rộng và nguy cơ xuất hiện biến chứng. Mọi thắc mắc cần tư vấn và giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được các dược sĩ đại học hỗ trợ nhanh nhất.
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế