Zona ở môi (miệng) vừa ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, vừa làm người bệnh cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. Vậy zona ở môi trong ra sao? Làm cách nào để điều trị khỏi nhanh? Tất cả sẽ được làm rõ qua bài viết dưới đây.
I. Dấu hiệu nhận biết zona ở môi (miệng)
1. Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ
Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ là dấu hiệu đầu tiên khi mắc zona ở môi
Đây là dấu hiệu đầu tiên khi mắc zona ở môi. Tuy nhiên, cơ thể ớn lạnh, nhức đầu, cảm sốt là dấu hiệu không rõ ràng của bệnh, dễ nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường. Do đó, người bệnh thường bỏ qua dấu hiệu bệnh ở giai đoạn này.
2. Ngứa rát, sưng đỏ ở vùng da quanh miệng
Dấu hiệu này xuất hiện sau khoảng 2-3 ngày kể từ khi mắc bệnh và có diễn biến tăng dần về sau. Bạn sẽ thấy đau, rát ở vùng miệng, sau đó vùng da sẽ sưng đỏ, cao hơn những vùng da ở xung quanh. Bạn cần chú ý dấu hiệu này, đi khám ngay để tránh bệnh diễn biến nặng hơn.
3. Phát ban da
Tiếp theo là hình ảnh làn da bị phát ban, có hình bầu dục, hình tròn, kích thước nhỏ. Chúng mọc khu trú hoặc rải rác thành từng dải chạy dọc theo viền môi trên hoặc dưới.
4. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti ở quanh miệng
Hình ảnh minh họa mụn nước zona ở môi
Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn đã mắc zona ở miệng. Khi bạn bỏ quên hoặc không xử lý triệu chứng ngứa rát, sưng đỏ thì sau một thời gian ngắn sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti ở quanh miệng. Dần dần chúng sẽ sưng to, chứa dịch nước bên trong. Sau đó khoảng 3-4 ngày, các mụn nước này sẽ xẹp và khô lại, ngả sang vàng, đóng vảy. Trong thời gian đó, mọi người cần chăm sóc các vết mụn rất cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm trùng cũng như lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể.
II. 4 bước xử trí zona ở miệng
1. Sử dụng thuốc điều trị zona
Đối với nhiễm khuẩn ngoài da do virus Varicella zoster gây ra, việc sử dụng thuốc điều trị càng sớm càng tốt. Mục đích là để ngăn ngừa sự phát triển và lây lan của virus, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ cơ thể ức chế virus gây bệnh. Một số loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định trong điều trị zona ở miệng đó là:
- Thuốc kháng virus dạng uống và dạng bôi như: acyclovir, famciclovir, được sử dụng trong vòng 72 giờ khi phát hiện ra triệu chứng bất thường.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: paracetamol, ibuprofen,….
- Thuốc kháng histamin H1: clopheniramin, loratadin,… giúp giảm ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh, hạn chế thói quen cào gãi, ngăn ngừa nguy cơ lây lan virus ra các vị trí khác trên cơ thể.
- Thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp có xuất hiện nhiễm khuẩn.
>>> Xem bài viết: 7 thuốc bôi zona hiệu quả nhanh – an toàn nhất
2. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị zona ở miệng
Trước khi tiến hành dùng thuốc điều trị theo đường bôi, bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị zona. Điều này vừa giúp loại bỏ được tác nhân gây bệnh trên da đồng thời nâng cao hiệu quả của các bước chăm sóc tiếp theo. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm có khả năng sát khuẩn như: hồ nước, dung dịch xanh methylen, povidone iod,…. Tuy nhiên những sản phẩm này không phù hợp dùng cho các mụn nước zona ở miệng do:
- Khả năng diệt khuẩn ở mức trung bình.
- Gây đau, xót cho vùng da tổn thương.
- Dùng kéo dài ảnh hưởng đến quá trình hình thành nguyên bào sợi, làm chậm thời gian phục hồi.
- Nhiều sản phẩm gây nhuộm màu da, làm mất thẩm mỹ.
Dung dịch kháng khuẩn của Dizigone là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến EMWE đến từ châu Âu, khắc phục được những mặt hạn chế trên. Sản phẩm có tác dụng:
- Tiêu diệt 100% virus gây bệnh zona thần kinh trong vòng 30 giây.
- Dizigone dịu nhẹ không gây đau xót, kích ứng vùng da bị bệnh.
- Không làm ảnh hưởng tới quá trình hình thành tế bào hạt, nguyên bào sợi của vết thương.
- Sản phẩm không màu, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
Cách dùng dung dịch kháng khuẩn của Dizigone:
- Thấm đẫm bông y tế bằng dung dịch Dizigone sau đó lau nhẹ nhàng lên vùng da bị zona ở miệng, đặc biệt là các vết mụn nước.
- Để vùng da khô tự nhiên, không cần rửa lại với nước.
- Thực hiện 3-5 lần/ngày để làn da nhanh chóng hồi phục.
3. Dưỡng ẩm vùng da bị zona ở miệng
Khi các vết mụn đã khô lại, đóng vảy, bắt đầu quá trình lên da non, bạn cần sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm để:
- Cung cấp độ ẩm cần thiết cho vùng da tổn thương.
- Làm dịu da, hạn chế tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
Một số sản phẩm dưỡng ẩm da bạn dễ dàng tìm thấy tại các nhà thuốc như: vaselin, nivea,….
Kem Dizigone nano bạc chứa nhiều thành phần có vai trò khác nhau đó là:
- Các phân tử nano bạc giúp tiêu diệt VZV mà vẫn dịu nhẹ, an toàn với làn da.
- D – panthenol kết hợp với lô hội có tác dụng dưỡng ẩm, dịu da, giảm viêm ngứa.
- Cúc là mã kết hợp với tinh dầu tràm trà giúp kháng khuẩn, chống viêm, kích thích phục hồi tái tạo vùng da bị hư tổn, ngăn ngừa để lại sẹo xấu.
Lưu ý: chỉ được sử dụng kem dưỡng ẩm khi các mụn nước đã xẹp lại và bắt đầu đóng vảy.
4. Bổ sung nguồn dinh dưỡng một cách hợp lý
Với những người bị zona ở miệng sẽ gặp khó khăn trong quá trình ăn uống. Bạn nên sử dụng các thức ăn mềm, lỏng như cháo, uống nhiều nước hoa quả để cung cấp các vitamin cần thiết, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
III. 5 điều cần lưu ý khi bị zona ở miệng
1. Thường xuyên vệ sinh đồ dùng cá nhân, chế độ sinh hoạt phù hợp
- Quần áo, chăn ga, gối, màn cần được giặt giũ thường xuyên.
- Đồ vệ sinh cá nhân như: bàn chải đánh răng hay khăn mặt cần để tách biệt với những người trong gia đình.
- Hạn chế hoạt động mạnh, tránh việc tiết nhiều mô hôi trên mặt, ảnh hưởng đến các nốt mụn nước zona.
- Người bị zona nên tránh tiếp xúc với mọi người, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch kém như: trẻ nhỏ, người cao tuổi, người mắc ung thư hoặc đái tháo đường,…
2. Cần hạn chế ăn gì, uống gì?
Một số thực phẩm, đồ uống không nên sử dụng khi bạn bị zona ở miệng:
- Thức ăn khô, cứng sẽ ảnh hưởng đến các nốt mụn nước, làm chúng dễ bị biến dạng, kéo căng và bị vỡ ra.
- Thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ làm kích ứng vùng da quanh miệng, tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.
- Thực phẩm giàu arginine có khả năng làm thúc đẩy sự phát triển của virus gây bệnh zona ở miệng.
- Không ăn rau muống, đồ nếp, thịt gà để hạn chế nguy cơ sẹo thâm, sẹo lõm.
- Đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia sẽ làm giảm sự hoạt động của hệ miễn dịch cơ thể, tạo điều kiện tốt để virus gây bệnh lây lan nhanh hơn.
>>> Xem bài viết: [Giải đáp] Zona thần kinh kiêng gì? Lưu ý khi điều trị để khỏi nhanh
3. Tuyệt đối không chọc vỡ mụn nước
Tuyệt đối không chọc vỡ mụn nước ở môi
Các mụn nước còn dịch bên trong chứa virus gây bệnh zona. Nếu bạn không may chọc vỡ chúng sẽ khiến bệnh lây lan rộng hơn. Đồng thời, nguy cơ nhiễm trùng rất cao, kéo dài thời gian mắc bệnh, gây khó khăn trong quá trình điều trị. Vì vậy, cần có ý thức và xây dựng thói quen không chạm tay hay sờ gãi các nốt mụn nước ở trên mặt.
4. Không áp dụng các phương pháp dân gian để điều trị bệnh zona
Hiện nay, có nhiều người sử dụng các phương pháp dân gian để điều trị bệnh zona như đắp đậu xanh, gạo nếp hoặc lá thuốc nam lên vùng da tổn thương. Cách làm này không những không chữa khỏi bệnh mà còn làm tăng nguy cơ bội nhiễm da, xuất hiện nhiều biến chứng.
5. Cần làm gì để vùng da bị zona nhanh lành, hạn chế sẹo xấu xuất hiện?
Để vùng da bị zona nhanh lành, hạn chế sẹo xấu, bạn cần:
- Phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường tại vị trí quanh miệng.
- Thực hiện chăm sóc tổn thương theo 4 bước đã trình bày ở trên.
- Cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt .
- Bỏ những thói quen gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị: cào gãi, sờ tay lên mặt, áp dụng các phương pháp dân gian,….
>>> Xem bài viết: Zona khỏi nhanh, không để lại sẹo sau 3 ngày: Giải mã bí quyết của dược sĩ Lệ Chi
Trên đây là những điều bạn cần biết để chăm sóc vùng da bị zona thần kinh ở môi một cách hiệu quả, an toàn và nhanh khỏi nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được các dược sĩ đại học giải đáp tận tình.
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế