Với những vết thương hở không quá nghiêm trọng, bệnh nhân hoàn toàn có thể xử lý tại nhà. Tuy nhiên việc mắc sai lầm trong xử lý vết thương hở là điều nhiều người mắc phải. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp kiến thức.để người bệnh có thể xử lý vết thương hở tại nhà đúng cách.
1. Các bước xử lý vết thương hở
Vết thương hở nếu được nhận định mức độ tổn thương nhẹ, không.nguy hiểm thì có thể tự sơ cứu và chăm sóc tại nhà. Mục tiêu xử lý vết thương hở là cầm máu kịp.thời và đảm bảo mầm bệnh không có cơ hội xâm nhập. Xử lý vết thương hở đúng cách là yếu tố quyết định khả năng hồi phục vết thương.cho bệnh nhân và giúp phòng tránh các hậu quả không mong muốn như nhiễm trùng, hoại tử. Sau đây là 5 bước xử lý vết thương hở theo hướng dẫn của chuyên gia:
Bước 1: Rửa tay
Rửa tay là bước rất quan trọng trước khi thực hiện các bước sơ cứu vết thương hở. Tuy nhiên, rất nhiều người bỏ qua và không nhận thức được.tầm quan trọng của việc rửa tay trước khi xử lý vết thương. Vết thương hở là cửa ngõ cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập, trong khi tay.chúng ta luôn luôn có số lượng lớn vi khuẩn cư ngụ. Do đó, làm sạch tay trước khi xử lý vết thương là việc tối cần. Nên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng hoặc xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo hạn chế tối đa mầm bệnh. Đồng thời, khi thực hiện sơ cứu nên đeo bao tay để tay không phải tiếp xúc trực tiếp với dịch, máu ở vết thương hở.
Rửa tay là bước rất quan trọng
Bước 2: Cầm máu
Dùng băng, gạc vô trùng đắp lên vết thương để cầm máu, có thể tác động lực ép vừa phải để hỗ trợ. Trong trường hợp khẩn cấp, không có băng gạc, vải sạch có thể dùng tay ép trực tiếp để cầm máu cho vết thương. Nên nâng vị trí bị thương cao hơn tim để giảm áp lực máu đến vết thương . Nếu thực hiện cầm máu theo hướng dẫn trên mà không có hiệu quả thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cầm máu kịp thời, tránh các trường hợp nguy hiểm như ngất, sốc giảm thể tích tuần hoàn có thể xảy ra nếu không cầm được máu.
Bước 3: Rửa sạch vết thương, loại bỏ chất bẩn
Dùng nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước sạch rửa sạch vết thương trong vòng 5 phút. Nếu phát hiện có chất bẩn lọt vào vết thương, hãy dùng nhíp sạch nhẹ nhàng loại bỏ, thực hiện cẩn thận, khéo léo để không làm tổn thương thêm hoặc chảy máu vết thương. Nếu có dị vật đâm sâu thì không được tự ý rút ra mà phải đưa ngay đến cơ sở y tế để sơ cứu.
Bước 4: Sát trùng
Sát trùng để ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập
Sát trùng để ngăn chặn tối đa mầm bệnh xâm nhập. Nước muối và nước không thể loại bỏ được các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm,… chỉ có dung dịch sát trùng chuyên dụng mới có thể tiêu diệt chúng. Lựa chọn dung dịch sát trùng phù hợp cho vết thương hở phải đảm bảo khả năng diệt mầm bệnh tối ưu, không gây đau xót và không cản trở quá trình làm lành vết thương. Rửa, xịt lên vết thương hở trong thời gian cần thiết để dung dịch sát trùng phát huy tác dụng.
Bước 5: Băng vết thương (nếu cần)
Với vết thương nhỏ, nông không cần thiết phải thực hiện bước này. Tuy nhiên, nếu vết thương hở sâu hoặc rộng hơn thì nên băng lại để bảo vệ vết thương. Không nên băng quá chặt sẽ cản trở máu lưu thông khiến vết thương khó lành. Kiểm tra băng thường xuyên tránh để băng ướt, bẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Tần suất thay băng phụ thuộc vào mức độ tổn thương. Thông thường với vết thương không quá nặng, cần thay băng ít nhất 1 lần mỗi ngày.
2. Dung dịch sát trùng trong xử lý vết thương hở
Sát trùng là bước rất quan trọng trong xử lý vết thương hở. Nếu sát trùng không tốt sẽ tạo cơ hội cho mầm bệnh xâm nhập gây biến chứng nghiêm trọng như nhiễm nấm, nhiễm trùng vết thương, hoại tử, thậm chí là nhiễm trùng máu. Có thể thấy, sát trùng không hiệu quả không những làm chậm quá trình trị thương mà còn gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Câu hỏi đặt ra là “Vậy làm thế nào để sát trùng hiệu quả?”. Lựa chọn được dung dịch sát trùng phù hợp cho vết thương hở chính là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả của việc sát trùng.
Yêu cầu dung dịch sát trùng cho vết thương hở
Với số lượng lớn các dung dịch sát trùng thông dụng hiện nay sẽ làm người bệnh băn khoăn đâu mới là dung dịch sát trùng phù hợp cho vết thương hở. Dung dịch sát trùng cho vết thương hở phải đáp ứng được 3 yêu cầu cơ bản:
Nhược điểm của các dung dịch sát trùng hiện nay
Cồn có nhiều nhược điểm nên không thể dùng cho vết thương hở
Hầu hết các dung dịch sát trùng thông dụng hiện nay không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của một dung dịch sát trùng vết thương hở lý tưởng.
- Cồn
Cồn là lựa chọn của rất nhiều người khi sát trùng vết thương, tuy nhiên cồn không hề phù hợp để sát trùng vết thương hở. Nguyên nhân chính là do cồn gây xót cho bệnh nhân khi sát trùng, cộng thêm thời gian phát huy tác dụng ngắn, hiệu lực kém với virus, nấm nên không đảm bảo tiêu diệt tối đa mầm bệnh.
- Oxy già
Ngoài cồn thì oxy già là sản phẩm sát trùng phổ biến thứ 2 với người dân. Tuy nhiên, oxy già có nhược điểm là gây đau, xót, ức chế mô hạt dẫn đến cản trở quá trình làm lành vết thương. Do đó, oxy già không thích hợp để sát trùng vết thương hở.
Dizigone – dung dịch sát trùng vết thương hở lý tưởng
Dizigone – dung dịch sát trùng vết thương hở lý tưởng
Sản xuất trên dây chuyền công nghệ EMWE tiên tiến từ châu Âu, Dizigone có những ưu điểm vượt trội để đáp ứng yêu cầu của một dung dịch sát trùng lý tưởng:
Ngoài đáp ứng đầy đủ 3 yêu cầu của thuốc sát trùng vết thương hở, Dizigone còn giúp thúc đẩy làm lành vết thương một cách tự nhiên. Do đó, sản phẩm chính là lựa chọn hoàn hảo nhất trong xử lý vết thương hở. Bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng Dizigone 2-3 lần/ngày, mỗi lần 30 giây để đảm bảo phát huy tối đa tác dụng sát trùng của sản phẩm.
3. Lưu ý khi xử lý vết thương hở
Một số lưu ý khi xử lý, điều trị vết thương hở:
Tiêm phòng uốn ván
Nếu vết thương hở sâu, đồng thời bệnh nhân chưa tiêm phòng uốn ván trong 5 năm trở lại đây thì nên tới các trung tâm y tế để được tư vấn về tiêm phòng uốn ván.
Tiêm phòng dại
Hình ảnh minh họa tiêm phòng cho trẻ
Nếu vết thương do động vật tấn công, ví dụ chó dại cắn, hoặc bất kỳ trường hợp nào mà bệnh nhân không nắm chắc động vật có hoàn toàn khỏe mạnh hay không thì nên xin tư vấn của bác sĩ về nguy cơ mắc bệnh dại và tiêm phòng dại nếu cần thiết.
Theo dõi tình trạng nhiễm trùng
Nếu vết thương hở có những biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau, tiết dịch, mủ có màu, mùi hôi kèm theo tình trạng sốt (có thể có hoặc không) ở bệnh nhân thì có khả năng vết thương hở đã bị nhiễm trùng. Khi đó, bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc. Bệnh nhân nên đi khám để được kê đơn và tư vấn sử dụng thuốc để chấm dứt tình trạng nhiễm trùng.
Không rắc bột kháng sinh lên vết thương hở
Việc tự ý rắc bột kháng sinh lên vết thương với mục đích chống nhiễm khuẩn là cách xử trí rất phổ biến trong cộng đồng. Tuy nhiên, cách làm này không những không có tác dụng điều trị mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như dễ gây dị ứng, sốc phản vệ, làm vết thương hở chậm liền. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý rắc bột thuốc lên vết thương nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Rắc thuốc kháng sinh lên vết thương – sai lầm khiến nhiều vết thương không thể lành
4. Khi nào cần đến bệnh viện
Nếu nằm trong các trường hợp trên, bệnh nhân không được chủ quan, phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời để đảm bảo an toàn cho tính mạng bản thân.
Xử lý vết thương hở tại nhà là công việc phức tạp, có rất nhiều lưu ý. Tuy nhiên, bệnh nhân hoàn toàn có thể thực hiện được đúng cách nếu nắm vững kiến thức về xử lý vết thương hở mà bài viết đã đưa ra.
Để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc về xử lý vết thương hở cũng như cách sử dụng sản phẩm sát trùng Dizigone, vui lòng liên hệ hotline 1900 9482.