Theo nghiên cứu của viện Ung thư quốc gia Mỹ, gần 100% bệnh nhân ung thư đầu cổ, phải điều trị kết hợp cả hóa và xạ trị gặp phải biến chứng viêm niêm mạc ở các mức độ khác nhau. Viêm niêm mạc ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, nên cần điều trị sớm đúng cách.
Tại sao hóa trị liệu ung thư gây viêm niêm mạc?
Hóa trị liệu là sử dụng thuốc để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, thuốc dùng trong hóa trị liệu không có tác dụng chọn lọc trên tổ chức gây bệnh. Nó có thể tiêu diệt cả các tế bào lành và gây ảnh hưởng tiêu cực lên toàn cơ thể.
Hình ảnh điển hình của viêm niêm mạc
Khi bệnh nhân được điều trị bằng hóa trị kết hợp với xạ trị vùng đầu cổ, các tế bào niêm mạc miệng bị tổn thương nhiều nhất. Hậu quả là bệnh nhân sẽ bị viêm niêm mạc với những triệu chứng điển hình như:
- Xuất hiện các đốm loét trong miệng, thường đau và dễ chảy máu.
- Trên lưỡi hoặc trong họng có lớp màng phủ màu trắng.
- Đau đớn, khó chịu khi ăn uống hoặc khi dùng răng giả.
- Nhạy cảm với đồ ăn, thức uống nóng, lạnh, có vị mạnh hoặc có tính acid.
Ngoài ra, việc điều trị ung thư cũng làm tổn thương tuyến nước bọt của người bệnh. Lượng nước bọt tiết ra suy giảm, khiến người bệnh thường xuyên thấy khô miệng. Chứng khô miệng ở bệnh nhân có các biểu hiện:
- Nước bọt đặc quánh, dính lại như sợi dây khi nhổ ra.
- Cảm thấy trong miệng như bị dính hoặc bị khô.
- Gặp khó khăn khi nhai và nuốt thức ăn.
- Nói chuyện bị vấp do lưỡi như bị vướng chặt bên trong miệng.
Cần làm gì để cải thiện mức độ viêm niêm mạc khi điều trị ung thư?
Viêm niêm mạc là biến chứng không thể tránh khỏi khi điều trị ung thư vùng đầu cổ. Tuy nhiên, tình trạng viêm sẽ được cải thiện đáng kể khi người bệnh làm theo các giải pháp sau:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách giảm viêm niêm mạc
Bệnh nhân nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Chú ý lựa chọn bàn chải mềm và kem đánh răng nhẹ có thành phần fluoride.
Đánh răng hàng ngày là bước không thể bỏ qua
Nếu miệng quá đau hoặc bị chảy máu, không thể đánh răng được, có thể tạm thời vệ sinh bằng một trong hai cách:
- Quấn một miếng băng gạc tẩm dung dịch sát khuẩn lên ngón trỏ. Xoa đều băng gạc lên các ngóc ngách trong khoang miệng để làm sạch.
- Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn. Cần ghi nhớ KHÔNG SÚC MIỆNG BẰNG DUNG DỊCH CHỨA CỒN, vì sẽ gây đau, xót vô cùng.
Nếu bệnh nhân đeo răng giả, nên tháo răng khi không cần dùng và rửa sạch.
Sau mỗi bữa ăn, dùng chỉ nha khoa vệ sinh miệng, tránh cặn thức ăn thừa bám vào kẽ răng.
2. Phòng viêm niêm mạc bằng cách thường xuyên tự kiểm tra khoang miệng
Bệnh nhân nên kiểm tra khoang miệng ít nhất một lần mỗi ngày. Dùng đèn pin soi và quan sát khoang miệng ở trước gương. Chú ý nhìn kỹ cả ở lưỡi, 2 bên má, vòm họng và nướu.
Bệnh nhân nên đi khám ngay nếu thấy các triệu chứng bất thường như:
- Có đốm trắng trong khoang miệng.
- Khó mở miệng hoặc khó nhai.
- Ho nhiều khi ăn hoặc uống.
- Chảy máu trong miệng.
- Đau trong miệng, không thể ăn uống được.
3. Chế độ ăn uống phù hợp cho bệnh nhân ung thư phòng viêm niêm mạc
Nên ăn uống gì?
Bệnh nhân ung thư nên xây dựng chế độ ăn giàu protein. Protein cung cấp nguyên liệu cho quá trình chữa lành vết thương, giúp cải thiện vết loét miệng. Protein có thể được lấy từ nguồn thịt, cá, trứng, sữa….
Bệnh nhân viêm loét miệng nên ăn nhiều protein
Bên cạnh đó, bệnh nhân nên được bổ sung đầy đủ vitamin và các khoáng chất. Đây là những nhân tố quan trọng giúp tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch.
Do thường xuyên bị khô miệng, nên người bệnh ung thư cần phải uống nước đầy đủ. Mỗi ngày, nên uống đủ 2-3 lít nước để giữ khoang miệng luôn ẩm.
Nên kiêng gì?
Để giảm kích ứng niêm mạc, bệnh nhân cần tuyệt đối kiêng:
- Đồ ăn, thức uống nóng hoặc lạnh.
- Đồ ăn, thức uống có vị chua, cay, chứa nhiều acid hoặc quá cứng.
- Đồ uống có cồn như rượu, bia, cider.
- Hút thuốc lá.
4. Cải thiện tình trạng viêm niêm mạc bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone
Bệnh nhân ung thư được khuyến cáo súc miệng sau mỗi 2 giờ để cải thiện viêm niêm mạc. Do vết loét miệng rất dễ tổn thương, nên cần đề cao tính an toàn khi lựa chọn dung dịch súc miệng.
Qua nhiều kết quả nghiên cứu, dung dịch kháng khuẩn dizigone đã được các chuyên gia y tế lựa chọn. Dizigone là giải pháp tuyệt vời cho viêm niêm mạc nhờ các ưu điểm:
- Không kích ứng, không xót niêm mạc miệng, nhờ các thành phần có tính oxy hóa cao như HClO, ClO–, OH*, …. Với công nghệ kháng khuẩn ion vượt trội, dung dịch Dizigone tiêu diệt mầm bệnh tương tự như cách mà các tế bào miễn dịch tự nhiên thực hiện. Bên cạnh đó, với pH trung tính, Dizigone tạo cảm giác mát dịu nhẹ nhàng cho người sử dụng.
- Nhanh chóng cải thiện tình trạng viêm niêm mạc . Dizigone có khả năng kháng khuẩn mạnh, tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, nấm gây bệnh khoang miệng. Tác dụng nhanh chỉ sau 30 giây – đã được chứng minh tại Quatest 1 – Bộ KHCN.
- Không độc hại, hoàn toàn thân thiện với cơ thể và môi trường. Không làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương tự nhiên.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Cách súc miệng bằng dizigone: Mỗi lần súc khoảng 5 – 10ml, giữ trong khoang miệng ít nhất 30 giây rồi nhổ ra. Không cần súc lại bằng nước.
Dizigone hiện có mặt tại hơn 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc. Gọi ngay hotline 1900 9482 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone.