Lợi trùm là phần lợi bao phủ một phần hoặc toàn bộ bề mặt răng. Khi răng mọc lên lợi trùm sẽ tiêu biến. Tuy nhiên, một số trường hợp lợi trùm không tiêu biến, bị nhiễm khuẩn hoặc do tác động của răng khôn dẫn tới viêm lợi trùm sưng đau. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn tới viêm lợi trùm và những biện pháp đẩy lùi nhanh biểu hiện sưng đau, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau.
I. Viêm lợi trùm sưng đau là gì?
Viêm với biểu hiện đặc trưng là sưng, nóng, đỏ, đau, là phản ứng tự vệ của cơ thể khi bị tác động từ bên ngoài (va, đập, hoặc tỳ, đè trong thời gian dài) hay sự xâm nhập của vi sinh vật. Lợi trùm là phần lợi bao phủ bề mặt răng, thường xuyên chịu tác động từ bên ngoài (thức ăn, nước được đưa vào khoang miệng) và tác động từ bên trong khi răng mới mọc lên.
Viêm lợi trùm là bệnh thường liên quan tới quá trình mọc răng nên đối tượng thường thường mắc là:
- Trẻ em trong độ tuổi ăn dặm, đang mọc răng.
- Người lớn trong giai đoạn mọc răng khôn.
II. Nguyên nhân của viêm lợi trùm sưng đau
1. Lợi trùm không tiêu biến khi răng mọc lên
Thông thường, khi răng mọc lên lợi trùm sẽ dần tiêu biến để nhường chỗ cho răng. Nhưng một số trường hợp trùm lợi không tiêu biến, răng ở phía bên dưới nhô lên rất khó khăn. Đồng thời đầu răng nhọn đâm, cọ sát trực tiếp vào phần lợi này trong thời gian dài dẫn tới sưng, viêm, đau lợi.
2. Nhiễm khuẩn
Răng khôn hay răng sữa mọc đẩy phần lợi trùm nhô cao lên tạo những kẽ hở. Thức ăn thừa bị kẹt lại tại đây và trở thành môi trường nuôi dưỡng lý tưởng cho vi sinh vật phát triển. Nếu việc vệ sinh răng miệng không tốt, vi sinh vật sinh sôi, phát triển. Chúng thông qua vết thương ở lợi trùm do răng nhô lên gây ra để xâm nhập vào cấu trúc bên trong gây nên viêm nhiễm.
Vi khuẩn ở kẽ răng khi không vệ sinh sạch sẽ
3. Răng khôn mọc lệch
Đây là hiện tượng rất hay gặp ở người mọc răng khôn. Răng mọc lệch khỏi quỹ đạo vào đâm vào phần lợi xung quanh cũng gây viêm lợi.
>>> Xem bài viết: Viêm lợi trùm răng khôn: 3 biện pháp cần làm để xử lý
III. 5 tác hại của viêm lợi trùm sưng đau
1. Sưng, đau, khó chịu
Đây là phản ứng đặc trưng của cơ thể khi bị viêm. Phần lợi lúc này sưng phồng, đỏ. Đau nhức kéo dài ảnh hưởng nhiều tới việc ăn uống. Người bị đau lúc này khó chịu, ăn uống kém, trẻ em quấy khóc, bỏ ăn, bỏ uống do thức ăn cọ xát, tiếp xúc, kích thích lên chỗ viêm. Quá trình này kéo dài sẽ dẫn tới việc cơ thể không được cung cấp đủ chất, mệt mỏi, khó chịu, sụt cân, trẻ em thì ảnh hưởng tới quá trình phát triển bình thường.
2. Tạo khoảng trống ở lợi, thức ăn dễ chui vào, khó vệ sinh
Lợi sưng to kết hợp với bị răng đẩy lên tạo nên những khoảng trống. Các mảnh thức ăn dễ bị kẹt vào đây. Thức ăn thừa khó để lấy ra nên gây cảm giác cộm ở kẽ, bứt rứt khó chịu.
Những mảnh thức ăn thừa này không chỉ gây đau mà về lâu dài sẽ bị vi khuẩn phân hủy tạo mùi hôi miệng. Vi khuẩn trong khoang miệng phát triển mạnh là tiền đề của các bệnh nha khoa như sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu…
3. Chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng khi chải răng quá mạnh
Máu được dồn tụ về khu vực sưng viêm, khả năng bảo vệ răng cùng các mạch máu của lợi suy giảm nên chỉ cần một tác động như chải răng mạnh tay một chút hay dùng tăm, dụng cụ nha khoa để lấy đồ ăn thừa ra cũng có thể gây chảy máu.
4. Gây mùi hôi miệng
Thức ăn thừa (có thể có cả máu chân răng chảy ra) lúc này bị vi sinh vật phân huỷ tạo các chất khí có mùi nồng, hắc là nguyên nhân gây nên mùi hôi miệng.
Hôi miệng do viêm lợi trùm khó che giấu bằng các dung dịch súc miệng khử mùi thông thường. Chỉ khi giải quyết được triệt để tình trạng viêm lợi, loại bỏ mảng thức ăn phân hủy thì mùi hôi mới có thể biến mất.
>>> Xem bài viết: Hôi miệng: Giải mã nguyên nhân và đi tìm cách xử lý hiệu quả
5. Nhiễm khuẩn, tiến triển tới mưng mủ
Đây là mức độ tiến triển nặng hơn của viêm lợi trùm sưng đau. Vi khuẩn, nấm phát triển ở khu rỗng quanh ổ viêm, thông qua vết thương, vết chảy máu ở đây mà xâm nhập vào cấu trúc bên trong tổ chức và vào máu. Tại đây vi sinh vật trong quá trình sống tiết ra chất độc tiêu diệt các bạch cầu thực bào (yếu tố bảo vệ do cơ thể tiết ra khi bị viêm, nhằm chống lại tác nhân gây bệnh, tập trung nhiều ở khu vực viêm).
Đại thực bào chết kèm một số thành phần khác hình thành nên mủ. Khu vực viêm lúc này sưng to và đau nhiều hơn do chèn ép dây thần kinh. Đồng thời lúc này nguy cơ vi sinh vật xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu có thể xảy ra (trường hợp hiếm, xảy ra với tỷ lệ nhỏ).
Viêm lợi trùm gây nhiều tác động không quá nguy hiểm, nhưng kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt thường ngày và sức khỏe người bệnh. Vì vậy, cần sớm phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời để giảm nhanh triệu chứng và khỏi hẳn viêm nhiễm.
>>> Xem bài viết: Viêm lợi trùm có mủ nguy hiểm như nào? Làm gì để giải quyết triệt để?
IV. 6 biện pháp đẩy lùi viêm lợi trùm hiệu quả
1. Vệ sinh răng miệng thường xuyên
Vệ sinh răng miệng nếu làm tốt có thể giải quyết phần lớn các vấn đề do viêm lợi trùm như: giảm một phần sưng, đau, loại bỏ cặn thức ăn trong miệng, hạn chế vi khuẩn phát triển gây mùi hôi miệng,.. Người bị viêm nên thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần/ngày (sáng, tối).
2. Súc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn
Súc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn cũng là bước không thể thiếu của người viêm lợi trùm sưng đau nhằm loại bỏ mầm bệnh. Sản phẩm được sử dụng cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Khả năng tiêu diệt nấm, vi khuẩn gây hại cao.
- Cho hiệu quả nhanh chóng.
- Không gây kích thích, nóng, xót khi sử dụng.
- Thành phần lành tính, an toàn nếu nuốt phải.
Một trong những sản phẩm được sử dụng nhiều hiện nay mà mọi người có thể tham khảo là dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Đây là sản phẩm đáp ứng tốt các tiêu chí trên:
- Hiệu quả kháng khuẩn lên tới 99,99% chỉ sau 30 giây sử dụng.
- Thành phần an toàn, lành tính với cơ thể.
- Cơ chế tác động lên mầm bệnh tương tự như các phản ứng tự nhiên của cơ thể, nếu nuốt phải cũng không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ.
- Không gây xót, kích ứng niêm mạc miệng khi dùng.
Cách dùng:
- Với trẻ em lợi trùm sưng viêm: dùng rơ lưỡi hoặc tăm bông thấm dung dịch sát khuẩn Dizigone vệ sinh răng miệng cho trẻ. Thực hiện ít nhất 2 lần/ngày.
- Với người lớn: sử dụng dung dịch để súc miệng ít nhất 2 lần/ngày.
>>> Xem bài viết: Viêm lợi trùm ở trẻ nhỏ hết bay sau 24h
3. Hạn chế ăn thức ăn cay, nóng, khó nhai nuốt, đồ uống có ga
Đồ ăn cứng, thực phẩm cay nóng gây kích ứng mạnh vị trí viêm
Những thực phẩm kể trên đều có khả năng kích thích mạnh tới vị trí viêm, làm tăng thêm tình trạng sưng, đau, khó chịu cho người bệnh.
Nên ăn 1 số thức ăn được khuyến cáo như:
- Đồ ăn mềm, dễ nhai nuốt.
- Ăn nhiều hoa quả, rau xanh.
- Thức ăn giàu protein: thịt, cá, trứng, sữa,…
- Đồ uống: trà xanh (có tính kháng viêm), trà hoa hoè (tính mát, giảm sưng đỏ; làm bền thành mạch giúp giảm chảy máu chân răng).
Đồ ăn cho người bị viêm lợi trùm nên được chế biến phù hợp như: nấu cháo, ninh, hầm, ép lấy nước uống,… để người bệnh có thể ăn uống thuận tiện và dễ dàng hơn.
4. Điều trị bằng kháng sinh
Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây hại, ngăn cản nơi viêm bị nhiễm khuẩn, mưng mủ, lâu lành. Tuy nhiên người bị viêm lợi trùm chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng. Đặc biệt là với trẻ em cần được bác sĩ kê nhằm đảm bảo đúng lúc, đúng thuốc, phù hợp với cân nặng, độ tuổi của trẻ.
5. Tiểu phẫu nha khoa
5.1. Với trẻ em viêm lợi trùm
Trẻ em bị viêm lợi trùm nguyên nhân thường do mọc răng nên quá trình viêm lợi sẽ không kéo dài và cơ thể có thể tự hồi phục được. Gia đình cần đảm bảo phát hiện sớm và chăm sóc phù hợp để quá trình hồi phục tự nhiên của trẻ diễn ra thuận lợi.
5.2. Với người lớn
Viêm lợi trùm sưng đau do mọc răng khôn có thể dùng phương pháp cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn.
- Cắt lợi trùm: Áp dụng với trường hợp người mọc răng khôn bình thường, răng mọc thẳng, không bị xiên xẹo. Cắt lợi trùm giúp giải phóng, tạo không gian cho răng khôn mọc và phát triển. 1-2 tuần sau cắt thì lợi sẽ hồi phục hoàn toàn.
- Nhổ răng khôn: Áp dụng với trường hợp răng khôn không mọc thẳng mà mọc xiên hoặc mọc ngược vào trong. Phương pháp này giải quyết dứt điểm tất cả các vấn đề về răng khôn và lợi nên thường được nha sĩ khuyên nên áp dụng sớm.
>>> Xem bài viết: Cảnh giác nguy cơ nhiễm trùng sau nhổ răng khôn
V. Kết luận
Nguyên nhân gây nên viêm lợi trùm sưng đau chủ yếu do quá trình mọc răng và cách thức vệ sinh răng miệng của mỗi người. Hiểu rõ và đúng là cách để chúng ta có cách xử lý phù hợp cho trường hợp của mình. Người bị viêm lợi trùm cần chú ý cách chăm sóc răng miệng. Súc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn mạnh, tiểu phẫu nha khoa (nếu cần) là những việc làm cần thiết để đẩy lùi bệnh nhanh và hiệu quả.
Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ hỗ trợ cho các bạn để có được một hàm răng khỏe mạnh. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về viêm lợi trùm sưng đau, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
Tham khảo: www.healthline.com