Quá trình mọc răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) thường gây nên cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh đó, mọc răng khôn còn kéo theo nhiều bệnh lý về răng miệng, tiêu biểu nhất là bệnh viêm lợi trùm răng khôn. Vậy tại sao mọc răng khôn thường bị viêm lợi trùm? Làm thế nào để xử lý tình trạng bệnh đó? Các bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Tại sao mọc răng khôn thường bị viêm lợi trùm
Tổn thương viêm lợi trùm
Răng khôn là răng mọc trong độ tuổi trưởng thành từ 17 đến 25 tuổi. Trong quá trình mọc răng khôn, khoang miệng thường xuất hiện tình trạng viêm lợi trùm, hay còn gọi là sưng mộng răng số 8. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:
- Răng khôn nằm trong cùng của hàm nên trong quá trình vệ sinh răng miệng rất khó làm sạch. Hậu quả là thức ăn sẽ ứ đọng lại, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn ẩn nấp. Khi đó, phần lợi bên trong càng sưng đỏ hơn, che phủ răng khôn. Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.
- Ở độ tuổi từ 17 đến 25, xương quai hàm đã phát triển ổn định. Vì thế còn rất ít khoảng trống cho răng số 8 phát triển. Đồng thời nướu rất vững chắc khiến răng khôn có xu hướng mọc lệch, chen chúc với các răng bên cạnh.
- Trong trường hợp răng số 8 mọc lệch thường sẽ chỉ có một phần nhỏ của thân răng sẽ nhô lên. Nó có xu hướng đâm ngang sang răng số 7. Do vậy, phần nướu khi bị xuyên qua sẽ dần bao trùm lên phần thân răng, gây viêm, sưng đau cho người bệnh.
II. 3 biện pháp để xử lý viêm lợi trùm khi mọc răng khôn
Trong quá trình răng khôn mọc, khoang miệng có thể xuất hiện vạt nướu đè lên làm chậm hoặc ngăn cản việc mọc răng. Khi đó, tùy thuộc vào hướng mọc cũng như tình trạng của các mô xung quanh mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là 3 biện pháp phổ biến để xử lý viêm lợi trùm khi mọc răng khôn.
1. Xử lý viêm bằng kháng sinh
Thông thường lợi trùm sẽ gây ra viêm, sưng, đỏ, đau. Nhiều trường hợp còn xuất hiện mủ, nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Lúc này, bạn cần điều trị bằng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Sau khi lợi trùm đã ổn định hơn, các bác sĩ sẽ cân nhắc thêm các biện pháp khác. Kháng sinh thường dùng để điều trị viêm lợi trùm là spiramycin và metronidazol, trong đó:
- Spiramycin là kháng sinh thuộc nhóm aminosid. Thuốc có tác dụng ức chế tiểu đơn vị 30S. Từ đó, nó ngăn chặn quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn.
- Metronidazol là kháng sinh thuộc nhóm nitroimidazole. Kháng sinh này có khả năng ức chế sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra.
Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mọi người không được tự ý ngưng thuốc hay thay thế thuốc. Việc làm này có thể gây ra hiện tượng vi khuẩn đề kháng thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
2. Cắt lợi trùm
Phương pháp này áp dụng đối với răng khôn mọc thẳng, đúng vị trí trong xương. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt lợi trùm để chúng mọc lên như bình thường. Phần lớn các trường hợp đến điều trị đã xuất hiện tình trạng viêm nhiễm. Thậm chí, vùng tổn thương có mủ, bác sĩ cần làm sạch túi mủ để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Cắt lợi trùm là tiểu phẫu khó, đòi hỏi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Nếu cắt lợi trùm không chuẩn xác sẽ dễ gây tổn thương dây thần kinh lưỡi gây ra biến chứng tê bì nửa lưỡi bên tổn thương.
3. Nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn giúp bệnh nhân giảm đau đớn và hạn chế viêm lợi
Trong trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc thấp hoặc mọc kẹt không thể trồi hẳn lên, phần nướu che lại một nửa hoặc toàn bộ răng. Vì thế, bạn cần phải can thiệp y tế để nhổ bỏ răng khôn.
Việc cắt lợi trùm không có ý nghĩa do sau khi cắt xong, lợi cũng sẽ bò ra lại. Quá trình viêm nhiễm có thể tái diễn. Các biến chứng nguy hiểm như: viêm nướu, u nang xương hàm, rối loạn về phản xạ cảm giác, viêm tủy răng,…
Đồng thời, răng khôn không có chức năng nhai thức ăn. Ngược lại chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe con người. Loại bỏ răng khôn sẽ giúp điều trị dứt điểm tình trạng viêm lợi, phần hàm có thêm khoảng trống và việc vệ sinh răng miệng sẽ hiệu quả hơn. Do đó, việc nhổ răng khôn là lựa chọn tối ưu trong trường hợp bạn bị viêm lợi trùm.
Quá trình nhổ răng khôn khó hơn so với việc cắt lợi trùm. Do đó, công đoạn này đòi hỏi bác sĩ có trình độ tay nghề chắc chắn để tránh sai sót không đáng có.
>>> Xem bài viết: Cảnh giác nguy cơ nhiễm trùng sau nhổ răng khôn
III. Chăm sóc răng miệng sau khi xử lý viêm lợi trùm đúng cách
Sau quá trình xử lý viêm lợi trùm răng khôn, vùng tổn thương sẽ tương đối nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi những tác nhân bên ngoài. Vì vậy, mọi người cần xây dựng một chế độ chăm sóc răng miệng đúng đắn để tổn thương nhanh chóng hồi phục. Sau đây là cách chăm sóc răng miệng đúng nhất bạn nên tham khảo:
1. Đánh răng
Đánh tăng quá mạnh có thể làm viêm lợi trùm răng khôn nặng hơn
Đánh răng hằng ngày là một trong những việc làm thường xuyên của mỗi người. Đặc biệt, sau khi xử lý viêm lợi trùm, bạn có thể đánh răng khoảng 2-3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn. Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm mại. Lông bàn chải quá cứng làm ảnh hưởng đến niêm mạc, gây chảy máu. Thay bàn chải thường xuyên, khoảng 3-4 tháng/lần.
- Lựa chọn kem đánh răng phù hợp: chứa bạc hà để tạo cảm giác the mát, kháng khuẩn. Đồng thời làm dịu tổn thương sau khi xử lý viêm lợi trùm.
- Đánh răng đúng cách, với lực vừa phải, tránh tác động lực quá mạnh đặc biệt lên vị trí vừa xử lý viêm lợi trùm.
2. Chế độ ăn uống
Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng đẩy nhanh quá trình lành thương. Một số loại thực phẩm nên ăn, kiêng ăn mà bạn cần biết:
Thực phẩm nên ăn:
- Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như: rau xanh, bơ, chuối,…
- Thực phẩm giàu canxi và khoáng chất như: thịt, cá, sữa,…
- Các thực phẩm nên được chế biến dưới dạng lỏng, dễ nhai nuốt. Điều đó giúp làm giảm lực tác động lên phần lợi bị viêm.
Thực phẩm kiêng ăn:
- Thực phẩm chứa nhiều đường. Bánh kẹo do đường là môi trường ưa thích của vi khuẩn, có hại cho răng miệng.
- Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
- Sử dụng các chất kích thích: cà phê, thuốc lá, rượu, bia,…
- Sử dụng thức ăn khi còn ấm. Không nên dùng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, ảnh hưởng xấu đến phần lợi bị tổn thương.
3. Súc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn phù hợp
Đánh răng chưa loại bỏ hết được vi khuẩn còn ẩn nấp trong các kẽ răng hoặc những vị trí mà bàn chải khó tiếp cận được. Đồng thời, sau ăn, thức ăn sẽ bám nhiều vào răng, lâu dần tích tụ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây ra nhiều vấn đề về răng miệng: sâu răng, nhiễm trùng,….
Vì vậy việc súc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn sau đánh răng hoặc ăn uống là điều cần thiết. Một số dung dịch súc miệng phổ biến hiện nay như: nước súc miệng NaCl, nước súc miệng Listerine, nước súc miệng povidone iod 1%,….
Với trường hợp vừa được xử lý viêm lợi trùm, khi lựa chọn dung dịch kháng khuẩn cần lưu ý:
- Khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh răng miệng nhanh và mạnh.
- Dịu nhẹ với vị trí tổn thương, không kích ứng niêm mạc miệng.
- An toàn với cơ thể.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone đáp ứng đầy đủ được những tiêu chí kể trên. Dizigone được xử lý bằng công nghệ EMWE tạo ra các sản phẩm như: HClO, ClO-, OH-,… giúp tiêu diệt 100 % vi khuẩn gây bệnh trong vòng 30 giây. Đồng thời đây là những thành phần an toàn, lành tính, tương tự với cách hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể. Sản phẩm hiệu quả cao trong quá trình vệ sinh răng miệng, được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng.
Cách dùng dung dịch Dizigone xử lý viêm lợi trùm răng khôn:
- Súc miệng với Dizigone 4-5 lần/ngày.
- Mỗi lần súc miệng tối thiểu 30 giây, không cần súc lại bằng nước.
>>> Xem bài viết: Viêm lợi trùm ở trẻ nhỏ hết bay sau 24h
IV. Kết luận
Đa phần, mỗi người sẽ đều trải qua giai đoạn mọc răng khôn và sự đau đớn khi gặp tình trạng viêm lợi trùm. Hi vọng bài viết trên đã giúp các bạn có được hiểu biết và những biện pháp xử lý viêm lợi trùm răng khôn an toàn và hiệu quả nhất. Nếu còn bất cứ thông tin nào cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được các dược sĩ Đại học tư vấn cụ thể.
Tham khảo: www.healthline.com