Quá trình mọc răng và đổi răng khiến đa số trẻ em đối mặt với tình trạng viêm lợi trùm. Viêm lợi trùm ở trẻ em gây sưng tấy, đau nhức răng. Đây cũng là nguyên nhân trẻ biếng ăn, quấy khóc, mệt mỏi, ngủ ít. Bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt ăn uống và học tập của con trẻ. Các phương pháp xử trí và chăm sóc sức khỏe kịp thời sẽ giúp trẻ nhanh vượt qua bệnh tật, khỏe mạnh trở lại.
I. Tại sao trẻ dưới 2 tuổi dễ bị viêm lợi trùm?
Viêm lợi trùm là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi. Theo các chuyên gia nha khoa, viêm lợi trùm ở trẻ em có thể lý giải theo nhiều nguyên nhân:
1. Mọc răng
Răng sữa bắt đầu mọc từ khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi trở đi đến tháng tuổi 30. Trẻ có thể mắc viêm lợi trùm bắt đầu tháng thứ 4 hay thứ 5. Khi răng trẻ mọc, lợi có thể bao trùm lên phần răng mới nhú. Răng càng mọc càng dồn ép lên phần lợi xung quanh khiến chúng dễ bị tổn thương. Cấu trúc mô phần lợi chân răng nhanh bị vi khuẩn tấn công, dễ gây các chứng đau nhức, sưng viêm tạm thời cho bé.
2. Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
Trẻ dưới 2 tuổi rất khó vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng cho bé dưới 2 tuổi là việc khá khó khăn. Một số bé không thích đánh răng, hay trốn, ăn vạ… hoặc đánh qua loa nếu không có người lớn giám sát. Lâu dần, trên răng hình thành các mảng bám lớn, răng vàng, vi khuẩn tích tụ gây sâu răng, viêm lợi.
Trong giai đoạn này, bố mẹ cần hướng dẫn con mình cách đánh răng đúng, rèn cho trẻ thói quen đánh răng hai lần mỗi ngày. Đánh răng thường xuyên không chỉ hạn chế tình trạng viêm lợi trùm mà còn giúp trẻ giảm thiểu sâu răng.
3. Viêm lợi do bệnh lý về máu, tự miễn
Một số trẻ từ khi sinh ra đã mắc viêm lợi trùm. Các bệnh lý liên quan đến sự thiếu tổng hợp một số chất nuôi dưỡng tủy răng, lợi là một nguyên do lý giải cho vấn đề trên. Khi cấu trúc lợi không phát triển bình thường, yếu ớt, tác nhân gây bệnh dễ tấn công, hoành hành.
Ngoài ra, một số bệnh liên quan đến giảm sản sinh yếu tố miễn dịch khiến trẻ không có sức đề kháng trước vi khuẩn. Đặc biệt, khoang miệng là nơi tiếp xúc trực tiếp nhất hàng triệu vi khuẩn mỗi ngày. Bệnh viêm lợi trùm là chuyện khó tránh khỏi.
II. Các giai đoạn của viêm lợi trùm ở trẻ em
1. Giai đoạn khởi phát
Biểu hiện sơ khai khi trẻ bắt đầu bị viêm lợi trùm là hình ảnh vết trợt loét lợi nhỏ, đường kính từ 1-5 mm. Sau dần, ổ viêm ngày càng sưng to, đỏ, dễ chảy máu.
Tổn thương trợt loét do viêm lợi trùm
Răng không vệ sinh sạch, thức ăn ngày càng tích tụ trên bề mặt răng, lợi càng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, tấn công ổ loét.
Tình trạng đau nhức, cảm thấy xót khi cắn đồ cứng, ăn đồ nóng ê buốt khi ăn đồ lạnh khiến trẻ hay quấy khóc, giãy giụa.
Các mảng bám thức ăn còn có thể gây ra chứng hôi miệng.
>>> Xem bài viết: Ba điều cần biết để giảm nhanh chứng hôi miệng
2. Giai đoạn nặng
Nếu gia đình chủ quan không chữa trị sớm cho bé, viêm loét càng nặng nề hơn. Ổ loét lan rộng, mức độ sưng lớn hơn, chảy máu chân răng nhiều hơn. Tình trạng đau nhức ngay cả khi không ăn uống khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi. Hơi thở có mùi hôi thối.
Khi loét tăng, vi khuẩn có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào các tổ chức dưới răng, đi vào máu và gây ra các triệu chứng toàn thân nguy hiểm, điển hình là sốt cao ở trẻ gây co giật.
Tổ chức viêm quá lớn, lan rộng xuống dưới, chèn ép các cấu trúc sau răng, trong đó có hệ thống dây thần kinh, có thể gây đau đớn hơn nữa cho trẻ.
>>> Xem bài viết: Viêm lợi trùm có mủ nguy hiểm như nào? Làm gì để giải quyết triệt để?
III. Nguyên tắc xử lý viêm lợi trùm ở trẻ em
Viêm lợi trùm ở trẻ em dưới 2 tuổi nếu điều trị sớm, khoa học thì không quá lo ngại. Cha mẹ sau khi xác định tình trạng bệnh của con mình đang ở giai đoạn nào:nặng hay nhẹ, xử lý kịp thời sẽ giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
1. Giai đoạn nhẹ: Vệ sinh răng miệng để loại bỏ mảng bám và cao răng
Khi con mới xuất hiện dấu hiệu sưng đỏ, chưa quá nặng nề, cha mẹ không cần quá lo lắng. Vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên giúp loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh, giúp khoang miệng sạch sẽ, hơi thở thơm mát.
Lấy cao răng định kỳ cho trẻ là cách hữu hiệu giúp loại bỏ mảng bám trên răng, giúp răng trắng sáng, khỏe mạnh.
Kết hợp chế độ ăn uống hạn chế đồ cay nóng, mặn, đồ lạnh nhưng vẫn cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển và tăng miễn dịch tự nhiên cho trẻ.
2. Giai đoạn nặng: Kết hợp dùng kháng sinh theo chỉ định
Trong trường hợp gia đình đã vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho trẻ mà vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đưa trẻ đến gặp chuyên gia để được tư vấn điều trị.
Viêm loét nặng là biểu hiện vi khuẩn đang gây bệnh nghiêm trọng. Lúc này, bác sĩ sẽ kê thêm kháng sinh để diệt vi khuẩn mức độ cao, toàn diện hơn là chỉ vệ sinh miệng thông thường. Bên cạnh đó, nếu trẻ còn đau nhiều, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau. Nếu trẻ sốt cao trên 38.5°C, cần cho trẻ uống hạ sốt.
Cho trẻ uống thuốc đúng theo kê đơn của bác sĩ và chăm sóc sức khỏe răng miệng, bổ sung như dinh dưỡng giống giai đoạn nhẹ là phương pháp điều trị khoa học nhất cho tình trạng viêm lợi trùm ở trẻ nhỏ.
IV. 7 phương pháp xử lý viêm lợi trùm tại nhà hiệu quả mẹ cần biết
Vệ sinh răng miệng là bước quan trọng trong bảo vệ răng miệng, đánh bay viêm lợi trùm. Để xử lý bệnh, bố mẹ có thể tham khảo một số phương pháp súc rửa miệng cho trẻ sau đây.
1. Dùng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là dung dịch phổ biến, dễ tìm mua, giá thành rẻ nên thường được dùng để vệ sinh răng miệng.
- Nếu trẻ đã biết cách súc miệng, mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối 1-2 lần, sáng và tối.
- Nếu bé chưa biết súc miệng, cha mẹ có thể sử dụng bông gòn thấm nước muối, lau sạch răng, lợi, khoang miệng cho con.
Ưu điểm: Rẻ, dễ tìm mua, thuận tiện sử dụng.
Nhược điểm: Nước muối sinh lý chỉ diệt được một số loại vi khuẩn nhất định, hiệu quả cực kỳ chậm.
2. Dùng tinh dầu sả
Thành phần tinh dầu sả là tập hợp của nhiều nhóm hoạt chất có tính chất chống viêm, kháng khuẩn. Do đó, cha mẹ có thể sử dụng tinh dầu sả để vệ sinh khoang miệng cho em bé, không chỉ giúp miệng sạch sẽ mà còn cho hơi thở thơm mát hơn. Các bước thực hiện như sau:
- Mua tinh dầu sả ở các cửa hiệu, chợ.
- Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu vào bông, lau sạch răng lợi cho trẻ.
- Đánh răng và súc miệng lại với nước.
- Áp dụng 1-2 lần mỗi ngày trong 2 tuần.
Ưu điểm: Dễ thực hiện, mang đến hơi thở thơm mát, cải thiện mùi hôi miệng.
Nhược điểm: Sát khuẩn yếu, không diệt hết các loại vi khuẩn khoang miệng, chỉ cho mùi thơm tạm thời.
3. Dùng gừng tươi
Gừng là dược liệu có vị cay, tính ấm, từ lâu đã được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền. Với các tổn thương khoang miệng như viêm lợi trùm, gừng cho hiệu quả nhờ khả năng kháng khuẩn tự nhiên.
Cách thực hiện:
- Gừng: 300g, rửa sạch, ép hoặc giã lấy nước cốt.
- Chấm bông với một ít nước cốt, rửa lên vết viêm lợi trùm.
Gừng kháng khuẩn tốt, nên thực hiện 1-2 lần mỗi ngày sẽ giúp bé nhanh lành bệnh. Tuy nhiên, gừng cũng giống sả chỉ diệt được một số loại vi khuẩn nhất định. Do tính cay nóng nên nếu dùng trực tiếp lên niêm mạc tổn thương có thể gây đau rát.
4. Dùng mật ong
Mật ong có nhiều công dụng trong dinh dưỡng và điều trị bệnh. Trong đó, công dụng diệt khuẩn cũng được nhiều người biết đến. Sử dụng mật ong đẩy lùi tình trạng viêm loét nướu răng rất hiệu quả.
- Mẹ có thể chấm mật ong lên vùng viêm, thoa đều để mật ong thấm sâu diệt bỏ vi khuẩn.
- Mẹ dùng thường xuyên 2-3 lần mỗi ngày để vết sưng nhỏ dần.
Mật ong ngọt, dễ dùng, không gây xót da bé. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý vệ sinh miệng cẩn thận cho bé khi dùng mật ong. Do là nguồn thức ăn ưa thích của vi khuẩn và nấm, lượng mật ong tồn đọng trong khoang miệng bé có thể trở thành môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh này phát triển.
5. Dùng tỏi
Theo y học cổ truyền, tỏi có khả năng sát khuẩn, giúp khoang miệng sạch sẽ hơn, giảm tình trạng sưng viêm. Bạn có thể áp dụng mẹo dùng tỏi trị viêm lợi trùm sau đây.
- Bóc vỏ, rửa sạch, giã lấy nước tỏi hòa với ít muối trắng.
- Thấm dung nước vào bông lau rửa răng miệng cho trẻ 3-5 lần.
- Rửa lại với nước sạch. thực hiện mỗi ngày 1-2 lần.
Ưu điểm: Rẻ, dễ mua.
Nhược điểm: Kháng khuẩn yếu, không diệt sạch hoàn toàn vi khuẩn khoang miệng; có mùi khó chịu khi dùng cho em bé.
6. Dùng nước cốt chanh
Xử lý viêm lợi trùm bằng nước cốt chanh
Ngoài thành phần diệt khuẩn, chanh còn chứa lượng lớn Vitamin C, gia tăng độ chắc khỏe cho răng, nướu, tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Cách thực hiện:
- Chanh 1 quả rửa sạch, vắt lấy nước cốt chanh.
- Hòa thêm một ít muối trắng.
- Bông thấm đều dịch, lau rửa sạch răng, lợi, niêm mạc miệng.
- Súc miệng hay rửa lại với nước sạch.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần sau 2 tuần, không dùng nhiều do chanh có độ acid gây tổn hại men răng.
Chanh là giải pháp xử lý viêm lợi trùm đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên, do có vị chua nên nước cốt chanh sẽ gây xót khi tiếp xúc với niêm mạc miệng mỏng manh của bé, đặc biệt khi có trầy trợt, lở loét.
Các biện pháp xử lý viêm lợi trùm trên đều vô cùng đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Nhưng do còn hạn chế về phổ kháng khuẩn hẹp, tính diệt khuẩn yếu nên chúng chỉ phù hợp với trường hợp viêm nhẹ. Với mức độ viêm lợi trùm nặng hơn, để diệt sạch vi khuẩn gây bệnh, hạn chế tối đa tiến triển bệnh, cha mẹ cần áp dụng xử lý bằng các biện pháp vệ sinh, làm sạch hiệu lực mạnh hơn.
7. Dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone xử lý viêm lợi trùm ở trẻ em
Vệ sinh răng lợi bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone là lựa chọn ưu việt giúp tình trạng viêm lợi trùm của bé được đầy lùi nhanh chóng. Dizigone diệt 100% các loại vi khuẩn, vi nấm, bào tử gây bệnh chỉ trong tích tắc, đảm bảo khoang miệng của bé sạch sẽ hoàn toàn.
Dizigone được sản xuất trên công nghệ chuẩn từ châu Âu, nói không với hóa chất độc hại, không đau xót, hoàn toàn lành tính kể cả khi lỡ nuốt phải. Cơ chế tác dụng tương tự miễn dịch tự nhiên giúp Dizigone được chứng nhận an toàn cho mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh.
Hướng dẫn sử dụng Dizigone để xử lý viêm lợi trùm:
- Mẹ cho bé súc miệng với sát khuẩn Dizigone 3-4 lần/ngày
- Nếu bé chưa biết súc miệng, mẹ lấy bông thấm dung dịch lau rửa cả khoang miệng cho bé.
>>> Xem bài viết: Viêm lợi trùm ở trẻ nhỏ hết bay sau 24h
Viêm lợi trùm ở trẻ em dưới 2 tuổi có nhiều biểu hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết trên đã giúp bậc cha mẹ có thêm kiến thức về bệnh và cách xử trí khi con bị viêm lợi trùm. Nếu gia đình đã thực hiện vệ sinh răng miệng trẻ bằng nhiều cách: dùng những thực phẩm, dung dịch kháng khuẩn Dizigone mà bé vẫn không đỡ thì hãy đưa bé đến cơ sở y tế để khám điều trị nhanh chóng. Mọi thắc mắc cần giải đáp khác liên quan đến bệnh viêm lợi trùm, xin mời bạn liên hệ hotline: 19009482 để được tư vấn cụ thể.
Tham khảo: www.healthline.com