Viêm loét miệng là hiện tượng thường gặp khi trời nóng, nhất là khi mùa hè nóng nực đang đến gần. Viêm loét miệng gây ảnh hưởng nhiều đến các hoạt đống ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này và bỏ túi ngay những cách chữa loét miệng đơn giản nhất.
I. Viêm loét miệng là gì?
Loét miệng là tổn thương nhỏ, gây đau đớn, thường xuất hiện trên niêm mạc miệng, lợi hay lưỡi. Nó gây khó khăn cho chúng ta trong việc ăn uống, giao tiếp với mọi người.
II. Nguyên nhân gây viêm loét miệng
Viêm loét miệng có thể gây bởi rất nhiều nguyên nhân:
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori…, nhiễm virus Herpes, nhiễm nấm candida.
- Chấn thương miệng do bàn chải quá cứng, vô tình cắn vào miệng, chấn thương do chơi thể thao, can thiệp nha khoa…
- Kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate
- Nhạy cảm đối với thực phẩm có tính axit như dâu tây, cam quýt và dứa…
- Thiếu vitamin và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là B12 , kẽm, acid folic và sắt
- Niềng răng
- Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt
- Stress hoặc thiếu ngủ
- Bỏng nhiệt vì ăn, uống đồ ăn quá nóng.
3. Triệu chứng của viêm loét miệng
Biểu hiện ban đầu của viêm loét miệng là sự xuất hiện của một hoặc nhiều đốm trắng to, hơi mọng nước bên trong niêm mạc miệng. Sau vài ngày, các đốm đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần gây đau, khó chịu, ăn uống kém.
Có 3 loại loét miệng chính, bao gồm:
- Loét nhỏ: Vết loét có kích thước từ 2-8mm và thường gây đau nhẹ. Loét sẽ khỏi sau khoảng 1-2 tuần, không để lại sẹo.
- Loét lớn: Vết loét rộng hơn loét nhỏ, có thể xâm nhập sâu vào các tổ chức niêm mạc. Thời gian để chữa lành kéo dài, đôi khi lên tới 6 tuần và có thể để lại sẹo.
- Loét herpes: Vết loét có hình dạng giống như loét gây bởi virus herpes. Điểm khác biệt là loại loét này không lây lan, nhanh hồi phục. Loét khỏi sau 1-2 tuần, không để lại sẹo nhưng rất dễ tái phát.
Trong những đợt bùng phát của loét miệng, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, nổi hạch…
4. Cách chữa viêm loét miệng
Hầu hết các vết loét miệng không cần chữa mà sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần. Các biện pháp được áp dụng chủ yếu nhằm giảm triệu chứng đau, giảm số lượng và kích thước vết loét, thúc đẩy loét nhanh lành và không tái phát.
Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone mỗi ngày giảm loét miệng
Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn giúp làm sạch khoang miệng, dịu cơn đau và ngăn ngừa bội nhiễm tại vết loét. Đây được coi là giải pháp quan trọng nhất để đẩy lùi loét miệng.
Với vết loét miệng, nên cẩn trọng khi lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp. Nước muối sinh lý 0.9% thường được sử dụng, nhưng có khả năng sát khuẩn kém và gây xót. Dung dịch chlorhexidine sát khuẩn mạnh hơn nhưng lại không được khuyến khích dùng cho vết loét hở.
Dizigone – nước súc miệng hiệu quả nhanh chóng với vết loét miệng
Hiện nay, sản phẩm được các bác sĩ khuyên dùng là Dizigone. Được sản xuất từ công nghệ kháng khuẩn ion hiện đại nhất, Dizigone thỏa mãn yêu cầu của một dung dịch sát khuẩn khoang miệng nhờ các đặc tính ưu việt:
- Phổ kháng khuẩn rộng: tiêu diệt được cả vi khuẩn, virus và nấm, giúp ngăn ngừa bội nhiễm vết loét.
- Thời gian tác dụng nhanh: chỉ cần súc miệng trong 30s đã đủ tiêu diệt mầm bệnh (Kết quả thử nghiệm QUATEST 1)
- Không gây xót, kích ứng niêm mạc miệng: pH trung tính, cơ chế kháng khuẩn ion tác dụng dựa vào các chất oxy hóa như HClO, ClO* … tương tự miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
- Kích thích lành nhanh vết loét: do không chứa chất hóa học độc hại. Không gây độc nguyên bào sợi & tổ chức hạt – các nhân tố chính trong quá trình lành thương tự nhiên.
Sau khi vết loét khỏi hẳn, vẫn nên dùng dizigone súc miệng hàng ngày để làm sạch khoang miệng, khử mùi và dự phòng các bệnh răng miệng.
Kết quả thử nghiệm QUATEST 1 & Phiếu công bố
Dùng thuốc chữa nấm miệng
Nếu vết loét không khỏi sau 1-2 tuần súc miệng, nên đi khám để được bác sĩ kê thuốc phù hợp. Thuốc chữa loét miệng có thể dùng theo đường bôi tại chỗ hoặc đường uống tùy tình trạng loét.
Các thuốc thường được kê là: gel 2% lidocaine, nitrate bạc, triamcinolone acetonide hoặc amlexanox, ….
Lấy thuốc ra tay rồi bôi trên vết loét
Với trường hợp viêm loét miệng có bội nhiễm vi khuẩn, người bệnh sẽ được chỉ định uống kháng sinh. Kháng sinh thường dùng là sulfamethoxazole kết hợp cùng trimethoprim. Trường hợp có vết loét to và tồn tại dai dẳng lâu ngày, phải kết hợp uống thêm kháng sinh đặc hiệu vùng răng miệng là spiramycin và metronidazol.
Kháng sinh được dùng khi viêm loét miệng nặng
Nếu có bội nhiễm nấm tại chỗ thì cần uống thêm thuốc kháng nấm như fluconazol, itraconazol hoặc nystatin. Dùng thuốc đường uống kết hợp bôi tại chỗ sẽ cho hiệu quả chữa cao hơn.
Khi có chẩn đoán viêm loét miệng do virus thì người bệnh cần dùng thuốc kháng virus như: acyclovir, famciclovir, …
Đối với trường hợp rất nặng, có thể xem xét cho dùng corticoid đường uống. Tuy nhiên, không nên dùng dài ngày và cần đề phòng tác dụng phụ của thuốc. Corticoid có thể gây tăng cân, suy giảm miễn dịch, xương giòn, tăng tiết acid dẫn đến loét dạ dày…
Các biện pháp khác
Bên cạnh việc súc miệng và dùng thuốc, người bệnh nên áp dụng kèm các biện pháp như:
- Bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng: vitamin B6, B12, kẽm, acid folic…
- Chườm đá vào vết loét
- Uống trà giải nhiệt: trà hoa cúc, cam thảo….
- Ăn thức ăn lỏng, tránh các chất kích thích như ớt, hạt tiêu… gây đau ổ loét
Loét miệng không khó chữa, nhưng cũng cần cẩn trọng để loét nhanh khỏi, tránh bị đau lâu dài, gây khó khăn trong ăn uống, nói chuyện. Nếu sau 2 tuần vết loét không đỡ mà ngày càng lan rộng, cần đi khám bác sĩ để chẩn đoán bệnh kịp thời.