Viêm da cơ địa là bệnh viêm da rất dễ tái phát. Bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng và thường gặp ở trẻ em. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cách xử lý viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ an toàn nhất.
I. Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ
Viêm da cơ địa còn được gọi là bệnh chàm thể tạng. Cho đến hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm da cơ địa. Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến hoặc tăng nặng tình trạng bệnh có thể kể đến như.
- Yếu tố di truyền: Khi trong gia đình có bố hoặc mẹ từng bị viêm da cơ địa, trẻ sinh ra có tới 80% nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa.
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi là thời điểm dễ khởi phát các triệu chứng của viêm da cơ địa. Do đó vào lúc giao mùa phụ huynh cần chú ý chăm sóc, phòng bệnh có thể khởi phát.
- Môi trường sống: Trẻ sống trong môi trường bụi bẩn, tiếp xúc với nhiều dị nguyên sẽ rất dễ khởi phát bệnh viêm da cơ địa. Một số yếu tố dị nguyên có thể kể đến như lông súc vật, phấn hoa hay bụi nhà.
- Dị ứng thực phẩm: Viêm da cơ địa hay những bệnh cơ địa sẽ khởi phát khi cơ thể tiếp nhận nguồn protein lạ.
II. Trẻ bị viêm da cơ địa có những dấu hiệu gì?
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ có liên quan đến cơ địa dị ứng. Thông thường, da có lớp hàng rào chắn bảo vệ khỏi các tác nhân bất lợi và giữ ẩm. Đối với bệnh nhân viêm da cơ địa, các yếu tố bảo vệ đã bị tổn thương. Vì vậy người bệnh dễ bị khô da, các vi sinh vật có hại có cơ hội xâm nhập và gây bệnh.
Những triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ có thể kể đến như.
1. Giai đoạn cấp tính
Ở giai đoạn cấp tính, viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ có những dấu hiệu sau.
- Vùng da tổn thương nổi mẩn và các đám sẩn đỏ trên da.
- Những đám tổn thương ửng đỏ và không rõ ranh giới.
- Những vùng da tổn thương dần nổi những mụn nhỏ li ti.
- Mụn nước sau một thời gian bị vỡ ra và chảy dịch tạo thành những vảy tiết và phù nề.
- Cảm giác ngứa dữ dội khiến trẻ quấy khóc và cào gãi.
- Vị trí thường gặp: Vùng má, cằm, cánh tay thậm chí toàn thân.
2. Giai đoạn mãn tính
Viêm da cơ địa giai đoạn mãn tính không gây ra tình trạng phù nề, tiết dịch. Những dấu hiệu điển hình ở giai đoạn mãn tính.
- Da dày lên, xuất hiện vết thâm rõ ranh giới với vùng da lành.
- Sau một thời gian da xuất hiện những vết nứt.
- Trẻ cảm thấy ngứa nhiều, bứt rứt và khó chịu.
- Tổn thương thường xảy ra ở vùng da nếp gấp, lòng bàn tay bàn chân hay các ngón tay.
➤ Xem thêm: Chàm sữa (viêm da cơ địa): Xử lý đúng cách để đạt hiệu quả nhanh và triệt để
III. Những biến chứng của viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ
Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ nếu không có biện pháp xử trí thích hợp có thể gây ra nhiều biến chứng. Sau khi tổn thương lành có thể lại sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Ngoài ra, viêm da cơ địa cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa hay hệ thần kinh.
Tình trạng ngứa làm trẻ cào gãi nhiều, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng – đặc biệt là tụ cầu vàng.
Quá trình điều trị không hợp lý, bệnh còn tái đi tái lại, nhiều lần dai dẳng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của trẻ.
IV. Cách xử lý viêm da cơ địa ở trẻ em an toàn
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn bệnh viêm da cơ địa. Những biện pháp điều trị chỉ là giảm triệu chứng và ngăn ngừa các đợt viêm da cơ địa cấp xảy ra.
1. Điều trị giai đoạn cấp tính
Ở giai đoạn cấp tính, cần sử dụng thuốc để giảm nhanh triệu chứng ngứa cho trẻ.
- Corticoid: Thuốc corticoid thường được sử dụng là hydrocortison 1 – 2%. Đây là hoạt chất corticoid yếu có tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa, sử dụng ở nồng độ thấp sẽ hạn chế gây ra tác dụng phụ cho trẻ nhỏ.
- Kháng sinh: Thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng nếu trẻ bị nhiễm trùng. Phụ huynh cần lưu ý không được tự ý sử dụng kháng sinh mà chưa được sự cho phép của bác sĩ. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi có thể dẫn tới tình trạng vi khuẩn kháng thuốc và ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
2. Điều trị giai đoạn mạn tính
Ở giai đoạn mạn tính có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có chứa corticoid để điều trị cho trẻ. Tuy nhiên việc sử dụng corticoid kéo dài dù ở dạng bôi ngoài da cũng dẫn tới tác dụng phụ. Vì vậy chúng tôi khuyên phụ huynh nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm lành tính và an toàn.
Kem Dizigone Nano Bạc được ứng dụng công nghệ từ Châu Âu, có khả năng dưỡng ẩm và sát khuẩn vượt trội.
- Thành phần gồm các phân tử Bạc dạng Nano có khả năng sát khuẩn kéo dài.
- Bên cạnh đó chiết xuất từ Lô Hội, Tràm Trà, Cúc La Mã giúp dưỡng ẩm da, kích thích tế bào hạt sản sinh tế bào da mới.
Để tối ưu hiệu quả, phụ huynh nên kết hợp sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để x3 khả năng sát khuẩn.
- Sử dụng dung dịch Dizigone để sát khuẩn da cho trẻ để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn.
- Sau 30 giây bôi một lớp kem Dizigone Nano Bạc lên da, mỗi ngày sử dụng từ 2 đến 3 lần.
➤ Xem thêm: Điều trị viêm da cơ địa theo hướng dẫn của Bộ Y tế
V. Cách chăm sóc cho trẻ bị viêm da cơ địa cha mẹ cần biết
Viêm da cơ địa sẽ được kiểm soát và ngăn ngừa nếu cha mẹ nắm được những điều sau:
- Sử dụng các loại sữa tắm có chất dưỡng ẩm da và hạn chế những chất kích ứng.
- Bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ vào những ngày thời tiết hanh khô.
- Cho trẻ vui chơi ở những nơi sạch sẽ, ít bụi bặm, tránh tiếp xúc với súc vật như chó mèo.
- Cắt móng tay, móng chân cho trẻ để tránh tình trạng trẻ cào gãi làm tổn thương da.
- Lựa chọn những bộ quần áo chất liệu mềm mượt để hạn chế kích ứng da.
- Bổ sung chủng lợi khuẩn cũng được chứng minh khoa học giúp cải thiện tình trạng chàm sữa, viêm da cơ địa mãn tính ở trẻ nhỏ (đọc thêm).
Trên đây là những lưu ý cha mẹ cần biết khi trẻ bị viêm da cơ địa. Nếu có thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới Hotline: 1900 9482, chuyên gia sẽ tư vấn và giải đáp các thắc mắc cho bạn.