Viêm da cơ địa là một dạng viêm da mãn tính. Bệnh thường khởi phát từ lúc nhỏ và rất dễ tái phát. Viêm da cơ địa gây ra tình trạng ngứa ngáy, nứt nẻ da rất khó chịu. Khi bị viêm da cơ địa ở mặt cần xử trí ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.
I. Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa là tình trạng một hay nhiều vùng da bị ửng đỏ và ngứa. Thông thường viêm da cơ địa thường xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng cũng có trường hợp xuất hiện ở người lớn. Tình trạng cào gãi do ngứa khiến da bị tổn thương, chảy máu thậm chí nhiễm trùng.
Ảnh minh họa viêm da cơ địa ở mặt
Viêm da cơ địa là bệnh lành tính, tuy nhiên các nhà khoa học hiện vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Tuy nhiên viêm da cơ địa có thể liên quan đến những yếu tố sau:
- Yếu tố gia đình (di truyền).
- Người có cơ địa nhạy cảm (dễ bị dị ứng bởi các yếu tố ngoại cảnh).
- Chức năng bảo vệ da bị suy yếu.
II. Những triệu chứng của viêm da cơ địa
Tùy từng người mà những triệu chứng của viêm da cơ địa có thể khác nhau. Một số triệu chứng điển hình bao gồm:
- Vùng da bị khô ráp, màu da ửng đỏ hơn so với bình thường.
- Mảng da có thể dày lên và xuất hiện nhiều vảy mỏng và khô.
- Tình trạng ngứa có thể nặng hơn về đêm, bệnh nhân gãi nhiều làm da phù nề và sưng.
Đối với từng đối tượng, những triệu chứng sẽ có sự khác biệt.
1. Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Bệnh khởi phát sau 3 tuần kể từ khi sinh. Biểu hiện viêm da mạn tính, cấp tính với nhiều đám nhỏ trên da. Một số trường hợp có thể có mụn nước, dễ vỡ và đóng vảy. Viêm da cơ địa toàn thân, viêm da cơ địa quanh miệng hay vùng má là những vị trí hay gặp.
2. Viêm da cơ địa ở trẻ em
Viêm da cơ địa ở trẻ em thường xuất phát từ viêm da cơ địa sơ sinh. Bệnh chuyển cấp tính khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như len dạ, phấn hoa lông súc vật, bụi bặm.
Tổn thương trên da có thể là những vết trợt dày, có thể có mụn nước dễ vỡ, dễ nhiễm khuẩn.
Những vị trí thường gặp: Viêm da cơ địa ở tay, viêm da cơ địa ở chân hoặc những vị trí nếp gấp.
3. Viêm da cơ địa ở người lớn
Viêm da cơ địa ở người lớn thường tiến triển theo hướng mạn tính. Biểu hiện gồm vùng da có các sẩn đỏ, các mảng lichen hóa lồi lên khỏi bề mặt da. Những tổn thương này làm người bệnh ngứa và gãi nhiều gây nhiễm trùng da.
Những vị trí thường gặp: Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở vùng da nếp gấp, khuỷu tay, khuỷu chân hay bộ phận sinh dục.
➤ Xem thêm: Chàm sữa (viêm da cơ địa): Xử lý đúng cách để đạt hiệu quả nhanh và triệt để
III. Cách xử trí viêm da cơ địa ở mặt hiệu quả nhất
Viêm da cơ địa hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị dứt điểm. Bệnh thường tái phát theo chu kỳ, các biện pháp chỉ là hỗ trợ giảm triệu chứng, ngăn ngừa xuất hiện các đợt cấp tính cho bệnh nhân. Tùy vào giai đoạn cấp tính hay mạn tính mà sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp.
1. Giai đoạn cấp tính
Khi bệnh nhân ở giai đoạn cấp tính, bước đầu tiên cần giảm nhanh triệu chứng ngứa cho bệnh nhân đồng thời kiểm soát tình trạng nhiễm trùng nếu có.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm chứa thành phần Corticoid để giảm viêm, giảm ngứa nhanh chóng cho bệnh nhân.
- Các thuốc uống nhóm corticoid hoặc kháng histamin có thể được sử dụng trong trường hợp viêm da cơ địa cấp tính.
- Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cân nhắc sử dụng kháng sinh để dự phòng bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là tụ cầu vàng.
2. Giai đoạn mạn tính
Viêm da cơ địa mạn tính cần điều trị trong thời gian dài. Các thuốc nhóm corticoid có thể được sử dụng. Tuy nhiên việc sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ cho người bệnh.
Bệnh nhân cũng không được tự ý sử dụng thuốc corticoid đường uống, kháng sinh hay thuốc kháng histamin chống dị ứng bừa bãi. Việc sử dụng cần có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
Một giải pháp xử lý hiệu quả bệnh viêm da cơ địa hiện nay là sử dụng các sản phẩm kem dưỡng ẩm thiên nhiên. Kem Dizigone Nano Bạc sẽ là sự lựa chọn thích hợp bởi những lý do sau.
- Sử dụng công nghệ kháng khuẩn từ châu Âu EMWE. Các phân tử bạc dưới dạng nano có tính sát khuẩn mạnh mẽ và kéo dài.
- Ngoài ra các thành phần như Lô Hội, Cúc la mã, D – Panthenol có công dụng dưỡng ẩm da, giảm tình trạng ngứa của viêm da cơ địa.
Ngoài ra, để đảm bảo da không bị nhiễm khuẩn, bạn nên dùng phối hợp cùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
- Khả năng sát khuẩn nhanh chóng, đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật trong vòng 30 giây. Do đó có thể kiểm soát đảm bảo người bệnh không bị nhiễm khuẩn do cào gãi.
- Hỗ trợ giảm ngứa nhanh chóng cho da, không gây đau xót khi sử dụng.
Cách sử dụng bộ sản phẩm kháng khuẩn Dizigone:
- Sát khuẩn da bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
- Sau 30 giây, lau khô da và bôi một lớp kem mỏng Dizigone Nano Bạc.
- Mỗi ngày sử dụng từ 2 đến 3 lần.
➤ Xem thêm: Điều trị viêm da cơ địa theo hướng dẫn của Bộ Y tế
IV. Những biện pháp phòng tránh viêm da cơ địa tái phát trở lại
Viêm da cơ địa có tính chất mạn tính, thường tái phát dai dẳng nên ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Do đó bệnh nhân bị viêm da cơ địa cần tuân thủ phác đồ của bác sĩ trong điều trị. Ngoài ra bệnh nhân cần lưu ý những điều sau để hạn chế bệnh có thể tái phát.
- Chú ý dưỡng ẩm cho da hàng ngày bằng các loại kem dưỡng ẩm, sữa tắm dưỡng ẩm.
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, lông súc vật.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh stress căng thẳng.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
Trên đây là những thông tin cơ bản cần biết về bệnh viêm da cơ địa. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới Hotline: 1900 9482, Chuyên gia sẽ tư vấn và giải đáp cho bạn.