Viêm da cơ địa là một trong những bệnh về da chiếm tỷ lệ khá lớn ở Việt Nam. Đây là một bệnh mạn tính trên da gây nên rất nhiều những khó chịu, bất tiện và mất thẩm mỹ cho người mắc. “Viêm da cơ địa có lây không?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu về khả năng lây lan của bệnh và các phương pháp phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả trong bài viết dưới đây.
I. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính. Bệnh tiến triển từng đợt, bắt đầu từ trẻ nhỏ với biểu hiện chính là da đỏ, nổi mụn nước, ngứa. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm da cơ địa như:
1. Yếu tố di truyền
Bệnh viêm da cơ địa mang tính chất di truyền rõ rệt. Thống kê y tế chỉ ra rằng nếu cả cha và mẹ bị bệnh viêm da cơ địa thì con sinh ra có đến 80% mắc bệnh. Còn gia đình có cha hoặc mẹ bị bệnh này thì tỷ lệ con mắc là 50%.
2. Ô nhiễm môi trường
Môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên tới cơ thể con người. Đó có thể vừa là nguyên nhân vừa là yếu tố gây tăng nặng tình trạng bệnh. Ô nhiễm không khí, nguồn nước khiến cho bệnh viêm da cơ địa dai dăng, lâu khỏi. Công nhân trong các nhà máy công nghiệp, người thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại hoá chất trong thời gian dài; người chăn nuôi, thợ nhuộm tóc, chăm sóc da,… Những công việc này phần lớn thời gian tiếp xúc với hóa chất độc hại, gây kích ứng mạnh lên làm da. Đặc biệt với da người nhạy cảm thì những chất này càng dễ gây dị ứng và làm tình trạng bệnh nặng thêm.
3. Thuốc bôi
Sử dụng một số loại thuốc bôi không phù hợp, chất lượng kém hoặc những sản cũng là nguyên nhân gây dị ứng. Ví dụ với người da khô thì không nên sử dụng các sản phẩm kiềm dầu mạnh cho người da dầu. Việc này có thể khiến tình trạng khô da của họ càng nghiêm trọng, lượng dầu tiết ra vốn ít nay lại bị kìm hãm có thể dẫn tới da khô rát, mẩn đỏ.
4. Thực phẩm
Bình thường, trẻ em và một số người trưởng thành khi ăn đồ lạ mà cơ thể nhận nhầm là chất độc với cơ thể. Từ đó trong cơ thể xảy ra một loạt các phản ứng dị ứng để chống lại protein lạ. Các tác nhân này có thể gây viêm da dị ứng cấp và mạn tính. Một số đồ ăn dễ gây dị ứng có thể kể đến như hải sản ( tôm, cua, ghẹ,…), nhộng, đậu nành,…
5. Dị nguyên
Bụi, phấn hoa, lông súc vật (lông súc vật có thể dính một số protein do chúng tiết ra),… là những tác nhân gây bệnh thường gặp. Tương tự như thức ăn, đây cũng là những thành phần lạ và cơ thể sẽ phản ứng lại với chúng.
Một số yếu tố khác cũng góp phần là nguyên nhân và gây tăng nặng tình trạng bệnh như: căng thẳng, xúc động, rối loạn kinh nguyệt, bệnh lý nhiễm khuẩn (liên cầu, tụ cầu),…
II. Biểu hiện của viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa có biểu hiện khác nhau trên các đối tượng khác nhau:
- Ở trẻ mới sinh: viêm da cơ địa thường phát sớm khoảng 3 tuần sau sinh. Biểu hiện cấp tính với các đám đỏ da, ngứa, sau đó xuất hiện nhiều mụn nước nông dễ vỡ. Bệnh hay tái phát, mạn tính và rất nhạy cảm trong thời kỳ mọc răng, tiêm chủng hay thay đổi thời tiết. Hầu hết bệnh tự khỏi khi trẻ được 18-24 tháng.
- Ở trẻ nhỏ: bệnh thường từ giai đoạn trước chuyển sang. Tổn thương thường là các sần đỏ, vết trợt, da dày, có mụn nước. Vị trí hay gặp nhất ở các nếp gấp ở trẻ như khoeo, khuỷu tay, mi mắt, hai bên cổ,…
- Ở người lớn: biểu hiện bệnh là những vùng da đỏ thành vệt dài, có mụn nước, ngứa. Viêm da xuất hiện chủ yếu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân (chiếm 20-80%). Ngoài ra bệnh còn xuất hiện ở các vị trí cổ, khoeo, khuỷu tay,..
III. Viêm da cơ địa có lây không? Có cách gì để phòng bệnh?
1. Khả năng lây lan của bệnh
Nguyên nhân của bệnh do sự biến đổi gen trong cơ thể hoặc từ bố mẹ sang con. Biểu hiện của bệnh thể hiện qua da, không mang theo nguồn có khả năng gây lây nhiễm. Mảng da đỏ, mụn nước hay dịch từ mụn nước chảy ra nếu có đụng vào cũng không gây ảnh hưởng tới người chạm phải. Do đó, bệnh viêm da cơ địa không lây khi tiếp xúc với người bệnh.
Tuy nhiên, bệnh có thể lây lan khắp cơ thể nếu chạm và làm vỡ các tổn thương. Mụn nước trên da là mụn nước nông, dễ vỡ, chảy ra dịch màu vàng. Người bệnh gãi làm da bị xây xước, chảy máu, tạo các vết thương hở. Vết thương hở có dịch là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Hàng rào bảo vệ của da lúc này suy yếu không ngăn chặn được sự xâm nhập và sinh sôi của vi khuẩn. Khi đó người bệnh có thể bị nhiễm trùng tại vùng tổn thương. Nhiễm trùng da là nguyên nhân làm cho vết mụn nước vỡ lâu lành, mưng mủ, lở loét. Da dày lên, nổi cộm và để lại sẹo mất gây mất thẩm mỹ.
2. Cách phòng ngừa lây lan viêm da cơ địa
Những biện pháp phòng ngừa lây lan, chống nhiễm khuẩn da cho người bệnh là vô cùng quan trọng. Người bệnh cần có sự phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị là cao nhất và an toàn.
- Hạn chế cào, gãi, gây xước vùng da bị tổn thương, tránh làm vỡ thêm mụn nước.
- Thường xuyên vệ sinh vùng da bị tổn thương (dùng nước muối sinh lý, các dung dịch sát khuẩn,…). Đặc biệt là những nốt mụn nước bị vỡ cần lau nhẹ và để khô, tránh sờ, chạm vào mụn nước. Việc làm này giúp ngăn cản nguy cơ xâm nhập, phát triển của vi khuẩn, hạn chế tối đa khả năng bội nhiễm và cải thiện tình trạng viêm.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm làm mềm da, cấp ẩm cho da. Làn da được cung cấp đủ ẩm sẽ không còn khô rát, giảm ngứa, quá trình dày sừng trên da bị hạn chế. Từ đó hạn chế lan rộng vùng mẩn đỏ và mụn nước.
IV. Nguyên tắc điều trị viêm da cơ địa an toàn – hiệu quả
Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, người mắc viêm da cơ địa cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Cách ly người bệnh khỏi các yếu tố gây kích ứng
- Tránh tiếp xúc hóa chất, xà phòng, chất giặt tẩy mạnh,…
- Tránh tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông chó, mèo,..
- Hạn chế đồ ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, nhộng,…
2. Chống viêm, chống nhiễm khuẩn
Ngăn cản sự viêm nhiễm tại nơi các nốt mụn nước là rất cần thiết. Khu vực tổn thương dễ bị vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập. Sự viêm nhiễm tại đây làm nốt mụn nước lâu lành, có thể bị loét, tạo mủ, để lại sẹo về sau. Người bệnh có thể vệ sinh khu vực tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn: povidon iod, cồn sát khuẩn, dizigone,..
3. Dưỡng ẩm, chống khô, làm dịu da
Làn da là hàng rào bảo vệ cơ bản nhất của cơ thể với các tác nhân từ bên ngoài. Sử dụng các biện pháp cấp ẩm giúp ổn định, tái tạo lại cấu trúc của da. Da được cung cấp nước đầy đủ không còn khô rát, giảm ngứa ngáy, quá trình hồi phục được thúc đẩy. Người bệnh có thể sử dụng các loại kem, thuốc mỡ, dầu dưỡng, gel dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng khô ngứa của da. Những sản phẩm có thành phần thiên nhiên lành tính kết hợp với các loại vitamin tốt cho da (vitamin A, B, C, D,..) được khuyến khích sử dụng.
Thực hiện chăm sóc da như không tắm bằng nước quá nóng, không dùng khăn chà xát lên da. Bệnh nhân nên sử dụng thường xuyên sản phẩm chăm sóc phù hợp cho da nhạy cảm. Đồng thời bạn cũng cần tránh sử dụng, tiếp xúc với đồ làm từ vật liệu như len, dạ, da, cao su,…
4. Dùng corticoid, kháng sinh, thuốc chống dị ứng
Những thuốc này đều phải được sử dụng dưới sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ. Đặc biệt là kháng sinh không được tự ý sử dụng để tránh trường hợp kháng thuốc. Corticoid hay thuốc chống dị ứng là những thuốc quy định chặt chẽ về liều lượng. Sử dụng quá liều những thuốc này gây nhiều hậu quả nghiêm trọng với cả cơ thể.
>>> Xem bài viết: Hai nhóm thuốc bôi viêm da cơ địa hiệu quả nhất
Viêm da cơ địa là bệnh về da phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: Viêm da cơ địa có lây không? Để phòng ngừa hiệu quả viêm da cơ địa, bạn hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có gì thắc mắc, hãy gọi tới số Hotline: 19009482 để được dược sĩ tư vấn.
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y tế