Vết thương tầng sinh môn gây nên chủ yếu do rạch tầng sinh môn khi phụ nữ sinh thường, hoặc phần nhỏ do bị thương dẫn tới rách. Vết thương này không gây nguy hiểm với cơ thể và có thể lành lại nhanh chóng khi được chăm sóc đúng cách. Vết thương tầng sinh môn bao lâu thì lành và những điều cần phải lưu ý để quá trình này diễn ra thuận lợi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
I. Vết thương tầng sinh môn bao lâu thì lành?
Thông thường vết thương ở tầng sinh môn lành sau 2-3 tuần, sau một tháng có thể hồi phục hoàn toàn.
Tầng sinh môn có thời gian lành ngắn do cấu tạo và sinh lý của cơ thể. Tầng sinh môn được cấu tạo bởi hệ thống cân, cơ, dây chằng bịt lỗ dưới khung chậu, được chia thành 3 tầng: tầng sâu, tầng giữa và tầng nông. Mỗi tầng có hệ cơ và được bao bọc bởi lớp cân riêng.
Hệ thống gân, cơ khi bị thương (rách) có khả năng tăng sinh tế bào nhanh chóng. Sợi trung gian như collagen,… được hình thành để tạo liên kết, nối các tế bào với nhau làm liền vết thương.
Cơ thể lúc này có nhiều phản ứng sinh lý nhằm đẩy nhanh sự phục hồi. Đồng thời, cơ chế bảo vệ giúp ngăn chặn các tác nhân, mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập như:
- Tạo cục máu đông ngăn hiện tượng chảy máu. Ngoài ra, tạo lớp vỏ bao bọc khu vực tổn thương tránh các tác động từ môi trường ngoài.
- Bạch cầu tập trung nhiều tại khu vực này, bắt, ăn và tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập gây hại.
Hình ảnh minh họa rạch tầng sinh môn trong phương pháp sinh thường
Để quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi nhất thì chăm sóc vết thương đúng cách là rất quan trọng. Chăm sóc đúng cách còn hạn chế biến chứng như nhiễm khuẩn, sưng, phù, mưng mủ, chảy máu,… Nếu vết thương lâu liền sẽ gây đau đớn, đặc biệt là khi vệ sinh hay đi đại, tiểu tiện.
>>> Xem bài viết: Vết khâu tầng sinh môn bị lồi do đâu? Cần làm gì để xử lý?
II. 4 yếu tố cản trở khả năng lành vết thương tự nhiên ở tầng sinh môn
Một vết thương lành tự nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể:
- Đảm bảo vết thương vô khuẩn.
- Giữ vết thương khô, thoáng, sạch sẽ.
- Chế độ dinh dưỡng đủ lượng, đủ chất.
- Chế độ chăm sóc vết thương.
Vết thương lành nhanh do sự kết hợp chặt chẽ của các yếu tố trên. Bất kỳ yếu tố nào bị tác động ngược lại sẽ cản trở vết thương lành tự nhiên, có thể sưng viêm, loét, mưng mủ.
1. Nhiễm khuẩn
Vết thương hở trên cơ thể là nơi vi khuẩn, nấm dễ dàng xâm nhập. Máu, dịch từ vết thương là nguồn thức ăn dồi dào của vi sinh vật, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng sinh trưởng và phát triển. Vi khuẩn, nấm xâm nhập sẽ gây nhiều tác động:
- Tranh giành nguồn dinh dưỡng với tế bào.
- Tiết ra chất làm thay đổi pH tại chỗ (pH môi trường lúc này không còn phù hợp cho quá trình tăng sinh tế bào và lành vết thương.)
- Cơ thể chống lại với sự xâm nhập của chúng bằng phản ứng viêm nhằm tiêu diệt vi sinh vật. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ gây sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ, khiến người bệnh khó chiu, mệt mỏi.
Với những tác động trên thì quá trình tái tạo mo, tế bào để lành vết thương bị cản trở và kéo dài.
2. Không đảm bảo khô, thoáng, sạch sẽ
Môi trường ẩm ướt, bí bách, không đảm bảo sạch sẽ chính là môi trường lý tưởng của nấm và vi sinh vật xâm nhập và gây nhiều hậu quả như trên.
3. Chế độ ăn không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
Cơ thể bị tổn thương là giai đoạn cần huy động nhiều nguyên liệu từ nhiều nguồn nhằm phục cụ cho quá trình tăng sinh tế bào, tái tạo vật chất cần thiết cho cơ thể. Mà nguồn nguyên liệu này được bổ sung chủ yếu từ môi trường ngoài qua thức ăn, thuốc hay thực phẩm chức năng. Sự cung cấp thiếu sẽ khiến quá trình tái tạo kéo dài hơn so với bình thường, dẫn tới vết thương chậm liền miệng và trở lại bình thường.
Thịt gà, rau muống, hải sản,… là thực phẩm khiết vết thương lâu lành
4. Chế độ chăm sóc vết thương không hợp lý
Vết thương chịu nhiều tác động như nhiệt độ, độ ẩm, mức độ thông thoáng, nấm, vi khuẩn. Mặc dù cơ thể có các yếu tố bảo vệ nhất định nhưng việc chăm sóc, phòng tránh các yếu tố nguy cơ là điều rất cần thiết. Chế độ chăm sóc không đảm bảo kháng khuẩn, khô ráo, thoáng mát sẽ gây nên nhiều hiện tượng như viêm nhiễm, sưng, viêm, mở rộng vết thương. Vết thương sẽ lâu lành và gây khó khăn trong điều trị
Vì vậy, người bệnh và người nhà nên có những biện pháp, phương thức nhằm loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây cản trở cho quá trình hồi phục của cơ thể.
III. Cách chăm sóc vết thương tầng sinh môn lành nhanh – không biến chứng
1. Vệ sinh vùng tổn thương sạch sẽ
Tầng sinh môn gần sát với vị trí đưa chất thải ra khỏi cơ thể. Chất thải cần được loại bỏ và làm sạch tại đây để tránh gây bẩn, vi sinh vật từ phân, nước tiểu xâm nhập vào vết thương. Người bệnh có thể sử dụng khăn ướt, nước ấm để nhẹ nhàng làm sạch khu vực này.
2. Kháng khuẩn
Đây là bước quan trọng nhất đối với vết thương ngoài da và vết thương ăn sâu trong da. Vi khuẩn và nấm là nguyên nhân gây nên viêm nhiễm và làm cản trở sự hình thành các tế bào, cấu trúc mới để làm liền vết thương. Tầng sinh môn thuộc bộ phận sinh dục, là vị trí nhạy cảm. Một sản phẩm kháng khuẩn cần đảm bảo các tiêu chí:
- Khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm mạnh mẽ
- Có tác dụng nhanh chóng.
- Hạn chế gây đau, xót, rát tại vị trí sử dụng.
- Không chứa thành phần dễ gây kích ứng như cồn, paraben,..
- Ưu tiên thành phần của sản phẩm lành tính, dịu nhẹ với da.
Những sản phẩm sát khuẩn thông dụng trên thị trường có một số khó khăn khi sử dụng như: cồn sát khuẩn, oxy già gây đau, xót tại nơi sử dung; xanh metylen, povidon iod gây nhuộm màu da, nhuộm màu ra quần áo gây mất thẩm mỹ;… Đồng thời, các dung dịch sát khuẩn này chỉ có hiệu lực tác dụng trung bình nên khả năng kiểm soát nhiễm khuẩn kém, không giúp vết khâu lành nhanh.
Dizigone sensicare giúp vết khâu tầng sinh môn lành nhanh chóng – an toàn
Hiện nay, sản phẩm được bác sĩ khuyên dùng là dung dịch vệ sinh phụ nữ Dizigone Sensicare. Dizigone có nhiều ưu điểm vượt trội, khác phục hoàn toàn nhược điểm của các dung dịch sát khuẩn truyền thống:
- Hiệu lực kháng khuẩn mạnh: Tiêu diệt được cả nấm, vi khuẩn và virus gây bệnh thường gặp
- Hiệu quả nhanh: Loại bỏ mầm bệnh CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY tiếp xúc.
- Không gây đau, xót, kích ứng khi sử dụng
- Lành tính với da và niêm mạc vùng nhạy cảm, không chứa cồn, paraben,..
- Cơ chế tác dụng tương tự miễn dịch tự nhiên nên an toàn tuyệt đối.
Dizigone sensicare được các bác sĩ tin tưởng kê đơn tại nhiều bệnh viện như bệnh viên Thu Cúc, bệnh viện sản nhi các tỉnh…
Xem thêm về phản hồi của khách hàng và đặt mua sản phẩm Dizigone sensicare qua shopee: https://shopee.vn/terrapharm
3. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
Cơ thể lúc này cần cung cấp đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng nhằm bổ sung nguyên liệu cho quá trình hình thành tổ chức, mô mới, làm liền vết thương. Người bệnh có nên bổ sung nhiều:
- Protein: các loại thịt (bò, gà, cá,…), trứng, sữa,..
- Vitamin và chất xơ: các loại hoa quả, rau xanh,..
- Chất béo tốt cho cơ thể: chất béo từ dầu cá ( do chứa nhiều omega 3), dầu thực vật (dầu lạc, vừng, đậu nành,…)
- Hoặc các thực phẩm, sản phẩm chức năng cung cấp chất dinh dưỡng, các chất đề kháng cho cơ thể.
4. Chăm sóc vết thương đúng cách
Vết thương tầng sinh môn ở vùng kín và nhạy cảm của cơ thể. Khu vực này dễ bị bó hẹp, gây bí bách bởi quần áo, dễ ẩm thấp do chất bài tiết của cơ thể. Vì thế ngoài việc vệ sinh thường xuyên, người bệnh phải giữ cho khu vực này luôn khô ráo, sử dụng quần, áo thông thoáng, rộng rãi, không bó sát.
Việc thực hiện tốt vệ sinh, kháng khuẩn vết thương và chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp tình trạng của vết thương cải thiện nhiều, nhanh chóng lành và hồi phục.
IV. 4 điều cần lưu ý khi chăm sóc vết thương tầng sinh môn
1. Tạo điều kiện vệ sinh sạch sẽ
Nhằm tránh các chất bẩn và mầm bệnh từ môi trường xâm nhập, người bệnh nên:
- Sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh để lau, rửa.
- Dụng cụ vệ sinh sạch sẽ, được rửa sạch trước và sau khi sử dụng (có thể dùng nước ấm hoặc sản phẩm tẩy rửa phù hợp).
- Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh khu vực người bệnh ở.
2. Tránh sử dụng các bài thuốc dân gian truyền miệng, chưa được kiểm chứng
Bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng an toàn cho vết thương
Các bài thuốc lá, cách chữa mẹo với công dụng làm nhanh liền, nhanh lành vết thương được truyền miệng và lan tràn trên mạng thu hút nhiều sự chú ý của người bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần cân nhắc bởi đa số các phương pháp này chưa được kiểm chứng, chứng minh tác dụng. Nếu sử dụng có thể dẫn tới hậu quả là vết thương lâu lành, viêm, nhiễm tại chỗ.
3. Tránh sờ, động, chạm vào vết thương
Chất bẩn và mầm bệnh trong môi trường có thể qua tay để vào vết thương. Người bệnh chỉ động, chạm vào khi cần thiết (ví dụ như khi vệ sinh vết thương) và rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đụng, chạm.
4. Hạn chế quan hệ tình dục trong khoảng thời gian sau sinh
Nếu người bệnh quan hệ tình dục trong thời gian này dễ khiến vết thương bị rách, mở rộng gây đau, xót và lâu lành. Thời gian kiêng hợp lý cho người bệnh là sau 3 tuần đến 1 tháng, khi đó vết thương đã liền miệng và dần trở lại như ban đầu.
Vết thương tầng sinh môn là vấn đề được quan tâm nhiều trong quá trình sinh nở. 3 tuần đến một tháng là thời gian để vết thương lành tự nhiên nếu được đảm bảo kháng khuẩn và chăm sóc phù hợp. Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ và gia đình. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan tới bài viết, hãy gọi ngay tới Hotline: 19009482 để được giải đáp kịp thời.