Vết thương hoại tử, có mùi là mức độ đặc biệt nghiêm trọng của tổn thương da. Nếu không xử lý đúng cách, vùng hoại tử sẽ lan sâu và rộng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Để nắm được nguyên tắc xử lý và chăm sóc vết thương hoại tử hiệu quả, an toàn nhất, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. 3 nguyên tắc vàng để xử lý vết thương hoại tử, có mùi
1. Cắt lọc vết thương hoại tử
Đây là nguyên tắc quan trọng trong xử lý vết thương hoại tử. Việc điều trị chỉ mang lại kết quả tốt khi phần hoại tử được cắt lọc hoàn toàn.
Cắt lọc vết thương hoại tử có mùi cần được thực hiện bởi người có chuyên môn để đảm bảo phần hoại tử được loại bỏ sạch sẽ, giảm sự lây lan hoại tử sang phần mô xung quanh. Đồng thời, việc áp dụng các phương pháp gây tê sẽ đảm bảo người bệnh không phải gánh chịu cảm giác đau đớn, mệt mỏi. Do đó, người bệnh nên được đưa đến các cơ sở y tế để được thực hiện thủ thuật cắt bỏ phần hoại tử một cách an toàn.
Quy trình cắt lọc phần hoại tử đối với vết thương hoại tử nhỏ và vừa trên da:
- Làm sạch các dụng cụ cắt lọc bằng dung dịch sát khuẩn.
- Đổ dung dịch sát khuẩn lên bông băng để dễ tháo băng hơn. Bạn nên tránh kéo bung phần da vừa lành lại và làm vết thương thêm lở loét.
- Dùng kéo gắp bông băng ra và nhặt phần bông băng còn dính trên vết thương.
- Xem xét các phần hoại tử, dùng kéo cắt lọc hết phần hoại tử.
- Dùng dung dịch sát khuẩn và bông rửa vết thương và lau sạch xung quanh vết thương.
- Băng nhẹ nhàng vết thương lại, không băng quá lỏng lẻo hay quá chặt.
Đối với vết thương hoại tử nghiêm trọng hơn, bác sĩ cần phẫu thuật để loại bỏ phần hoại tử. Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể phải cắt bỏ một phần cơ thể để ngăn ngừa hoại tử lây lan.
2. Rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn hiệu lực mạnh
Vết thương cần được rửa hằng ngày bằng dung dịch sát khuẩn hiệu lực mạnh. Đây cũng là một trong ba nguyên tắc điều trị chính khi vết thương hoại tử, có mùi. Bước làm này không chỉ có tác dụng làm sạch tại chỗ mà còn chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm… vào vùng tổn thương. Cách lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp cho vết thương hoại tử sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau.
>>> Xem bài viết: Sát trùng vết thương hở tại nhà đúng cách bằng 6 bước đơn giản
3. Theo dõi tiến triển, kết hợp dùng kem dưỡng phục hồi, tái tạo
- Vết thương hoại tử cần được theo dõi hằng ngày và loại bỏ phần hoại tử đến khi không còn xuất hiện hoại tử, lở loét nữa. Nếu bệnh nhân sốt cao liên tục trong 48 giờ, lựa chọn điều trị tại nhà không có tiến triển mà vết thương ngày càng nặng thêm hay có bất kì triệu chứng nào bất thường thì nên đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế ngay.
- Chỉ sử dụng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh vết thương hoại tử và dùng kem kháng sinh nếu có chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng sản phẩm nào khác với vết thương đang lở loét và có dịch để tránh hoạt chất có thể qua vết thương vào máu.
- Khi vết thương đã khô se, không còn dịch hay lở loét nữa, bạn có thể sử dụng kem Dizigone Nano Bạc để cung cấp độ ẩm cho da, tăng khả năng tái tạo da, ngăn ngừa tạo sẹo và kháng khuẩn.
Thực hiện đúng và đủ 3 nguyên tắc trên, vết thương sẽ tiến triển tốt trong 3-5 ngày. Trường hợp tự điều trị tại nhà, nếu vết thương không có cải thiện sau 3 ngày điều trị, người bệnh cần đến trung tâm y tế sớm nhất có thể.
II. Cách lựa chọn dung dịch sát khuẩn dùng cho vết thương hoại tử, có mùi
1. Vai trò của dung dịch sát khuẩn trong điều trị vết thương hoại tử
Dung dịch sát khuẩn đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong quá trình điều trị vết thương, đặc biệt là vết thương hoại tử có mùi. Cụ thể vai trò của dung dịch sát khuẩn:
- Tiêu diệt vi sinh vật, loại bỏ mảnh vụn hoại tử da, bụi bẩn và dịch viêm.
- Đảm bảo vết thương hoại tử được vệ sinh sạch, loại bỏ mùi hôi khó chịu.
- Ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn trên vết thương.
- Hạn chế biến chứng do vi khuẩn gây ra như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn đa tạng.
Tầm quan trọng của dung dịch sát khuẩn là không thể thay thế trong chăm sóc vết thương, đặc biệt là vết thương hoại tử. Lựa chọn được một dung dịch sát khuẩn hiệu lực mạnh sẽ đảm bảo vết thương không nhiễm trùng, ngăn ngừa nguy cơ hoại tử. Với vết thương đã hoại tử rồi, dung dịch sát khuẩn giúp xử lý ổ hoại tử nhanh chóng hơn, ngăn chặn lây lan sang các mô, cơ quan khác. Có thể khẳng định rằng để vết thương mau chóng lành lại, việc lau rửa, vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn là bước chăm sóc bắt buộc. Cho nên, chúng ta cần lựa chọn dung dịch sát khuẩn cẩn thận, cân nhắc giữa hiệu quả sử dụng và nguy cơ gây bất lợi đến vết thương.
2. Các tiêu chí lựa chọn dung dịch sát khuẩn
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại dung dịch sát khuẩn khiến chúng ta khó khăn trong lựa chọn. Để dễ dàng chọn lựa hơn, chúng ta có thể dựa vào các tiêu chí sau:
- Hiệu quả: phổ kháng khuẩn của sản phẩm rộng và phát huy tác dụng nhanh.
- An toàn: lành tính với vết thương hoại tử đang rất nhạy cảm, không gây xót.
- Không màu, không mùi khó chịu với người dùng.
III. Review 7 sản phẩm chăm sóc vết thương hoại tử hiệu quả
1. Nước muối sinh lí
Thành phần: muối NaCl và nước cất pha ở nồng độ 0,9%.
Ưu điểm:
- Làm sạch bề mặt vết thương khá hiệu quả.
- An toàn, lành tính với vết thương hoại tử
Nhược điểm:
- Chỉ rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn bề mặt
- Tác dụng sát khuẩn không đáng kể
2. Nước oxy già
Thành phần: Hydrogen peroxide pha với nước cất ở các nồng độ 6%, 3%, 1,5%.
Ưu điểm:
- Khả năng làm sạch tốt, rửa trôi dị vật, bụi bẩn và các mô dập nát hiệu quả.
Nhược điểm:
- Sử dụng hằng ngày có thể làm tổn thương mô tế bào lành xung quanh và khiến vết thương lâu phục hồi.
- Gây xót, đau rát, khó chịu khi sử dụng.
3. Cồn
Thành phần: dung dịch ethanol 70 độ hay 90 độ.
Ưu điểm:
- Tác dụng sát khuẩn nhanh và mạnh.
Nhược điểm:
- Gây xót, đau rát và khô da khi sử dụng.
- Thời gian tác dụng nhanh, nhanh mất hiệu quả
- Gây tổn thương mô lành xung quanh vết thương, kéo dài thời gian điều trị.
>>> Xem bài viết: Cồn sát trùng vết thương – Hại nhiều hơn lợi
4. Povidone iodine
Thành phần: povidone iodine và nước cất.
Ưu điểm:
- Tính sát khuẩn mạnh.
- An toàn, không gây xót da khi sử dụng trên vết thương hoại tử.
Nhược điểm:
- Hiệu quả chậm và không kéo dài.
- Màu iod đặc trưng gây khó khăn trong quan sát tiến triển vết thương.
- Iod có khả năng hấp phụ vào cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người bệnh khi sử dụng thường xuyên.
5. Thuốc đỏ eosin
Thành phần: eosin cooper, acid citric và nước cất.
Ưu điểm:
- Hiệu quả kháng khuẩn và làm sạch nhanh, mạnh.
Nhược điểm:
- Gây xót da, đau rát khi sử dụng.
- Làm tổn thương mô xung quanh vết thương, kéo dài thời gian điều trị.
6. Chlorhexidine
Thành phần: chlorhexidine và nước cất.
Ưu điểm:
- Phổ diệt khuẩn rộng và hiệu quả tác dụng nhanh.
Nhược điểm:
- Có thể gây kích ứng, phát ban, ngứa rát trên da người bệnh.
- Hiệu lực sản phẩm phụ thuộc nhiều vào môi trường pH nên cần chú ý bảo quản đúng theo hướng dẫn để đảm bảo tác dụng mong muốn.
7. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Thành phần: các ion và chất oxy hóa như HClO, ClO-, HO*… Những thành phần này có khả năng tiêu diệt mầm bệnh nhanh chóng.
Ưu điểm:
- Hiệu quả kháng khuẩn vượt trội so với các dung dịch kháng khuẩn thông thường.
- Không gây kích ứng da: không xót, không đau.
- Không màu, dễ quan sát tiến triển điều trị vết thương.
Như vậy, so với các dung dịch kháng khuẩn thường gặp, dung dịch Dizigone có nhiều ưu điểm nổi bật hơn hẳn. Hiệu quả của Dizigone đã được kiểm chứng tại Trung tâm Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ.
Nhược điểm: có mùi clo nhẹ đặc trưng nhưng không gây hại tới sức khỏe.
>>> Xem bài viết: Review các dung dịch kháng khuẩn cho vết thương ngoài da
Trên đây là bài viết về cách xử lý vết thương hoại tử hiệu quả và giới thiệu một số dung dịch sát khuẩn thường gặp trên thị trường. Dung dịch kháng khuẩn ion Dizigone có những ưu điểm vượt trội hơn so với dung dịch kháng khuẩn thông thường, nên là lựa chọn phù hợp cho người bệnh nếu chẳng may gặp phải một vết thương hoại tử. Hi vọng bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, hãy gọi ngay tới Hotline: 19009482 để được tư vấn kịp thời.
Tham khảo: www.healthline.com