Bệnh chốc lở là bệnh thường gặp ở trẻ em. Dù chỉ là bệnh ngoài da đơn giản nhưng nếu để lâu dài, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bệnh cần được phát hiện sớm và chữa kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đầy đủ về triệu chứng và phân loại các mức độ bệnh chốc lở ở trẻ để có biện pháp can thiệp phù hợp.
I. Bệnh chốc lở ở trẻ em là gì?
Bệnh chốc lở là tình trạng nhiễm trùng ngoài da do vi khuẩn gồm tụ cầu và liên cầu gây ra. Trong đó, tụ cầu vàng là nguyên nhân của khoảng hơn 90% trường hợp bị chốc lở.
Trên người bệnh, chốc lở rất dễ lây lan từ vị trí bị bệnh sang các vùng da lành khác. Ngoài ra, chốc cũng có thể lây sang người lành, nên bệnh còn được gọi là bệnh chốc lây. Do đó, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
Bệnh chốc lở có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi. Trong đó, trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo là đối tượng dễ bị bệnh nhất.
II. Triệu chứng của bệnh chốc lở ở trẻ em
Bệnh chốc lở thường có triệu chứng ban đầu là sốt (ít gặp), mệt mỏi, nổi hạch. Dấu hiệu trên da là những bóng nước hình tròn, dẹp. Theo dõi sẽ thấy sau vài giờ, bóng nước này đục dần, có mủ. Khi bóng vỡ ra, nó sẽ đóng vảy vàng. Ở những vị trí thương tổn có thể có dấu hiệu ngứa nhẹ hoặc có quầng đỏ bao quanh.
Chốc lở là bệnh gây tổn thương ngoài da, có thể dễ nhầm lẫn sang một số bệnh da liễu khác như: nấm da, thủy đậu, zona,…. Vì vậy, mọi người cần chú ý những triệu chứng của bệnh chốc lở để có hướng điều trị cho phù hợp.
- Khởi đầu của bệnh chốc là việc xuất hiện các vết dát đỏ xung huyết. Ngay sau đó, bọng nước phát triện trên các vết dát đó. Hóa mủ nhanh sau vài giờ. Cuối cùng, bọng nước sẽ bị dập vỡ, đóng vảy tiết màu vàng nâu hoặc nâu nhạt. Khi bỏ lớp vảy đó đi sẽ xuất hiện vết trợt nông màu đỏ, bề mặt ẩm ướt.
- Vị trí thường gặp của bệnh chốc lở là ở mặt, cổ, tay, chân.
- Bệnh chốc lở thường không sốt, có thể xuất hiện hạch viêm do phản ứng miễn dịch của cơ thể.
- Chốc lở có thể gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
Các bọng nước có thể tự lành sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, vi khuẩn vẫn đang cư trú dưới lớp da và khả năng tái phát lại bệnh là rất cao.
>>> Xem bài viết: Nhận biết dấu hiệu bệnh chốc lở qua hình ảnh
III. Phân loại các mức độ của bệnh chốc lở ở trẻ em
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh chốc mép. Vì thế, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi các con, đặc biệt là vào mùa hè khi thời tiết nóng ẩm, tỷ lệ bị chốc mép càng gia tăng hơn. Dưới đây là 3 mức độ của bệnh chốc lở ở trẻ em.
1. Chốc không có bọng nước
Thường nguyên nhân do cả liên cầu và tụ cầu vàng gây ra. Biểu hiện là việc xuất hiện các vết dát đỏ kèm theo các mụn nước nhỏ li ti. Đây là dạng chốc lở phổ biến nhất ở trẻ.
2. Chốc có bọng nước
Đây là khi tình trạng chốc lở đã nặng hơn. Lúc này các bọng nước lớn hơn, trông như bị phỏng, xung quanh có viền đỏ. Bên trong bóng nước có mủ và sẽ dễ bị vỡ. Cha mẹ cần lưu ý chăm sóc cẩn thận, tránh để con cào gãi hay va đập làm vỡ bọng nước, nhiễm trùng và tổn thương sâu hơn.
3. Chốc loét
Đây là hình thái nặng nhất của chốc lở. Nguyên nhân có thể do một trong 2 loại liên cầu, tụ cầu hoặc có thể do cả 2 loại khuẩn này cùng gây ra. Vi khuẩn đã xấm lấn sâu vào tổ chức phía trong da. Vết chốc chứa nhiều chất lỏng hoặc lở loét, chứa đầy mủ, dần trở thành những vết loét sâu, thường ở tay hoặc bàn chân. Lúc này, con cần được kết hợp các biện pháp điều trị lẫn chăm sóc khoa học để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm như: hoại tử da, viêm cầu thận, nhiễm trùng máu,….
IV. Xử lý bệnh chốc lở ở trẻ em như thế nào?
1. Với trường hợp chốc nhẹ – trung bình
Mục tiêu điều trị bệnh chốc là diệt được tụ cầu và liên cầu – 2 nguyên nhân chính gây bệnh. Ở mức độ nhẹ – trung bình, các mầm bệnh này dễ dàng được loại bỏ bằng cách sử dụng những dung dịch kháng khuẩn mạnh như Dizigone.
3 bước xử lý bệnh chốc bằng bộ sản phẩm Dizigone:
Bước 1: Loại bỏ mủ dịch, vảy tiết trên vết chốc
- Áp dụng với vết chốc có nhiều mủ dịch, vảy tiết hay mô hoại tử cứng.
- Cách làm: Dùng bông gòn thấm nước ấm đắp lên vết chốc trong khoảng 2-3 phút để làm mềm bảy tiết. Sau đó, lau nhẹ nhàng mủ dịch hoặc bóc tách vảy tiết (nếu được) để bộc lộ hoàn toàn tổn thương bên trong.
Bước 2: Dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone tiêu diệt vi khuẩn gây chốc
- Đây là bước làm quan trọng nhất để diệt nguyên nhân gây bệnh – quyết định thành công trong việc đánh bay chốc lở.
- Cách làm: Thấm dung dịch Dizigone vào bông hoặc gạc rồi lau kỹ vết chốc. Lưu ý cần lau khu trú từ ngoài vào trong để tránh lan rộng ra vùng da lân cận. Thực hiện 2-3 tiếng/lần để đạt hiệu quả tối ưu.
Phản hồi của khách hàng sau khi chăm sóc vết chốc lở bằng bộ sản phẩm Dizigone
Bước 3: Dùng kem Dizigone Nano Bạc cung cấp dưỡng chất, độ ẩm cho tổn thương phục hồi nhanh
- Kem dưỡng phục hồi, tái tạo da được khuyên dùng khi tổn thương do chốc để lại đã khô se, hết mủ dịch. Độ ẩm và những dưỡng chất mà kem Dizigone Nano Bạc cung cấp sẽ giúp kéo da non nhanh hơn,
- Cách làm: Quan sát tiến triển vết chốc, khi nào thấy tổn thương khô se hẳn (sờ không dính tay), kết hợp thoa kem Dizigone Nano Bạc sau bước lau dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Thực hiện 3-4 lần/ngày.
2. Với trường hợp chốc nặng – lan tỏa toàn thân
Với các tổn thương nặng hơn, bên cạnh các dung dịch rửa kháng khuẩn, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng thuốc. Thuốc chữa chốc lở bao gồm các thuốc kháng sinh để diệt khuẩn và các thuốc giảm triệu chứng:
- Các thuốc kháng sinh có dạng kem bôi tại chỗ và dùng đường toàn thân. Kháng sinh toàn thân (đường uống, tiêm) chỉ được chỉ định trong các trường hợp tổn thương lan rộng, nặng, dai dẳng và có nguy cơ biến chứng viêm cầu thận cấp. Có thể dùng kháng sinh nhóm β-lactam, cephalosporin, macrolid, penicillin bán tổng hợp (ví dụ augmentin, erythromycin, cefixim…)
- Các thuốc làm giảm triệu chứng như thuốc kháng histamin giảm ngứa (phenergan, loratadin…)
- Việc dùng thuốc cho bệnh chốc cần tuân thủ theo hướng dẫn chữa của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất,.cũng như tránh nguy cơ kháng thuốc, giảm hiệu quả điều trị. Vì vậy, cha mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị theo phác đồ.
Một số thuốc điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em – chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ
V. Vai trò của dung dịch kháng khuẩn trong xử lý bệnh chốc lở ở trẻ em
Chốc lở có nguyên nhân là các vi khuẩn ngoài da như tụ cầu vàng hoặc liên cầu. Dung dịch kháng khuẩn hiệu lực mạnh ( nhưDizigone) sẽ giúp xử lý bệnh chốc ở trẻ em hiệu quả nhờ khả năng:
- Tiêu diệt tụ cầu, liên cầu gây bệnh chốc lở.
- Ngăn ngừa bội nhiễm sâu gây chốc loét.
- Kiểm soát mầm bệnh chốc lây lan và khiến vết chốc lan rộng.
- Giúp vết chốc khô se nhanh chóng và phục hồi, tái tạo da.
- Ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh chốc lở
1. Sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone vệ sinh vết chốc lở ở trẻ em
- Dung dịch kháng khuẩn Dizigone được các bác sỹ chuyên khoa sử dụng thường xuyên cho bệnh nhân chốc lở. Dizigone có hiệu quả kháng khuẩn mạnh. Đây là dung dịch kháng khuẩn thích hợp nhất cho các trường hợp tổn thương do nhiễm khuẩn.
- Dizigone có hiệu quả diệt khuẩn 100% chỉ trong vòng 30s (Được chứng minh bởi thử nghiệm của Quatest 1 – Bộ KHCN). Phổ diệt khuẩn của Dizigone rất rộng, bao trùm cả vi khuẩn, nấm – nguyên nhân gây chốc lở. Từ đó, giúp làm sạch, khử trùng nhanh, không làm tổn thương các tế bào lành, giúp kiểm soát vết chốc không lan rộng, nhanh chóng hồi phục.
- Dung dịch kháng khuẩn Dizigone không màu, rất an toàn và dịu nhẹ. Dizigone cũng không gây đau xót khi vệ sinh khu vực tổn thương. Vì vậy, cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng loại dung dịch này cho các em nhỏ.
Dizigone – giải pháp tối ưu trong xử lý bệnh chốc lở ở trẻ em
2. Kem Dizigone Nano Bạc giúp kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo
Khi các vết chốc đã đóng vảy, bắt đầu quá trình hổi phục da, cha mẹ nên cho con sử dụng kem dưỡng. Dizigone Nano bạc có thành phần chứ các phân tử bạc kích thước nano kết hợp với các thành phần tự nhiên như: tinh dầu tràm trà, lô hội, cúc La Mã,… có khả năng:
- Kháng khuẩn, giúp tiêu diệt triệt để vi khuẩn gây bệnh còn sót lại.
- Cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, giảm tình trạng bong tróc, ngứa ngáy.
- Thúc đẩy tái tạo tế bào da mới, hạn chế để lại sẹo.
Bộ đôi sản phẩm Dizigone là giải pháp hữu hiệu trong quá trình xử lý chốc lở ở trẻ.
Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến bệnh chốc lở ở trẻ em. Nếu còn bất cứ thông tin nào cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp cụ thể.