Loét bàn chân bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cắt cụt chi. Cách tốt nhất để phòng chống biến chứng ” cắt cụt chi ” là phát hiện các triệu chứng loét bàn chân sớm. Bài viết này sẽ trình bày các triệu chứng loét bàn chân bệnh tiểu đường chi tiết. Đọc hết bài viết vì sức khỏe cho đôi chân của bạn và những người xung quanh.
Nguyên nhân gây loét bàn chân bệnh tiểu đường
Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, bài viết này chỉ tập trung nói về triệu chứng lở loét bàn chân. Bạn nào muốn tìm hiểu về nguyên nhân có thể tham khảo bài viết 5 nguyên nhân loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường.
Triệu chứng lở loét bàn chân bệnh tiểu đường
Triệu chứng ban đầu của loét bàn chân thường khó phát hiện do các chi mất cảm giác đau. Nên bạn cần kiểm tra chân hàng ngày để phát hiện bệnh sớm nhất. Trong bài viết này, tôi sẽ chia triệu chứng ra làm 2 thời kỳ: khởi phát bệnh và thời kỳ toàn phát.
Triệu chứng thời kỳ khởi phát lở loét bàn chân
Triệu chứng khởi phát thường nhẹ và khó phát hiện. Thậm chí, trong nhiều trường hợp triệu chứng khởi phát không xuất hiện.
- Cảm giác tê, đau, ngứa bàn chân. Dần dần mất cảm giác đau.
- Vết chai bàn chân do tế bào chết không được phục hồi
Đây là 2 triệu chứng đầu tiên báo hiệu biến chứng bàn chân do bệnh tiểu đường. Nguyên nhân chủ yếu do suy yếu hệ thống miễn dịch, tổn thương thần kinh. Tiếp đó, chỉ cần vết cắt, vết thương nhỏ cũng có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề.
- Mất cảm giác đau xung quanh các vết thương hở.
- Mùi hôi trong tất và giày do dịch tiết từ vết thương.
- Da chân đổi màu, sưng, đỏ xung quanh các vết thương
Triệu chứng toàn phát của loét bàn chân
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nặng thêm của bệnh là nhiễm khuẩn. Lượng đường máu cao không được kiểm soát làm chậm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các triệu chứng của thời kỳ này chủ yếu liên quan đến viêm như.
- Sốt, ớn lạnh, run rẩy.
- Dịch tiết vết thương nhiều, mùi khó chịu.
- Vết thương loét rộng, sâu, sưng đỏ.
- Vết thương đau tăng dần, đi lại khó khăn.
- Không được chữa kịp thời sẽ dẫn đến việc phải phẫu thuật cắt bỏ phần viêm nhiễm.
Khi nào nên đi khám bác sĩ
Bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu chân có bất kỳ dấu hiệu bất thường.
- Thay đổi màu da ở bàn chân
- Sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân
- Thay đổi nhiệt độ ở bàn chân
- Vết loét dai dẳng trên bàn chân
- Đau hoặc ngứa ran ở bàn chân hoặc mắt cá chân
- Chân của vận động viên hoặc nhiễm nấm khác của bàn chân
- Da khô, nứt nẻ ở gót chân
- Bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào khác
Biện pháp bảo vệ chân khỏi lở loét cho bệnh nhân tiểu đường
Cách tốt nhất để phòng chống lở loét là vệ sinh chân bạn sạch sẽ hằng ngày. Giữ tất và giày luôn sạch sẽ. Bạn nên thường xuyên rửa chân bằng nước ấm. Sát khuẩn chân bằng các dung dịch sát khuẩn nhẹ để chống viêm nhiễm. Bạn nên chọn các dung dịch sát khuẩn có khả năng tác động đến tất cả mầm bệnh: vi khuẩn, nấm… Theo nghiên cứu của bộ khoa học công nghệ thì chỉ có Dizigone và Betadine là 2 sản phẩm duy nhất có khả năng diệt mầm bệnh tốt. Tuy nhiên Betadine thì có màu vàng, gây đau, xót khi sát khuẩn lên vết thương hở.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Ngoài ra bạn cũng nên có chế độ ăn, rèn luyện sức khỏe hợp lý để duy trì lượng đường máu luôn ổn định.