Loét tỳ đè thường gặp ở người cao tuổi có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm, hoại tử vết loét. Điều trị vết loét cho người già đúng cách sẽ giúp kiểm soát tốt loét tỳ đè, nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. Cùng tìm hiểu 4 bước chăm sóc loét tỳ đè hiệu quả trong bài viết dưới đây
I. Bốn bước chăm sóc vết loét tỳ đè cho người già
Loét tỳ đè luôn được đánh giá là tổn thương khó chăm sóc. Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi, kém vận động, người bệnh nằm lâu do chấn thương, phẫu thuật hay mắc các bệnh lý mạn tính… Trong điều kiện đó, khả năng lưu thông máu và phục hồi thương tổn cực kỳ kém. Khi không xử lý cẩn thận, vết loét ăn sâu, lan rộng rất nhanh, để lại ổ loét lớn với nhiều mủ, dịch vàng. Ở những giai đoạn nặng, vết loét còn có mùi hôi khó chịu, tạo trở ngại tâm lý cho người chăm sóc.
Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng đó, vết loét tỳ đè cần được chăm sóc rất cẩn thận. Bốn mục tiêu chính được đặt ra khi chăm sóc và xử lý loét:
- Kiểm soát vết loét không sâu và rộng thêm
- Loại bỏ mùi hôi khó chịu trên vết loét (nếu có)
- Giảm mủ, dịch, giúp vết loét khô se dần.
- Đảm bảo vết loét không viêm, nhiễm trùng, phục hồi tự nhiên.
Bốn mục tiêu này sẽ đạt được khi người chăm bệnh tuân thủ theo bốn bước làm sau:
Bước 1: Làm sạch vết loét, loại bỏ vảy hoại tử, mủ viêm
Bước làm này áp dụng với những vết loét có vảy đen bao phủ hoặc có quá nhiều mủ viêm, mảnh da chết… Đây được coi là màng chắn che phủ vết loét, ngăn cản hiệu quả của các bước chăm sóc sau. Chính vì vậy, việc loại bỏ chúng bắt buộc phải được tiến hành càng sớm càng tốt.
Cách làm
- Dùng một chiếc nhíp sạch, đã được sát trùng bằng dung dịch sát khuẩn để gắp bỏ các mảnh vụn hoại tử nhỏ.
- Rửa hoặc lau vết loét bằng nước muối sinh lý, loại bỏ mủ viêm tại ổ loét. Lưu ý luôn sử dụng gạc sạch, vô trùng.
Nếu vảy đen quá cứng và dày, việc loại bỏ có thể gây đau đớn nhiều, nhất là với người bệnh còn cảm giác. Vì vậy, bệnh nhân nên được đưa tới cơ sở y tế để can thiệp ngoại khoa an toàn. Nếu bệnh nhân không tiện di chuyển, có thể mời nhân viên y tế tới nhà để xử lý.
Bước 2: Làm sạch vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng
Vết loét chỉ có thể phục hồi tự nhiên khi được đảm bảo sạch khuẩn, không bị viêm, nhiễm trùng. Dựa trên nguyên tắc này, làm sạch vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn là bước chăm sóc quan trọng nhất. Việc định kỳ rửa vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn 3-4 lần/ngày sẽ đem lại hiệu quả:
- Tiêu diệt 100% vi khuẩn, nấm và mầm bệnh có hại tại ổ loét.
- Giúp vết loét không bị viêm, giảm mủ dịch và dần khô se, co lại.
- Giảm mùi hôi khó chịu tại vết loét (nếu có)
Dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng được khuyên dùng cho vết loét là: Dizigone
Cách vệ sinh vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone:
- Thấm dung dịch kháng khuẩn vào bông/gạc, lau vết loét tối thiểu 3-4 lần/ngày.
- Đảm bảo lau kỹ cả phần ngoài và trong ổ loét, giữ dung dịch trên vết loét trong khoảng 1 phút.
- Để dung dịch khô tự nhiên, không cần lau rửa lại bằng nước.
>>> Xem bài viết: Cách lựa chọn dung dịch kháng khuẩn cho vết thương, vết loét.
Bước 3: Dùng kem chăm sóc vết loét
Khi tích cực lau rửa bằng dung dịch kháng khuẩn, vết loét sẽ khô se rất nhanh. Theo tiến trình phục hồi, miệng vết loét sẽ khô se trước và bước vào giai đoạn lên da non. Khi đó, vết loét nên được chăm sóc bằng kem dưỡng chuyên dụng. Vai trò chính của kem là dưỡng ẩm, làm dịu, kích thích tái tạo và phục hồi da mới nhanh hơn.
Theo các nghiên cứu y khoa, môi trường ẩm thúc đẩy hình thành mao mạch dưới da, tăng sinh collagen, phân hủy mô chết và fibrin. Nhờ vậy, vết loét sẽ mau lành hơn rất nhiều lần. Tuy nhiên, kem dưỡng phải được sử dụng với một lượng vừa đủ để tổn thương đảm bảo “ẩm” chứ không bị “ướt”. Dạng kem được dùng phổ biến cho vết loét: Dizigone Nano Bạc.
Cách sử dụng kem dưỡng phục hồi, tái tạo da:
- Dùng sau bước vệ sinh vết loét, khi dung dịch kháng khuẩn đã khô hoàn toàn.
- Thoa một lượng kem vừa phải lên những vùng thương tổn đã khô se.
- Thực hiện 3-4 lần/ngày để tối ưu hiệu quả.
>>> Nguồn tham khảo: Đánh giá khả năng chữa lành tổn thương trong ba môi trường: ướt, ẩm và khô – Nhóm tác giả Đại học Harvard, Hoa Kỳ.
Bước 4: Băng vết loét
Những vết loét to, sâu, nhiều mủ dịch nên được băng lại sau các bước chăm sóc ở trên. Băng gạc được dùng với vai trò che kín vết loét, ngăn cản vi khuẩn và mầm bệnh xâm nhập. Đồng thời, nó cũng tạo ra lớp rào chắn để vết loét khỏi ma sát với quần áo, chăn màn.
Khi băng vết loét, cần lưu ý một số điều sau:
- Chỉ cần băng nhẹ để đủ che kín vết loét. Việc băng quá chặt có thể khiến người bệnh đau đớn hay tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển.
- Nên chọn loại băng mềm, thấm hút tốt như băng hydrocolloid.
- Thay băng ít nhất 1 lần/ngày hoặc khi thấy băng gạc đã bị dính bẩn.
II. Những sai lầm khi trị vết loét tỳ đè cho người già
1. Dùng cao dán đông y
Cao dán đông y được bào chế từ những bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc. Quá trình sản xuất chưa được kiểm định chất lượng nên không đảm bảo vô khuẩn – điều kiện tiên quyết cho mọi sản phẩm dùng cho tổn thương hở ngoài da. Đồng thời, nó còn làm ứ dịch, mủ viêm tại vết loét, tạo môi trường kín cho bi khuẩn kỵ khí phát triển. Dưới lớp cao dán này, quá trình viêm nhiễm vẫn diên ra bình thường, khiến vết loét ăn sâu xuống dưới. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi kiểm soát vết loét theo cách dùng cao dán đông y.
>>> Xem bài viết: Cao dán đông y – Liệu có tốt như lời đồn
2. Rắc thuốc bột lên vết loét
Rắc thuốc bột lên vết loét là sai lầm tối kỵ, đã được nhiều chuyên gia y tế cảnh báo. Thuốc bột chỉ có tác dụng kháng khuẩn trên bề mặt. Ngay khi tiếp xúc với vết loét còn ướt dịch, bột thuốc sẽ khô lại, vón cục, không thể tác động xuống sâu. Lớp màng khô của bột kháng sinh ngăn trở quá trình phục hồi da, làm chậm lành vết loét. Bên cạnh đó, việc dùng kháng sinh trực tiếp khi chưa có chỉ định dễ gây dị ứng, sốc phản vệ; làm tăng nguy cơ kháng thuốc của người bệnh.
3. Lựa chọn sai dung dịch kháng khuẩn
Dung dịch kháng khuẩn có vai trò quyết định trong quá trình phục hồi vết loét. Tuy nhiên, giữa nhiều lựa chọn kháng khuẩn, không phải sản phẩm nào cũng thực sự phù hợp.
Các dung dịch chứa cồn, oxy già đều có chung đặc điểm: gây xót và tổn thương mô. Chính vì vậy, người bệnh thường phải trải qua cảm giác đau đớn, khó chịu. Vết loét cũng không có nhiều tiến triển tích cực do quá trình lành thương tự nhiên bị cản trở.
Một số số sản phẩm khác như povidone iod, clorhexidine có khả năng kháng khuẩn tốt. Tuy nhiên, khi dùng để trị vết loét cho người già trong thời gian dài, trên diện tích da rộng, chúng có thể gây một số tác dụng phụ.
III. Cách lựa chọn dung dịch kháng khuẩn cho vết loét
1. Những tiêu chí lựa chọn dung dịch kháng khuẩn cho vết loét
- Có hiệu lực mạnh và nhanh.
- Phổ diệt khuẩn rộng.
- Không làm chậm quá trình lành vết loét.
- Khử mùi khó chịu tại vết loét nhanh chóng
- An toàn, lành tính khi dùng lâu dài và trên diện rộng.
- Không gây đề kháng.
2. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone và những ưu điểm vượt trội khi dùng cho vết loét
Bộ sản phẩm Dizigone được khuyên dùng để chăm sóc vết loét cho người già tại nhà
Nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng cho vết loét, Dizigone đã ra đời và ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Dizigone là thành quả nghiên cứu của các Giáo sư M.Bakhir và các cộng sự tại Viện Hàn lâm Khoa học và Kỹ Thuật Nga. Trung tâm Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ đã chứng minh Dizigone diệt 100% mầm bệnh tại vết loét chỉ trong vòng 30 giây. Tính an toàn của sản phẩm cũng đã được kiểm chứng tại Đại Học Y Hà Nội. Chính vì vậy, Dizigone đáp ứng được mọi yêu cầu của dung dịch kháng khuẩn lý tưởng dùng cho vết loét. Khi kết hợp cùng kem Dizigone Nano Bạc, tổn thương da sẽ được dưỡng ẩm và lành nhanh hơn.
>>> Xem bài viết: Bằng chứng khoa học về hiệu quả và an toàn của Dizigone
Thực tế sử dụng của người bệnh là minh chứng rõ ràng nhất cho hiệu quả của Dizigone. Hàng ngàn bệnh nhân và gia đình người bệnh đã tìm thấy niềm vui khi vết loét dần hồi phục sau khi sử dụng Dizigone.
Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua sản phẩm Dizigone chăm sóc vết loét trên Shopee:
Kết luận: Bốn bước đơn giản để chăm sóc vết loét tỳ đè cho người già
- Làm sạch vết loét, loại bỏ vảy hoại tử, mủ viêm
- Vệ sinh vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng
- Dùng kem dưỡng phục hồi, tái tạo cho vết loét
- Băng vết loét
Trong bốn bước này, vệ sinh vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn là bước có vai trò quyết định. Việc vệ sinh nên được thực hiện tối thiểu 3-4 lần/ngày để đảm bảo hiệu quả. Nếu cần thêm thông tin chi tiết về cách trị vết loét cho người già, gọi ngay HOTLINE 1900 9482 để được tư vấn miễn phí.
Nguyen thi phuc duyen đã bình luận
Cho e hoi mẹ e nam mot cho bay h bi lo loet sau va co mui hoi.thi sd sp thi co bao lau va co hieu qua khong a
Dược sĩ Ngọc Minh đã bình luận
Xin chào bạn.
Vết loét sâu, có mùi hôi là tổn thương da nặng, có dấu hiệu hoại tử. Các vết loét như này thường ở mức độ 3-4, việc điều trị cần nhiều tháng – nhiều năm và đòi hỏi sự kiên trì từ người chăm bệnh.
Mục tiêu điều trị cho vết loét dạng này là:
– Giảm mùi hôi khó chịu trên vết loét
– Kiểm soát vết loét không lan rộng thêm, không ăn sâu xuống.
– Giảm mủ dịch, giúp vết loét khô se hơn và dần dần đầy thịt lên, co miệng lại.
Những mục tiêu này sẽ đạt được khi bạn sử dụng bộ sản phẩm kháng khuẩn – tái tạo da của DIZIGONE. Với khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, DIZIGONE sẽ giúp vết loét hết mùi nhanh chóng sau vài ngày, dần sạch sẽ hơn và khô se hơn.
Để được tư vấn cụ thể hơn về cách chăm sóc vết loét, bạn vui lòng liên hệ hotline 19009482 hoặc 0964619482.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Hứa Được đã bình luận
dạ xin chào bs ạ
bố ck em do nằm nhiều, bị hoại tử loét và bưng mủ khắp vùng lưng, thì có thể sd sp bên shop dc k ạ
Dược sĩ Ngọc Minh đã bình luận
Xin chào bạn
Dizigone là bộ sản phẩm kháng khuẩn – tái tạo da giúp xử lý vết loét ở người nằm liệt hiệu quả – an toàn. Để chăm sóc vết loét cho người nhà, bạn dùng phối hợp dung dịch kháng khuẩn Dizigone và kem Dizigone Nano Bạc theo 2 bước:
1. Thấm dung dịch Dizigone ra gạc/bông, lau kỹ cả trong và ngoài ổ tổn thương 2-3 tiếng/lần
2. Theo dõi tiến triển tổn thương hàng ngày: Ở những vị trí tổn thương đã khô se, không còn ướt dịch hay chảy mủ (sờ không dính tay nữa), kết hợp thoa kem dizigone nano bạc sau bước kháng khuẩn
Bên cạnh đó, để vết loét phục hồi nhanh và không bị cản trở lành thương tự nhiên, bạn tuân thủ theo một số nguyên tắc:
– Đảm bảo vết loét thoáng khí để có thể khô se và lành nhanh nhất, không bị cản trở quá trình phục hồi tự nhiên.
– Xoay trở tư thế thường xuyên để giảm áp lực tỳ đè, tăng cường lưu thông máu.
– Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung nhiều chất đạm và vitamin.
Để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng vết loét của người nhà, bạn vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0964619482.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
–
Hà thị kim Giang đã bình luận
Hiện đã và đang sử dụng sản phẩm của dizigone vết loét đã ngày càng thu nhỏ, khô nhưng còn sâu. Xin hỏi nếu miệng vết loét kín dần mà bên trong chưa đẩy thịt lên có bị sao không?
Dược sĩ Ngọc Minh đã bình luận
Xin chào chị
Dizigone rất vui mừng được nghe phản hồi tích cực của chị sau khi sử dụng sản phẩm Dizigone để chăm sóc vết loét.
Theo tiến triển tự nhiên, vết loét sẽ đầy thịt và co lại dần từ ngoài vào trong. Một vết loét chỉ có thể kín miệng khi bên trong đầy thịt lên hẳn, nên chị yên tâm sử dụng Dizigone theo đúng hướng dẫn mà không cần lo ngại vấn đề là vết loét kín miệng bên ngoài, bên trong lại còn rỗng.
Để được tư vấn thêm về việc chăm sóc vết loét, chị vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0964619482.
Chúc chị và gia đình nhiều sức khỏe!
Trang đã bình luận
Bà e bị loét do tì đè. Tư vấn e với ạ
Dược sĩ Ngọc Minh đã bình luận
Xin chào bạn.
Nguyên tắc chăm sóc, điều trị vết loét tỳ đè:
1. Vệ sinh, lau rửa vết loét liên tục bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để đảm bảo vùng tổn thương sạch sẽ, không nhiễm trùng giảm mủ dịch, giảm mùi hôi (nếu có)
2. Đảm bảo vết loét thoáng khí để có thể khô se và lành nhanh nhất, không bị cản trở quá trình phục hồi tự nhiên.
3. Xoay trở tư thế thường xuyên để giảm áp lực tỳ đè, tăng cường lưu thông máu.
4. Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung nhiều chất đạm và vitamin.
Để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng vết loét của người nhà, bạn vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0964619482.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Hà đã bình luận
Giá bao nhiêu ạ. Cách sử dụng. Có mua thêm thuốc khác bôi ko
Dược sĩ Ngọc Minh đã bình luận
Xin chào anh/chị
Để chăm sóc vết loét hiệu quả, anh/chị tham khảo bộ sản phẩm Dizigone gồm chai dung dịch kháng khuẩn Dizigone 500ml (giá 145.000đ) và tuýp kem Dizigone Nano Bạc (giá 140.00đ).
Hai sản phẩm được dùng kết hợp theo các bước này:
1. Thấm dung dịch Dizigone ra bông y tế, lau kỹ cả trong và ngoài ổ tổn thương 2-3 tiếng/lần
2. Theo dõi tiến triển tổn thương hàng ngày: Ở những vị trí tổn thương đã khô se, không còn ướt dịch hay chảy mủ (sờ không dính tay nữa), kết hợp thoa kem Dizigone Nano Bạc sau bước kháng khuẩn.
Tùy vào tình trạng cụ thể của vết loét, DS Dizigone sẽ tư vấn và hướng dẫn anh/chị chi tiết hơn. Vì vậy anh chị vui lòng liên hệ hotline 19009482 để được kết nối với Dizigone nhé. Chúc anh/chị nhiều sức khỏe!