Điều trị mụn nội tiết không đơn giản vì mụn có thể tái phát nhiều lần. Dù đã ăn uống khoa học và chăm sóc da đúng cách nhưng không ít người phải đau đầu với mụn nội tiết. Vậy có những cách nào để trị dứt điểm mụn nội tiết? Cùng chúng tôi tìm hiểu một số cách chữa mụn nội tiết hiệu quả và không tái phát trong bài viết dưới đây.
I. Nguyên tắc trị mụn nội tiết
Nguyên nhân chính gây mụn nội tiết liên quan tới rối loạn nội tiết tố. Cụ thể là hiện tượng tăng nồng độ hormon androgen ở cả nam và nữ. Androgen có tác dụng điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn. Khi nồng độ androgen tăng cao, tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu gây bít tắc lỗ chân lông. Dầu thừa kết hợp tế bào chết, chất bẩn và vi khuẩn trên da hình thành lên mụn nội tiết.
Chính vì vậy, nguyên tắc để điều trị dứt điểm mụn nội tiết là loại bỏ tất cả nguyên nhân gây mụn bằng cách:
- Dùng thuốc điều chỉnh nội tiết tố.
- Thay đổi lối sống để cân bằng nội tiết trong cơ thể.
- Chăm sóc da đúng cách nhằm hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông.
Bạn cần phối hợp các biện pháp theo hướng dẫn của bác sĩ để rút ngắn quá trình điều trị mụn nội tiết và hạn chế mụn tái phát trở lại.
II. Mụn nội tiết có trị dứt điểm được không?
Quá trình điều trị phức tạp, kéo dài đòi hỏi sự kiên nhân của người bệnh. Vì vậy, nhiều người thường chán nản, bỏ điều trị khiến mụn nội tiết mãi không hết, thậm chí ngày càng nặng. Hơn nữa, sau khi điều trị khỏi, người bệnh vẫn có thể bị lại trong thời gian ngắn. Điều này làm nhiều người nghi ngờ không thể điều trị dứt điểm mụn nội tiết được.
Tuy nhiên, sự thật là mụn nội tiết hoàn toàn có thể chữa khỏi hoàn toàn. Dù nguyên nhân gây mụn nội tiết bên trong hay bên ngoài đều có thể được xử lý dứt điểm. Bạn cần phát hiện sớm các dấu hiệu mụn nội tiết và tiến hành kết hợp các biện pháp theo nguyên tắc điều trị.
Trong trường hợp mụn nội tiết rất nặng, bạn cần báo cho bác sĩ để tìm ra phương án xử lý phù hợp nhất. Bạn không cần quá lo lắng vì ngày nay có nhiều phác đồ đã được chứng minh hiệu quả và an toàn trong điều trị mụn nội tiết. Dưới đây là những thuốc và phương pháp hỗ trợ được sử dụng trong phác đồ trị mụn nội tiết.
III. 4 thuốc điều trị mụn nội tiết hiệu quả nhanh
Dùng thuốc điều trị mụn nội tiết là giải pháp tối ưu nhất để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Đồng thời, một số thuốc còn giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm trùng vùng da mụn. Có 4 nhóm thuốc được sử dụng để điều trị mụn nội tiết hiệu quả nhanh:
1. Thuốc Retinoids
Đại diện: Isotretinoin và tretinoin.
Cơ chế tác dụng: Thuốc là dẫn xuất của vitamin A có tác dụng kích thích quá trình tái tạo tế bào. Tretinoin làm bong lớp tế bào chết bề mặt giúp mở lỗ chân lông. Từ đó, thuốc giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và loại bỏ các chất kích ứng gây mụn. Ngoài ra, retinoid cũng giảm sản xuất bã nhờn, chống viêm và giảm nguy cơ sẹo xấu trên mặt.
Chỉ định: Điều trị mụn nội tiết vừa và nặng.
Cách dùng:
- Retinoids tại chỗ (tretinoin): Bôi thuốc lên các nốt mụn ngày 1 lần vào buổi tối. Sử dụng 2 – 3 lần/tuần, sau đó có thể sử dụng hàng ngày nếu da đáp ứng tốt.
- Retinoids đường uống (isotretinoin): Uống thuốc trong bữa ăn hoặc sau khi ăn no. Liều lượng tùy thuộc tình trạng mụn cụ thể, dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý khi dùng:
- Phải thử phản ứng kích ứng trước khi dùng thuốc bôi ngoài da.
- Bạn nên dùng từ nồng độ thấp đến cao khi da đáp ứng tốt.
- Kết hợp dưỡng ẩm và chống nắng cẩn thận để hạn chế tác dụng phụ của retinoids.
Ưu điểm:
- Hiệu quả cao với trường hợp mụn nội tiết và nhiều loại mụn khác.
- Dễ mua và sử dụng hơn thuốc tránh thai và kháng androgen.
Nhược điểm:
- Gây kích ứng da: nóng rát, châm chích, khô da, bong tróc và ngứa.
- Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 16 tuổi.
>>> Xem bài viết: Retinol có tác dụng gì với da mụn? Cách dùng đúng và hiệu quả nhất
2. Thuốc tránh thai
Đại diện: Norgestimate, norethindrone, drospirenone. Cả 3 loại đều chứa estrogen nồng độ thấp kết hợp với các dạng progestin khác nhau.
Cơ chế tác dụng: Thuốc tránh thai chứa cả estrogen và progestin có thể làm giảm lượng androgen trong cơ thể.
Chỉ định: Điều trị mụn nội tiết ở mức độ vừa phải ở phụ nữ.
Đối tượng sử dụng:
- Phụ nữ có kinh nguyệt và cần tránh thai.
- Có dấu hiệu cường androgen như rậm lông.
- Phụ nữ có vấn đề phụ khoa như rong kinh.
- Người không đáp ứng với thuốc bôi ngoài da hoặc kháng sinh đường uống.
Cách dùng: Uống vỉ thuốc 21 ngày hoặc 28 ngày (có 7 ngày uống giả dược). Sử dụng 1 viên/ngày.
Lưu ý khi dùng:
- Chỉ dùng thuốc chứa 2 thành phần estrogen và progestin. Nếu dùng thuốc chứa progestin đơn độc có thể làm tình trạng mụn nặng hơn. Vì progestin cũng là một androgen yếu.
- Uống thuốc đúng liều, đúng thời gian.
- Nếu quên không uống theo giờ uống thuốc hàng ngày, bạn cần uống ngay viên đã quên.
Ưu điểm:
- Hiệu quả cao trong điều trị mụn nội tiết và phòng ngừa tái phát.
- Giá thành hợp lý.
Nhược điểm:
- Thuốc phải dùng liên tục trong thời gian dài, dễ bị quên thuốc, giảm tác dụng điều trị.
- Gây ra nhiều tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, tăng cân, đau vú.
- Không sử dụng cho người có rối loạn đông máu, huyết áp cao, tiền sử ung thư vú, bệnh gan, tiểu đường, người béo phì hoặc phụ nữ mang thai và cho con bú,…
3. Thuốc kháng androgen
Đại diện: Spironolactone.
Cơ chế tác dụng: Thuốc spironolactone là loại thuốc lợi tiểu được sử dụng để điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên, khi dùng spironolactone cũng ức chế hoạt động của hormon androgen. Từ đó, thuốc giúp hạn chế sản xuất bã nhờn, giảm bít tắc lỗ chân lông.
Chỉ định: Điều trị mụn nội tiết cho phụ nữ, thường kết hợp với thuốc tránh thai.
Cách dùng: Dùng thuốc sau bữa ăn vào tuần trước kỳ kinh nguyệt. Liều lượng từ 50 – 100mg/ngày. Thông thường, liều ban đầu là 25mg/ngày và tăng dần nếu bệnh nhân đáp ứng tốt.
Lưu ý khi dùng:
- Dùng thuốc trước 18 giờ để tránh đi tiểu về đêm.
- Uống thuốc kèm sữa hoặc thức ăn khi bị khó chịu dạ dày.
- Sử dụng thuốc cùng một thời điểm trong ngày trong suốt quá trình điều trị mụn nội tiết.
Ưu điểm:
- Có thể dùng cho người có bệnh lý huyết khối.
- Hiệu quả cao.
- Giá thành hợp lý.
Nhược điểm:
- Gây ra nhiều tác dụng phụ: kinh nguyệt không đều, đau vú, khô miệng, khát nước, tiểu nhiều.
- Không dùng cho bệnh nhân tăng huyết áp vì nguy cơ hạ huyết áp quá mức khi phối hợp thuốc.
- Không dùng được cho nam giới và phụ nữ mang thai.
4. Thuốc kháng sinh
Đại diện: Clindamycin, tetracyclin, erythromycin.
Cơ chế tác dụng: chống viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn phổ biến như P. acnes.
Chỉ định: Mụn nội tiết nặng có dấu hiệu viêm và nhiễm trùng.
Cách dùng và lưu ý: Phụ thuộc tình trạng mụn nội tiết. Tuy nhiên không sử dụng kháng sinh trị mụn quá 3 tháng.
- Kháng sinh tại chỗ: kết hợp với hoạt chất trị mụn như benzoyl peroxide, acid azelaic hoặc tretinoin.
- Kháng sinh đường uống: không kết hợp cùng kháng sinh bôi tại chỗ.
Liều dùng tham khảo theo hướng dẫn của bác sĩ. Ví dụ với kháng sinh Clindamycin:
- Tại chỗ: gel hoặc lotion, dung dịch nồng độ 1%, bôi 1 – 2 lần/ngày.
- Đường uống: liều dùng từ 150mg – 450mg, dùng 2 lần/ngày tùy mức độ mụn.
Ưu điểm: Tác dụng mạnh với mụn nội tiết có nhiễm khuẩn.
Nhược điểm:
- Dễ gây kích ứng da: mẩn đỏ, ngứa.
- Gây hiện tượng kháng thuốc, đặc biệt khi bôi tại chỗ.
Trên đây là những loại thuốc được sử dụng để điều trị mụn nội tiết. Sau khi đi khám da liễu, bạn sẽ được bác sĩ đưa ra phương án điều trị với các thuốc tùy theo tình trạng mụn. Để mụn nội tiết nhanh khỏi, bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng để tránh các tác dụng phụ và làm mụn nặng hơn.
IV. 5 phương pháp hỗ trợ điều trị mụn nội tiết hiệu quả tại nhà
Ngoài các thuốc chống viêm và điều hòa nội tiết, bạn có thể sử dụng các phương pháp hỗ trợ để cải thiện tình trạng mụn. Dưới đây là 5 cách giúp bạn điều trị mụn nội tiết hiệu quả tại nhà.
1. Dùng thực phẩm chức năng
Dùng thực phẩm chức năng là giải pháp được nhiều người lựa chọn để xử lý mụn nội tiết. Các thực phẩm chức năng có công dụng điều hòa nội tiết tố, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Một số thành phần có trong thực phẩm chức năng có tác dụng tốt với mụn nội tiết:
- Omega 3: Là acid béo có khả năng chống viêm do ức chế chất gây viêm PGE2 và LTB4. Ngoài ra, omega 3 cũng có tác dụng ức chế sản xuất hormon androgen và tăng cường hàng rào bảo vệ da. Bạn có thể bổ sung omega 3 qua dầu cá hoặc dầu hạt lanh. Mỗi ngày, cơ thể cần bổ sung tối thiểu 250 – 500 mg omega 3 (EPA và DHA). Gợi ý sản phẩm: Omega 3 Flaxseed Oil.
- Kẽm: Là chất chống oxy hóa và chống viêm, giảm tiết bã nhờn quan trọng. Ngoài ra, kẽm cũng hỗ trợ quá trình chuyển hóa các chất như omega 3, vitamin A. Liều lượng kẽm cho phép khoảng 8 – 11mg/ngày ở người lớn. Ngoài bổ sung đường uống, bạn có thể kết hợp bôi sản phẩm chứa kẽm với liều lượng vừa đủ. Gợi ý sản phẩm: Ogaland.
- Vitamin A: Ngoài dẫn xuất vitamin A (tretinoin, isotretinoin), bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng chứa vitamin A với tác dụng tương tự. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng khi sử dụng vitamin A quá liều (lớn hơn 10.000 IU), đặc biệt là phụ nữ có thai. Gợi ý sản phẩm: Blackmores.
Thực phẩm chức năng có hiệu quả tốt và an toàn với người bệnh. Tuy nhiên, đây không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa mụn nội tiết. Trước khi sử dụng thực phẩm chức năng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
2. Trị mụn nội tiết bằng phương pháp thiên nhiên
Sử dụng các loại thảo dược để trị mụn nội tiết cũng được nhiều người quan tâm. Vì phương pháp này tương đối an toàn, dễ thực hiện và ít tác dụng phụ. Bạn có thể dùng một trong số các dược liệu sau đây để hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn nội tiết:
- Bột sắn dây: có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, trong sắn dây còn chứa hợp chất isoflavonoid có hoạt tính tương tự estrogen. Chính vì thế, sắn dây còn có tác dụng điều hòa nội tiết tố. Bạn có thể sử dụng 1 – 2 cốc nước sắn dây uống hàng ngày.
- Rau má: có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhờ chứa các saponin và triterpenoid. Vì vậy, sử dụng rau má giúp giảm mụn sưng đỏ, hạn chế nhiễm trùng. Đồng thời, hoạt chất trong rau má còn có tác dụng phục hồi tổn thương, thúc đẩy tái tạo da và liền sẹo. Bạn có thể ép khoảng 200 grau má lấy nước để uống hàng ngày.
3. Thay đổi chế độ ăn uống
Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân trong thời gian điều trị cần thay đổi chế độ ăn uống để làm giảm các triệu chứng của mụn nội tiết. Dưới đây là những thực phẩm người bị mụn nội tiết nên ăn:
- Protein: cá hồi, cá thu, hàu, trứng, hải sản giàu omega 3; thịt trắng như thịt gà, sữa hạt óc chó, hạt hạnh nhân.
- Rau củ: rau màu xanh đậm như cải bó xôi, súp lơ, cải xoăn, bí xanh, rau thơm và các loại đậu: đậu đen, đậu đỏ, đậu lăng.
- Trái cây: cam, quýt, bưởi, táo, nho, lê,…
- Dầu thực vật: dầu hạt chia, dầu hạt lanh, dầu oliu.
- Đồ uống: nước lọc, trà xanh, trà hoa cúc, trà kim ngân.
Khi xây dựng chế độ ăn, bạn cần lưu ý đến nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như gạo, bánh mỳ, ngũ cốc, sữa, đường trắng. Đây là những thực phẩm làm tăng nồng độ insulin, kéo theo các hormon khác là IGF – 1. Hormon này gia tăng khiến lớp sừng dày lên, tăng sản xuất bã nhờn, làm mụn nội tiết trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn nên tránh ăn thực phẩm chiên rán, đồ hộp, đồ đông lạnh và các loại nước có ga, bia, rượu.
4. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Bên cạnh chế độ ăn thì việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng giúp kiểm soát tình trạng mụn nội tiết tốt hơn. Một số thói quen bạn cần tránh làm trong khi điều trị mụn nội tiết:
- Hút thuốc lá.
- Thức khuya, ăn khuya.
- Uống rượu bia, dùng chất kích thích.
- Thói quen chạm tay lên mặt.
- Làm việc quá sức, để cơ thể mệt mỏi, stress, căng thẳng.
- Không vệ sinh chăn gối, khăn mặt, gội đầu thường xuyên.
Ngoài việc hạn chế những việc trên, bạn cần tạo những thói quen tốt cho sức khỏe như tập thể dục thường xuyên, thư giãn cơ thể bằng yoga hoặc thiền, đi ngủ sớm và thức dậy sớm, không ăn sau 6 giờ tối,…
5. Chăm sóc da đúng cách
Biện pháp cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng trong việc điều trị mụn nội tiết là chăm sóc da đúng cách. Các sản phẩm chăm sóc da có tác dụng làm xẹp nốt mụn, hạn chế viêm và phục hồi da tốt hơn. Nguyên tắc chăm sóc da mụn nội tiết gồm có 4 bước:
- Làm sạch da bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ.
- Vệ sinh mụn nội tiết bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để loại bỏ vi khuẩn gây mụn.
- Sử dụng các hoạt chất trị mụn như: AHA, BHA, retinol, acid azelaic, benzoyl peroxide,…
- Dưỡng ẩm cho da.
Nhiều người thường bỏ qua bước vệ sinh da bằng dung dịch kháng khuẩn. Tuy nhiên, bước này rất quan trọng khi điều trị mụn nội tiết lâu ngày có dấu hiệu viêm, nhiễm trùng.
Các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ có khả năng kháng khuẩn yếu nên không thể làm sạch sâu. Vì thế, sử dụng dung dịch kháng khuẩn sẽ tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây mụn.
Hiện nay chỉ có một số rất ít sản phẩm phù hợp với đặc điểm của da mặt. Trong đó, dung dịch kháng khuẩn Dizigone đang được rất nhiều người tin dùng nhờ tác dụng nhanh mạnh, không gây đau xót, kích ứng da khi sử dụng. Đồng thời, Dizigone không cản trở quá trình tái tạo da và không gây mất thẩm mỹ khi dùng trên mặt.
Cách sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone:
- Sau khi rửa mặt, thấm dung dịch Dizigone ra bông tẩy trang rồi lau toàn bộ da mặt.
- Để dung dịch khô lại tự nhiên, không cần rửa mặt lại bằng nước.
- Kết hợp với kem dưỡng Dizigone nano bạc để bổ sung độ ẩm, dưỡng chất, giúp da phục hồi tốt hơn.
>>> Xem bài viết: Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo
V. Kết luận
Mụn nội tiết có thể điều trị dứt điểm nếu bạn tuân thủ nguyên tắc điều trị. Mỗi phương pháp chữa mụn nội tiết đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Bạn cần đi gặp bác sĩ da liễu để xác định tình trạng mụn và có phương án phù hợp nhất. Nếu bạn gặp vấn đề trong quá trình trị mụn nội tiết, hãy gọi tới số HOTLINE: 1900 9482 để được chuyên gia của Dizigone tư vấn và giải đáp.