Chàm da ở trẻ em là bệnh dai dẳng, dễ tái phát, gây hoang mang, lo lắng.cho nhiều bậc phụ huynh. Trị chàm tận gốc không quá khó như nhiều người nghĩ, chỉ cần nắm vững.và tuân thủ những nguyên tắc điều trị trong bài viết dưới đây.
Chàm da ở trẻ nhỏ rất dễ tái phát
1. Hiểu được nguyên nhân gây chàm để tìm cách trị tận gốc
Nguyên nhân gây chàm đến nay vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên có thể chỉ ra chàm là kết quả.của phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch. Điều này liên quan mật thiết đến 2 yếu tố. Đó là di truyền về cơ địa dị ứng và yếu tố ngoại sinh:
-
Yếu tố di truyền
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu cha mẹ mắc các bệnh dị ứng như.hen suyễn, mề đay, chàm, viêm mũi dị ứng…con sinh ra sẽ có tỷ lệ mắc chàm cao hơn bình thường.
-
Yếu tố ngoại sinh
- Môi trường: môi trường không sạch sẽ, có nhiều vi khuẩn, nấm.mốc, khói bụi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh.
- Thời tiết: thời tiết nóng ẩm hay hanh khô cũng là tác nhân khởi phát bệnh.
- Chế độ ăn: thực phẩm giàu protein như trứng, sữa, đậu phộng, hải sản… rất dễ kích ứng gây chàm.
- Hóa mỹ phẩm: các hóa chất tẩy rửa như xà phòng, nước giặt hay một số sản phẩm dưỡng da cũng là yếu tố kích hoạt bệnh.
- Ngoài ra, bụi phấn hoa, lông thú vật nuôi, quần áo…cũng là các tác nhân thường gặp phải kể đến.
Yếu tố kích hoạt chàm
2. Ba nguyên tắc trị chàm tận gốc
Chàm da là bệnh mãn tính, thường dai dẳng và dễ tái phát. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, đau rát kéo dài mà bệnh gây ra cho trẻ. Cha mẹ thường sốt ruột và nóng lòng tìm mọi cách để chữa trị cho bé. Tuy nhiên, để việc điều trị chàm được dứt điểm và hiệu quả, cha mẹ cần tuân thủ đúng 3 nguyên tắc sau:
2.1, Loại bỏ nguyên nhân kích ứng
Phát hiện và kiểm soát tác nhân kích hoạt bệnh kịp thời là bước.vô cùng ý nghĩa trong chữa trị chàm. Chỉ khi loại bỏ được yếu tố gây bệnh, mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị dứt điểm, tránh tái phát. Cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến môi trường, chế độ dinh.dưỡng, các tác nhân lạ tiếp xúc với da bé vì đây là những yếu tố khởi phát bệnh thường gặp.
2.2, Chăm sóc da chàm
Chăm sóc da chàm đúng cách sẽ thúc đẩy da chàm mau lành, tái tạo làn da khỏe mạnh cho bé. Đây được coi là bước mấu chốt trong điều trị chàm. Chăm sóc da chàm gồm 2 bước cơ bản:
-
Vệ sinh da sạch sẽ
– Trẻ nên được tắm rửa hàng ngày. Không tắm lâu, không tắm bằng nước quá ấm, sẽ làm mất độ ẩm cần thiết cho da bé.
– Vùng da chàm thường bị khô nứt, tróc vảy là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Do đó, da chàm cần được sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Có rất nhiều sản phẩm sát khuẩn phổ biến trên thi thường hiện nay. Tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng phù hợp với da chàm. Dùng sai sản phẩm không những khiến cho việc điều trị trở nên kém hiệu quả, mà.còn có thể gây đau, xót, kích ứng cho da bé. Khi chọn sản phẩm cho con, cha mẹ cần lưu ý đến hai yếu tố. Đó là diệt khuẩn mạnh mẽ, hiệu quả và an toàn, thân thiện với da bé.
Dung dịch sát khuẩn Dizigone đã tối ưu hai yếu tố trên trong cùng một sản phẩm. Sản xuất trên dây chuyền công nghệ EMWE tiên tiến từ châu Âu, Dizigone tiêu diệt được hàng tỷ mầm bệnh chỉ trong vòng 30 giây, hiệu quả đã được chứng minh lâm sàng. Bên cạnh khả năng sát khuẩn vượt trội, Dizigone còn có bảng thành phần không cồn, không chất độc hại, vô cùng lành tính và dịu nhẹ với da bé. Sản phẩm được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng để vệ sinh 2 lần/ngày trong chăm sóc da chàm.
Bộ đôi trị chàm tận gốc Dizigone – Dizigone Nano Bạc
-
Cung cấp độ ẩm cần thiết cho da chàm
Da chàm thường bị khô rát, tróc vảy nên cần được dưỡng ẩm thường xuyên. Với vùng da bị tổn thương này, sản phẩm dưỡng ẩm cần dịu nhẹ, vừa cung cấp độ ẩm, vừa phải kháng khuẩn và thúc đẩy tái tạo da. Kem dưỡng ẩm Dizigone nano bạc đã đáp ứng hoàn hảo yêu cầu trên. Đa số các trường hợp bị chàm sử dụng bộ đôi Dizigone và Dizigone nano bạc đều cho kết quả phản hồi rất tích cực. Bệnh cải thiện rõ rệt chỉ trong 1-2 tuần.
2.3, Dùng thuốc giảm ngứa nếu cần
Cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt là triệu chứng điển hình của bệnh. Rất khó cho cha mẹ để có thể kiểm soát trẻ không chà xát, gãi ngứa vùng da chàm. Nếu trẻ quá khó chịu, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về sử dụng thuốc giảm ngứa cho con. Tuyệt đối không tự ý sử dụng, vì thuốc có thể đi kèm rất nhiều tác dụng phụ.
3. Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chàm
Khi điều trị chàm, chế độ ăn uống hợp lí là vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần nắm rõ, con cần được bổ sung những thực phẩm nào, cũng như cần kiêng gì. Dinh dưỡng đầy đủ sẽ góp phần tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh tái phát.
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để trị chàm dứt điểm
-
Thực phẩm cần bổ sung
- Những thực phẩm có tác dụng giải độc, thanh lọc cơ thể: cải bắp, súp lơ xanh, măng tây, rau xà lách…
- Một số thực phẩm chứa chất chống viêm tự nhiên có tác dụng giảm viêm, giảm triệu chứng ngứa rát do chàm gây ra. VD như dầu cá, dầu anh thảo.
- Những thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C sẽ giúp hồi phục, tái tạo làn da khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. VD như dứa, cam, bưởi…
-
Thực phẩm nên kiêng
Nên kiêng những thực phẩm nghi ngờ là tác nhân kích hoạt bệnh, hoặc những đồ ăn dễ gây kích ứng với da chàm như trứng, sữa, hải sản, lạc…
Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng, cha mẹ cần kiểm soát chế độ sinh hoạt của bé. Nên cho bé ngủ sớm trước 9h tối, ngủ đủ giấc, hạn chế những hoạt động ra nhiều mồ hôi, giữ cơ thể sạch sẽ để tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh mau khỏi và tránh tái phát.
Bệnh nhân bị chàm có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ dược sĩ đại học uy tín theo hotline 1900 9482 để được tư vấn điều trị và chăm sóc da chàm hiệu quả nhất.