Trẻ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển bình thường, đặc biệt trong thời gian mắc bệnh tay chân miệng. Bệnh tay chân miệng gây ra bởi virus đường ruột. Do đó chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho bé là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, một số thực phẩm cần hạn chế trong khẩu phần ăn tránh ảnh hưởng tình trạng bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp cha mẹ trả lời câu hỏi trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì trong thời gian bệnh.
I. Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng ăn gì?
Miệng lưỡi lở loét làm gián đoạn việc ăn uống của trẻ. Khi bé mắc bệnh tay chân bệnh, mẹ cần tránh các thức ăn quá cay, nóng, thức ăn cứng, nêm mặn, thức ăn chứa Arginine, giàu chất béo bão hòa.
1. Kiêng thức ăn cay, mặn, nóng
Mẹ nên tránh các gia vị cay, các loại bột ớt, bột tiêu, ớt… nêm nếm trong khẩu phần ăn của bé. Vị cay kích thích tiêu hóa, tăng phát ban, lở miệng.
Thức ăn nêm nếm mặn, khi thức ăn đi qua vết loét, gây xót, đau đớn cho trẻ. Nếu trẻ đã ăn chung được khẩu phần ăn với gia đình mẹ chú ý nên nấu riêng suất ăn phù hợp cho trẻ để giảm bớt sự kích ứng niêm mạc miệng.
Đồ nóng dễ khiến lưỡi bé có thể bỏng, phồng rộp, đau xót. Khi thức ăn nóng tiếp xúc với vùng niêm mạc thương tổn, vết lở miệng lâu lành hơn.
2. Kiêng thức ăn cứng
Thời điểm con mắc bệnh, mẹ không nên cho trẻ ăn những thức ăn cứng. Mảnh thức ăn cứng gây ma sát mạnh và khiến bé đau đớn nhiều hơn. Không chỉ vậy, đồ ăn cứng còn có thể làm vỡ mụn nước, khiến mầm bệnh virus lây lan rộng hơn.
3. Tránh các thực phẩm chứa Arginine
Một loại acid amin giúp virus sinh sản vượt bậc hơn là Arginine. Do đó, em bé ăn càng nhiều các thực phẩm chứa loại acid amin này thì bệnh càng diễn biến nặng hơn. Một số thành phần như Socola, đậu phộng, nho khô hoặc các loại hạt có hàm lượng Arginin cao.
4. Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo bão hòa
Trẻ nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo như phô mai, bơ, thịt mỡ… Đây là những thực phẩm khiến da bé đổ dầu nhờn nhiều hơn. Điều này giúp tác nhân gây bệnh phát triển và sinh sôi hơn, bệnh sẽ nặng nề hơn.
II. Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì để tăng sức đề kháng
Khi trẻ nhiễm phải bệnh tay chân miệng, cơ thể cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp gia tăng sức đề kháng, chống lại virus gây bệnh. Một số nhóm chất nên được tăng cường trong khẩu phần ăn của trẻ:
1. Protein
Hầu hết các loại kháng thể trong cơ thể sản sinh ra có bản chất là protein. Do vậy, trẻ cần bổ sung một lượng lớn protein giúp cơ thể tăng sản sinh các kháng thể. Khi ấy hệ miễn dịch được cải thiện và tăng cường, đẩy lùi bệnh tật đồng thời giúp trẻ không bị thiếu chất, giữ cân bằng dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.
Nguồn protein tự nhiên có nhiều trong thịt nạc, lòng trắng trứng, sữa…
2. Chất béo
Bên cạnh protein, thành phần chất béo tham gia vào tất cả cấu tạo, cấu trúc của cơ thể. Cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển cần lượng chất béo cho quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, đặc biệt là quá trình tổng hợp ra các kháng thể tự nhiên.
Tuy nhiên, khi trẻ bị bệnh, ăn nhiều chất béo sẽ khiến da bé đổ dầu nên gia đình lưu ý bổ sung lượng nhỏ thông qua một số loại thịt, cá, dầu thực vật….
3. Vitamin
Các Vitamin có vai trò rất quan trọng hầu hết các hoạt động trao đổi chất của cơ thể, trong đó có hoạt động sản xuất các kháng thể. Đặc biệt, vitamin là những chất cơ thể không tự sinh ra mà phải bổ sung từ bên ngoài.
3.1. Vitamin C
Vitamin C có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch. Vitamin C làm tăng cường thêm lượng tế bào T một tế bào hoạt động trong phản ứng miễn dịch của cơ thể. Đồng thời Vitamin C giúp da rút ngắn thời gian lành vết thương hở bằng cách tạo ra các collagen, cải thiện cả vết thâm sẹo do bệnh tay chân miệng gây ra.
Vitamin C có nhiều trong các loại rau củ quả như rau súp lơ xanh, rau cần tây, rau đay, quả bưởi, chanh, cam, quýt, ổi…
3.2. Vitamin A
Vitamin A có vai trò quan trọng trong chữa lành da trong các bệnh ngoài da như eczema, …
Vitamin A có nhiều trong cà rốt, cà chua, khoai tây. khoai lang, thịt, cá, sữa…
3.3. Vitamin D
Một loại vitamin tan trong dầu khác có vai trò quan trọng trong chức phận của hệ miễn dịch. Chúng hỗ trợ, xúc tác, tăng cường các hoạt động phản ứng miễn dịch đẩy lùi tác nhân gây bệnh.
Mẹ nên cho trẻ tắm nắng, ăn cá thu, cá hồi, đậu nành, ngũ cốc… để bổ sung Vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ phát triển cả về chiều cao, trí tuệ.
3.4. Vitamin E
Vitamin E từ lâu đã được các chuyên gia y khoa công nhận về công dụng trong việc hỗ trợ miễn dịch. Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào khỏi các thương tổn từ bên ngoài. Các vết phỏng nước trên tay chân và lở miệng sẽ nhanh lành hơn khi trẻ được điều trị khoa học và chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Vitamin E có trong các thực phẩm như đậu nành, lúa mì, ngũ cốc, rau cải…
4. Kẽm
Kẽm là khoáng chất có vai trò quan trọng trong tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, đồng thời giúp chữa lành vết thương cực kỳ hiệu quả.
Mẹ nên bổ sung thêm kẽm trong khẩu phần ăn của trẻ thông qua khoai tây, đậu nành, đậu hà lan, bí ngô…
III. Gợi ý một số món ăn bổ dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng
Khi bé bị tay chân miệng, bé sẽ khó nuốt những thức ăn cứng, phải nhai nhiều sẽ khiến trẻ đau, xót nhiều. Do đó, mẹ có thể đổi lại các loại cháo dinh dưỡng vừa bổ dưỡng vừa giúp bé không quấy khóc, bỏ bữa. Mẹ có thể tham khảo một số loại cháo dễ thực hiện sau đây:
1. Cháo sườn bí ngô
Nguyên liệu: 500g sườn lợn, 500g Bí ngô, 150g gạo tẻ, hành lá, rau thơm
Cách làm:
- Sườn rửa sạch, chặt khúc dài 2,5- 4 cm. Bí gọt vỏ, rửa sạch, thái lát.
- Sườn cho đảo qua với muối cho ngấm vị. Sau đó cho nước vào đun 10 phút, cho gạo đã vo vào ủ qua đêm.
- Sáng hôm sau, cho bí ngô vào nồi nấu chung, cho nhỏ lửa để không bị cạn hay cháy.
- Nêm gia vị vừa vặn, thêm hành lá rau thơm gia tăng hương vị.
Công dụng: Cháo sườn bí ngô chứa nhiều dinh dưỡng cho bé, đồng thời hương vị thơm ngon dễ ăn, màu sắc bắt mắt.
2. Cháo gà hạt sen
Chuẩn bj nguyên liệu:
- 300g đùi gà ta
- 200g xương ức gà
- 150g gạo tẻ
- 50g gạo nếp
- 100g hạt sen tươi
- Hành lá, hành khô, ½ hành củ
- Gia vị
Cách bước làm:
- Phần đùi gà, ức gà rửa sạch. Chần qua nước sôi sau rửa sạch. Thái ½ củ hành củ cho vào nồi nước, cho đùi và ức gà vào đun đến khi chín thịt vớt ra lọc thịt. Phần xương cho hầm tiếp cho ngọt nước.
- Gạo nếp gạo tẻ vo sạch, ngâm cho dễ nấu
- Hành tây thái nhỏ, phi vàng vớt ra.
- Phần nước hầm bỏ xương và hành củ đi, vớt gạo cho vào nồi nước hầm để nấu cháo. Khi cháo chín mềm cho hạt sen vào khuấy đều, lửa nhỏ, nêm nếm gia vị vừa vặn.
- Đổ cháo ra bát, thêm thịt gà xé lên trên và rắc hành lá, hành khô vào.
3. Cháo lươn đậu xanh
Chuẩn bị: 300g lươn, 150g gạo, 50g đậu xanh, hành lá, rau thơm, gia vị
Các bước nấu:
- Gạo và đậu xanh vo sạch, cho vào nồi với 500-800ml nước nấu chín mềm.
- Lươn ướp muối, sau đó rửa sạch chất nhờn trên da.
- Đem lươn đi hấp. Hấp xong lọc lấy thịt lươn.
- Khi cháo chín cho thịt lươn vào đảo đều.
- Nêm nếm gia vị vừa miệng, thêm hành, rau thơm cho đậm vị.
Cháo lươn đậu xanh bổ sung protein, vitamin, khoáng chất cho bé giúp tăng cường sức đề kháng.
IV. Những điều mẹ cần lưu ý trong thời gian điều trị cho bé
Khi trẻ bị bệnh tay chân miệng, ngoài việc tuân thủ nguyên tắc điều trị từ bác sĩ, chế độ dinh dưỡng khoa học thì mẹ cần chú ý một số điểm khác sau:
- Cách ly sớm: Khi phát hiện con bị tay chân miệng, gia đình nên chủ động cho con nghỉ học để tránh lây lan sang các bạn khác.
- Không nên kiêng tắm, kiêng gió: Không tắm chỉ khiến mồ hôi, bụi bẩn tù đọng trên da bé, giúp virus càng phát triển thuận lợi. Làn da được vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo khô thoáng mới giúp trẻ thấy dễ chịu hơn, hạ sốt, giảm mồ hôi.
- Khử trùng các bề mặt sàn, đồ chơi của trẻ. Virus có thể sẽ theo nước bọt trẻ mà lây lan cho người xung quanh.
Sử dụng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh vết phát ban, mụn nước, vết loét miệng cho trẻ
Đây là cách loại bỏ virus hiệu quả vượt trội, giảm thiểu tối đa cơ hội tấn công của virus. Loét miệng, phỏng nước chân tay đều có thể nhanh bay khi trẻ lau rửa, vệ sinh các nốt mụn, phát ban và súc miệng với dung dịch sát khuẩn 2-3 tiếng/lần cho đến khi khỏi bệnh.
Một loại dung dịch sát khuẩn mạnh mẽ, công năng vượt bậc lại cực kỳ an toàn mẹ có thể tham khảo là Dung dịch sát khuẩn Dizigone. Dung dịch Dizigone không chứa thành phần hóa học nên không gây kích ứng hoặc gây độc khi bé vô tình nuốt phải. Với khả năng diệt 100% mầm bệnh chỉ trong vòng 30 giây, Dizigone giúp kiểm soát để các nốt mụn, phát ban không lây lan rộng; các nốt đã mọc thì xẹp và khô se nhanh hơn.
>>> Xem bài viết: 7 nguyên tắc chữa bệnh tay chân miệng tại nhà hiệu quả nhất
Khi con mắc tay chân miệng, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp con nâng cao thể trạng, đẩy lùi bệnh tật, phát triển cơ thể. Trẻ nên tránh ăn các thức ăn cứng, cay, mặn, giàu Arginine, chất béo bão hòa đồng thời bổ sung hợp lý các Protid, lipid, vitamin, kẽm… Song song đó, cha mẹ chú ý cách ly sớm, súc miệng và vệ sinh cơ thể cho bé thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn để tăng cường diệt virus gây bệnh. Mọi thắc mắc cần tư vấn giải đáp xin liên hệ Hotline: 19009482 để được chuyên gia da liễu tư vấn và giải đáp.
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em – Bộ Y Tế