Trẻ bị bỏng sẽ tạo ra những vết thương trong lòng, tự ti về bản thân, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của cơ thể. Thậm chí, có trường hợp bé bị bỏng nặng không được can thiệp y tế kịp thời, sẽ dẫn đến tử vong. Vì lẽ đó, hiểu biết về bỏng cũng như cách xử lý, chăm sóc vết bỏng cho trẻ đúng cách luôn là việc cần thiết đối với mỗi bậc phụ huynh.
Mục lục
1. Bỏng ở trẻ em
Để biết xử trí đúng cách thì bố mẹ cần tìm hiểu tổng quan những kiến thức cơ bản về vấn đề bỏng ở trẻ em. Cụ thể:
1.1. Nguyên nhân gây bỏng
Theo số liệu thống kê, đối với trẻ em tại nhà, bỏng là tai nạn thường xuyên nhất và cũng là nguyên nhân xếp thứ 2 gây tử vong do tai nạn cho trẻ.
Các tác nhân gây bỏng cho trẻ phổ biến có thể kể đến như là bỏng nước sôi, bị giật điện, ảnh hưởng bởi vật thể được làm nóng, nến, lửa như ấm đun nước, đồ ăn nóng…
Không những vậy, làn da của trẻ thường mỏng manh, nhạy cảm, chịu nhiệt và tổn thương kém hơn nên cùng một tác nhân, trẻ sẽ bị bỏng nặng hơn so với người lớn. Thậm chí, nhiều bé bị bỏng nặng còn dẫn đến mạch máu, thần kinh, xương, cơ bị tổn thương nghiêm trọng, không thể phục hồi hoàn toàn.
>>> Xem thêm: Bị bỏng nước sôi phải làm sao: Hướng dẫn xử trí từ A tới Z
1.2. Các mức độ bỏng
Bạn có biết? Nếu trẻ bị bỏng nặng thì vết thương sẽ càng khó hồi phục. Vì vậy, điều quan trọng là bố mẹ phải nắm vững kiến thức để phân loại được đúng những mức độ bỏng, giúp định hướng điều trị sớm hơn. Cụ thể, các mức độ bỏng sẽ là:
- Bỏng cấp độ 1: Vùng da tổn thương bị đỏ, sưng nhẹ, có cảm giác đau rát và không bị phồng rộp hay xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Ít khi để lại thâm sẹo trên da. Sau khoảng 3 – 5 ngày, da sẽ lành.
- Bỏng cấp độ 2: Sẽ gây ảnh hưởng sâu với vùng chân bì và hạ bì của da, kèm theo đặc trưng là các nốt phồng rộp, có màu trắng (phỏng nước). Vùng da xung quanh các nốt phồng rộp này cũng sẽ bị sưng đỏ, đau rát cực kỳ khó chịu. Trường hợp bỏng ở diện tích rộng sẽ cực kỳ nguy hiểm, gây đau đớn, mất nhiều nước cho cơ thể trẻ. Khi đó, cần đưa con đến bệnh viện ngay. Đối với bỏng cấp độ 2, nếu điều trị đúng cách sẽ không để lại sẹo và một phần chân bì vẫn còn thì vẫn có thể tái tạo lại được.
- Bỏng cấp độ 3: Toàn bộ bề dày của lớp da bị hủy hoại. Thậm chí, lớp trên cùng của làn da đã bị phá hủy nên cũng sẽ không có bóng nước. Vết bỏng thường có những đốm màu trắng hoặc cháy sém. Nghiêm trọng hơn là, có nguy cơ bỏng sâu tới cơ, xương và kể cả khi chăm sóc, chữa trị đúng cách, vết bỏng vẫn có thể để lại sẹo.
Trường hợp, trẻ em bị bỏng ở cấp độ 3 là cực kỳ nguy hiểm, bắt buộc phải mang bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
1.3. Bỏng ở trẻ em nguy hiểm không?
Như đã nói, trẻ bị bỏng cực kỳ nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ám ảnh tâm lý cho trẻ, khiến trẻ hoảng sợ, rối loạn tính cách, không thích tiếp xúc, tìm tòi và khám phá.
Bên cạnh đó, bỏng còn có thể để lại di chứng về chức năng và thẩm mỹ của cơ thể suốt cuộc đời. Thậm chí, trong một số trường hợp bị bỏng lớn có thể dẫn đến tử vong, do không được y tế can thiệp kịp thời.
2. Xử trí bỏng tại nhà cho trẻ
Hướng dẫn xử trí bỏng tại nhà cho trẻ như dưới đây chỉ áp dụng với bỏng cấp độ 1, còn cấp độ 2, 3, 4 thì tốt nhất bố mẹ nên đưa con, em mình tới cơ sở y tế có chuyên môn gần nhà.
2.1. Làm mát vết bỏng
Đầu tiên, cần làm mát vết bỏng cho bé bằng cách mở vòi nước máy sạch, cho chảy chầm chậm lên vết bỏng trong vòng 15 – 20 phút. Mục đích là để giúp da khỏi bị rộp. Bên cạnh đó, nước sạch còn có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương.
Tuyệt đối không dùng nước lạnh hoặc nước đá trong tủ lạnh để làm mát da cho trẻ.
2.2. Chăm sóc vết bỏng
Khi trẻ bị bỏng, bố mẹ phải chăm sóc vết bỏng bằng cách vệ sinh hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn. Lý do là bởi vùng da bị tổn thương tại vết bỏng rất dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn. Vì thế, nếu không vệ sinh sạch sẽ, vết bỏng này sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng, khiến cho việc điều trị khó khăn hơn.
Để vệ sinh vết bỏng cho con tốt nhất, bậc phụ huynh nên sử dụng dung dịch sát khuẩn đảm bảo các yếu tố: Hiệu quả mạnh – tác dụng nhanh – không gây khô xót. Hiện nay, nhiều phòng khám da liễu đều tin dùng dung dịch sát khuẩn Dizigone nhờ những ưu điểm như:
- Sát khuẩn mạnh, có khả năng tiêu diệt 99.99% vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, đảm bảo vết bỏng luôn sạch khuẩn và không có nguy cơ nhiễm trùng.
- Mang đến hiệu quả nhanh chóng. Cụ thể, loại bỏ mầm bệnh chỉ sau 30 giây tiếp xúc. Nhờ vậy, giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục của tổn thương do bỏng gây ra.
- Không gây xót cho trẻ.
- Không làm tổn thương mô hạt, đồng thời cũng không cản trở quá trình lành thương tự nhiên, hạn chế hình thành sẹo.
- An toàn cho mọi đối tượng sử dụng và không gây tác dụng phụ.
Khi vết bỏng đã khô se, không còn chảy dịch, bố mẹ cũng nên chú ý dưỡng ẩm vết bỏng, thoa kem phục hồi, tái tạo da mỗi ngày cho con. Theo nhiều nghiên cứu y khoa, tổn thương da mà được duy trì độ ẩm phù hợp sẽ nhanh lành hơn.
Bên cạnh đó, khi chọn kem trị sẹo cho trẻ bị bỏng, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý, nên lựa sản phẩm có thương hiệu uy tín, thành phần của kem lành tính, đã được kiểm chứng để đảm bảo an toàn để yên tâm sử dụng và mang lại hiệu quả cao.
Một số sản phẩm có thể tham khảo, đó là Silvirin, Scar Esthetique, Mederma For Kids, A-Derma Epitheliale AH Cream, Stratamed, Panto Cream Nano Zinc…
Đặc biệt, để dưỡng ẩm vết bỏng cho trẻ thì bố mẹ đừng nên bỏ qua kem Dizigone Nano Bạc đang được nhiều người ưa chuộng và tin dùng trên thị trường hiện nay. Sản phẩm gồm các thành phần được dẫn xuất tự nhiên từ cúc la mã, tràm trà, lô hội… mang đến hiệu quả dưỡng ẩm ưu việt. Từ đó, giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết bỏng cho con.
Không những vậy, Dizigone Nano Bạc còn chứa các tinh thể nano siêu nhỏ có khả năng thấm sâu, hỗ trợ duy trì tác dụng sát khuẩn kéo dài trên vết bỏng. Vì thế, sử dụng bộ đôi kháng khuẩn Dizigone tăng gấp 3 lần khả năng sát khuẩn, tái tạo da nhanh chóng và ngăn ngừa, hạn chế được sẹo xấu.
>>> Xem thêm: Thuốc trị bỏng Biafine: Thành phần, công dụng và cách dùng hiệu quả nhất
3. Lưu ý khi chăm sóc vết bỏng tại nhà cho trẻ
- Tuyệt đối không tự ý xử lý bỏng cho trẻ bằng phương pháp dân gian mách bảo, như bôi kem đánh răng hay lòng trắng trứng gà vào vết bỏng. Điều này có thể khiến cho vết bỏng bị nhiễm trùng.
- Đối với trường hợp trẻ bị bỏng nặng và sâu, cần đưa bé đến bệnh viện ngay,
- Khi sử dụng băng gạc để băng bó vết thương hoặc thay băng thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ để che chắn, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập hay ma sát với quần áo thì không nên băng quá chặt mà chỉ che phủ tạm thời. Thay băng ít nhất 1 lần 1 ngày để đảm bảo vệ sinh. Vết bỏng nhẹ, đã khô se thì nên để khô thoáng, không cần băng bó lại.
- Tuyệt đối không được chọc vỡ nốt phỏng nước (nếu có).
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học cho bé với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như các loại thịt, thực phẩm giàu vitamin C, thực phẩm giàu chất kẽm… Nên tránh xa và hạn chế sử dụng bánh kẹo, thịt xông khói, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ…
4. Cách phòng ngừa bỏng ở trẻ em
Thực ra, không phải lúc nào các bậc phụ huynh cũng có thể bảo vệ được trẻ khỏi tai nạn, tổn thương mọi lúc mọi nơi nhưng những biện pháp đơn giản như dưới đây sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ làm cho bé bị bỏng khi ở nhà:
- Để các thiết bị, đồ dùng điện tử ở nơi an toàn. Để hộp quẹt, nến, bật lửa, hóa chất, phích nước… cách xa tầm tay trẻ em.
- Kiểm tra kỹ càng đường dây điện. Loại bỏ những dây điện, phích cắm, tay cầm… bị cũ, hỏng hóc.
- Chú ý cẩn thận khi cho trẻ tắm bồn, tắm nước nóng lạnh. Trước khi trẻ tắm nước ấm, bố mẹ phải kiểm tra kỹ nước.
- Không để trẻ ra vào quá nhiều hoặc sử dụng xe tập đi ở khu vực bếp.
- Bảo quản, cất giữ các chất tẩy rửa an toàn trên cao.
Ngoài ra, phòng bệnh hơn chữa bệnh, mỗi gia đình nên sắm một tủ thuốc y tế tiện nghi, đầy đủ trong nhà.
Hy vọng với những thông tin hữu ích như bài viết đã chia sẻ, các bậc phụ huynh sẽ có thêm nhiều kiến thức mới mẻ, thú vị để biết cách điều trị khi trẻ bị bỏng.
>>> Xem bài viết: Bỏng nắng: Nhận diện và xử trí tại nhà hiệu quả nhanh chóng.