Nấm miệng là bệnh thường gặp và có thể gây bởi rất nhiều nguyên nhân. Trong các nguyên nhân gây nấm miệng, trào ngược dạ dày thực quản là thủ phạm ít được nhắc tới. Tuy nhiên, đây lại là yếu tố gây nấm miệng thường gặp, đặc biệt trong nhịp sống hiện đại mà con người phải chịu nhiều áp lực căng thẳng, dễ mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Qua bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh nấm miệng do trào ngược dạ dày và cách xử lý nấm hiệu quả nhanh nhất.
I. Trào ngược dạ dày thực quản gây nấm miệng như thế nào?
1. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là hiện tượng các chất lỏng trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Thành phần của chất lỏng đó bao gồm acid, pepsin, đôi khi có cả dịch mật tràn từ tá tràng vào ruột non. Trong đó, acid là thành phần gây tổn thương mạnh nhất lên niêm mạc ống tiêu hóa.
2. Cơ chế bảo vệ của cơ thể với trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh mạn tính, thường sẽ quay lại với bệnh nhân chỉ sau vài tháng điều trị khỏi. Cơ thể có những cơ chế riêng để tự bảo vệ bản thân khỏi tác hại của GERD. Ví dụ, hầu hết trào ngược xảy ra trong ngày khi cơ thể đứng thẳng. Ở vị trí thẳng đứng, chất lỏng trào ngược thường chảy lại xuống dạ dày do tác dụng của trọng lực.
Ngoài ra, trong khi tỉnh táo, cơ thể liên tục nuốt nước bọt. Động tác nuốt cũng giúp đẩy chất lỏng trào ngược trở lại dạ dày. Cuối cùng, các tuyến nước bọt trong miệng sản xuất nước bọt có thành phần là bicarbonate. Bicarbonate trung hòa lượng acid còn trong miệng và thực quản, giúp bảo vệ niêm mạc ống tiêu hóa.
3. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây nấm miệng như nào?
Tuy vậy, những cơ chế trên là không đủ để bảo vệ cơ thể hoàn toàn trước GERD. Khi trào ngược dạ dày xảy ra quá nhiều lần, bicarbonate trong nước bọt không đủ để trung hòa acid với nồng độ cao. Bên cạnh đó, lúc nằm ngủ, trọng lực không có hiệu lực bảo vệ, cơ thể cũng ngừng tiết và nuốt nước bọt.
Chính vì vậy, acid dịch vị khi trào ngược lên sẽ bào mòn lớp niêm mạc miệng và họng. Do là nơi tiêu hóa thức ăn nên dạ dày cũng là nơi trú ngụ của nhiều vi sinh vật. Chúng đi theo dịch trào ngược và làm mất cân bằng hệ vi sinh tại khoang miệng.
Những yếu tố trên tạo điều kiện thuận lợi cho candida – loài nấm ký sinh tại niêm mạc miệng tăng sinh và phát triển. Nấm candida là nguyên nhân chính gây nên bệnh nấm miệng ở người.
II. Triệu chứng của nấm miệng do trào ngược dạ dày thực quản
Hình ảnh bệnh nấm miệng do trào ngược dạ dày thực quản
Dấu hiệu phổ biến giúp nhận ra nấm miệng là những tổn thương màu kem trắng, hơi phồng lên trong miệng. Chúng thường nằm ở lưỡi hoặc má trong, nhưng cũng có khi ở vòm miệng, nướu, amidan hoặc cổ họng.
Các tổn thương có hình dạng giống như phô mai, có thể gây đau hoặc chảy máu nếu cào xước hoặc đánh răng quá mạnh.
Trong trường hợp nghiêm trọng, các tổn thương có thể lan vào thực quản hoặc ống tiêu hóa, gây ra:
- Đau hoặc khó nuốt
- Cảm giác thức ăn bị kẹt trong cổ họng hoặc giữa ngực
- Sốt nếu nhiễm trùng lan ra ngoài thực quản
Nấm miệng có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm phổi, gan và da. Những người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng này.
III. Điều trị nấm miệng do trào ngược dạ dày thực quản
Trên đối tượng bị nấm miệng do trào ngược dạ dày, 2 yếu tố kết hợp khiến nấm phát triển mạnh là: mầm bệnh nấm Candida – đã tồn tại sẵn trong khoang miệng và dịch vị dạ dày trào ngược – tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển. Để nấm miệng khỏi nhanh, người bệnh cần kết hợp tiêu diệt nấm và loại bỏ yếu tố nguy cơ này.
1. Điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày
Để xử lý trào ngược dạ dày, người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp dựa trên mức độ nặng – nhẹ. Các phương pháp điều trị được chia thành 3 nhóm chính:
1.1. Thay đổi lối sống
- Giảm cân: Là biện pháp cải thiện triệu chứng trào ngược hiệu quả với người thừa cân, béo phì. Các nghiên cứu cho thấy 81% người bệnh béo phì đã cải thiện triệu chứng trào ngược sau khi giảm cân. Trong đó, 65% người bệnh đã khỏi hoàn toàn.
- Ăn kiêng, cai thuốc lá, uống rượu bia điều độ: Tuy chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng thuốc lá, rượu bia hay đồ uống có còn có thể làm nặng thêm tình trạng trào ngược dạ dày. Ngoài ra, những đồ ăn có vị cay nóng, nhiều dầu mỡ; cà phê; socola, cam quýt, bạc hà… cũng nên kiêng để cải thiện bệnh nhanh hơn.
Người bệnh trào ngược dạ dày nên kiêng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Lưu ý tư thế ngủ: Người bệnh trào ngược dạ dày được khuyến khích nên kê cao đầu giường, ngủ ở tư thế nằm nghiêng bên trái. Nếu hay bị trào ngược về đêm, cần hạn chế ăn trong khoảng 2-3 giờ trước khi đi ngủ.
- Giảm căng thằng, thư giãn tinh thần: Căng thẳng đầu óc có thể gây ra những thay đổi trong não bộ, kích thích các thụ thể đau, làm cơ thể nhạy cảm hơn với sự tăng nhẹ của nồng độ acid trong dạ dày. Bên cạnh đó, tình trạng căng thẳng làm suy giảm sản xuất prostagladin. Đây là chất trung gian hóa học có vai trò bảo vệ dạ dày khỏi tác động của acid dịch vị. Vì vậy, giảm căng thẳng và thư giãn là cách hiệu quả để giảm tròa ngược dạ dày, ngăn ngừa triệu chứng này tái lại.
1.2. Dùng thuốc điều trị
Khi thay đổi lối sống chưa đủ để cải thiện nhanh triệu chứng trào ngược dạ dày, người bệnh có thể cân nhắc dùng thuốc. Thuốc điều trị trào ngược dạ dày được chia thành 3 nhóm chính:
- Thuốc nhóm ức chế bơm proton (PPI): Các thuốc nhóm này giúp xử lý nhanh triệu chứng của trào ngược dạ dày và viêm thực quản ăn mòn. So với các nhóm thuốc khác, PPI cho hiệu quả điều trị tốt hơn, tỷ lệ tái phát thấp hơn. Các thuốc thường dùng trong nhóm PPI: omeprazol, lanzoprazol, pantoprazol, rabeprazol esomeprazol
- Thuốc kháng histamin H2: Đây là giải pháp thường dùng khi người bệnh bị trào ngược dạ dày nhiều về đêm. Một số thuốc đại diện: cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin
- Thuốc kháng acid: Các thuốc này thường được dùng kết hợp với các chế phẩm có chứa alginate. Khi dùng sau bữa ăn, nó giúp ngăn ngừa tình trạng tiết acid quá mức để tiêu hóa thức ăn trong dạ dày.
Các thuốc điều trị trào ngược dạ dày cần dùng theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Người bệnh không tự ý sử dụng để tránh gặp phải các tác dụng phụ trên sức khỏe.
Nếu thay đổi lối sống kết hợp dùng thuốc vẫn không đạt hiệu quả mong muốn, người bệnh cần đi khám để can thiệp điều trị bằng các biện pháp phẫu thuật.
Tham khảo: https://www.ccjm.org/content/87/4/223
2. Tiêu diệt nấm Candida gây bệnh nấm miệng
Người bệnh chỉ có thể đánh bay mảng nấm trắng khi tiêu diệt đươc nấm candida gây bệnh. Các phương pháp diệt nấm thông dụng nhất là:
2.1. Dùng nước súc miệng diệt nấm
Súc miệng diệt nấm là lựa chọn đầu tiên nên áp dụng khi bị nấm miệng. Người bệnh có thể tự mua sản phẩm để dùng mà không cần đơn kê của bác sĩ.
Ưu điểm:
- Đơn giản, tiện dụng, dễ thực hiện tại nhà
- Hiệu quả kháng nấm nhanh và mạnh không kém thuốc kháng nấm – nếu lựa chọn được dung dịch súc miệng phù hợp.
- An toàn, ít nguy cơ tác dụng phụ
Nhược điểm:
- Không có nhiều dung dịch súc miệng hiệu quả trên nấm Candida
- Cần lưu ý lựa chọn dung dịch dịu nhẹ với niêm mạc miệng nhạy cảm.
Một số đại diện: Dizigone, Chlorhexidine, Triclosan…
2.2. Dùng thuốc kháng nấm
Thuốc kháng nấm được chia thành 2 nhóm chính: Thuốc dùng tại chỗ hoặc thuốc dùng toàn thân. Thuốc kháng nấm cần dùng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, sau khi được thăm khám cụ thể về tình trạng nấm. Thông thường, người bệnh dùng dung dịch súc miệng 2-3 tuần chưa cải thiện nên đi khám để được cân nhắc dùng cách thuốc này.
Ưu điểm: Tác dụng diệt nấm mạnh; hiệu quả với nấm miệng tại chỗ và nấm lan tỏa toàn thân.
Nhược điểm: Nguy cơ tác dụng phụ nhiều, cần dùng theo đúng chỉ định; tuyệt đối không tự ý sử dụng.
Một số đại diện:
- Thuốc kháng nấm tại chỗ: Nystatin, Miconazole (Daktarin)…
- Thuốc kháng nấm toàn thân: Fluconazole, Itraconazole…
>>> Xem bài viết: Giải mã Nystatin – Thuốc kháng nấm thông dụng nhất cho người bị nấm
III. Dizigone – Giải pháp xử lý nhanh nấm miệng do trào ngược dạ dày thực quản
Súc miệng là biện pháp đơn giản nhất để tiêu diệt nấm trong miệng họng. Khi chọn dung dịch để súc miệng, cần chú ý chọn sản phẩm có khả năng diệt nấm hiệu quả. Ngoài ra, niêm mạc miệng rất mỏng manh và dễ bị tổn thương, nên cần một loại sản phẩm an toàn, không gây kích ứng.
Sản phẩm phù hợp với các yêu cầu trên là dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Hiện nay, Dizigone được sử dụng tại nhiều bệnh viện, phòng khám nha khoa nhờ các ưu điểm.
- Phòng ngừa và giảm nhanh triệu chứng khó chịu, bỏng rát do nấm miệng gây ra. Dizigone có thể tiêu diệt nấm Candida albicans và các vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.
- Cảm giác dễ chịu hơn ngay sau khi súc miệng với Dizigone. Chỉ mất 30 giây, Dizigone tiêu diệt 100% mầm bệnh nấm Candida có trong khoang miệng.
- Không xót, không kích ứng niêm mạc miệng. Dizigone có pH trung tính và cơ chế sát khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên nên an toàn tuyệt đối.
Dizigone được chứng minh có hiệu quả tốt trên nấm miệng
Để đảm bảo tác dụng diệt nấm, nên súc miệng 4-5 lần/ngày với Dizigone. Mỗi lần lấy khoảng 5-10ml dung dịch, giữ dung dịch trong khoang miệng khoảng 30s rồi nhả ra, không cần súc lại bằng nước
Phản hồi của khách hàng khi sử dụng Dizigone súc miệng xử lý nấm miệng
Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua dung dịch súc miệng Dizigone qua Shopee:
IV. Phòng ngừa nấm miệng do trào ngược dạ dày thực quản
Nấm miệng rất dễ tái nhiễm, nhất là nếu tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra thường xuyên. Người bệnh cần chú ý phòng ngừa nấm quay lại bằng các biện pháp:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày.
- Súc miệng thường xuyên bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
- Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảnh thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn.
- Thay bàn chải sau mỗi 3 tháng, không dùng chung bàn chải.
- Uống đủ nước, không để miệng bị khô.
- Điều trị và kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày
- Bổ sung lợi khuẩn đầy đủ từ sữa chua, phô mai.
Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã biết thêm được những thông tin hữu ích về nấm miệng và chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc với chuyên gia, gọi ngay HOTLINE 19009482.