Trong lịch sử, sởi từng là cơn ác mộng cướp đi sinh mạng của hàng triệu trẻ nhỏ mỗi năm. Nhờ có vaccin, căn bệnh này đã gần như được xóa sổ. Tuy nhiên, những năm gần đây, bệnh sởi có xu hướng quay trở lại. Bài viết dưới đây tổng hợp những sự thật cha mẹ cần biết về căn bệnh này.
Sự thật 1: Bệnh sởi có thể nghiêm trọng hơn những gì cha mẹ nghĩ
Nhiều người vẫn cho rằng, sởi đơn giản chỉ là tình trạng sốt và vài nốt phát ban nổi trên da, sẽ tự hết sau vài ngày. Trên thực tế, sởi có thể gây ra những biến chứng hết sức nặng nề, đặc biệt là với trẻ em dưới 5 tuổi. Mức độ nghiêm trọng của những biến chứng ấy là không thể lường trước được.
Sởi có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng
Một số thống kê ở Hoa Kỳ cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh sởi:
- Cứ 10 trẻ mắc bệnh sởi sẽ có 1 trẻ bị nhiễm trùng tai và có thể dẫn tới mất thính lực vĩnh viễn.
- Cứ 20 trẻ em mắc bệnh sởi sẽ có 1 trẻ bị viêm phổi. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do bệnh sởi ở trẻ nhỏ.
- Khoảng 1 trẻ trong 1000 trẻ mắc bệnh sởi sẽ bị viêm não, có thể dẫn đến co giật, khiến trẻ bị điếc và thiểu năng trí tuệ.
- Từ 1 – 3 trẻ trong số 1000 trẻ bị nhiễm sởi sẽ tử vong do các biến chứng về hô hấp và thần kinh.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên nắm rõ cả những triệu chứng thường gặp của bệnh. Những triệu chứng đó bao gồm:
- Sốt cao: có thể lên tới 40°C
- Ho
- Chảy nước mũi
- Đỏ mắt, chảy nước mắt, viêm kết mạc mắt.
- Phát ban (xuất hiện 3 – 5 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu)
Sự thật 2: Bệnh sởi rất dễ lây
Bệnh sởi lây qua đường không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Virus sởi có thể tồn tại 24 giờ trong không khí.
Nó dễ lây tới nỗi nếu 1 người mắc bệnh, có tới 9 – 10 người xung quanh sẽ bị theo nếu không được bảo vệ đúng cách.
Bệnh sởi dễ dàng lây qua đường hô hấp
Con trẻ có thể bị sởi chỉ bằng cách ở trong căn phòng có người mắc bệnh sởi, thậm chí đến 2 giờ sau khi người đó đã rời đi.
Một người bị nhiễm bệnh có thể truyền bệnh sởi sang người khác ngay cả trước khi biết mình mắc bệnh. Cụ thể, thời gian lây truyền bắt đầu từ 4 ngày trước khi có triệu chứng đầu tiên đến 4 ngày sau khi phát ban xuất hiện.
Xem thêm bài viết con đường lây nhiễm sởi
Sự thật 3: Con trẻ có thể nhiễm sởi dù ở những nơi đã “loại bỏ” dịch
Nhiều quốc gia tuyên bố đã “loại bỏ” được bệnh sởi nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng. “Loại bỏ” có nghĩa là bệnh sởi không còn xuất hiện thường xuyên tại quốc gia này nữa.
Tuy nhiên, vào 1/3/2019, UNICEF đã đưa ra cảnh báo “dịch sởi đang bùng phát trở lại ở mức độ đáng báo động và tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng”. Cụ thể, tính riêng tại Việt Nam năm 2018 đã có 1777 ca nhiễm sởi, cao gấp đôi so với năm 2017. Nguyên nhân chính được cho là do phong trào “anti vaccin” của nhiều bà mẹ bỉm sữa. Nó khiến cho nhiều trẻ nhỏ không được tiêm vaccin đầy đủ và có nguy cơ trở thành nạn nhân của sởi.
Tồi tệ hơn cả là những đứa trẻ này sẽ lại là nguồn lây cho những người xung quanh nó. Nếu con bạn không may tiếp xúc với trẻ mang mầm bệnh sởi, khả năng bị lây nhiễm là rất cao.
Sự thật 4: Cha mẹ có thể bảo vệ con khỏi bệnh sởi bằng vaccin an toàn và hiệu quả
Cách tốt nhất để bảo vệ con khỏi bệnh sởi là tiêm phòng vaccin sởi – quai bị – rubella (MMR). Vaccin MMR sẽ bảo vệ con suốt quãng đời khỏi tất cả các chủng sởi.
Tiêm vaccin là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh sởi
Lộ trình tiêm vaccin MMR để bảo vệ trẻ tối ưu nhất là:
- Tiêm liều đầu tiên ở 12 – 15 tháng tuổi
- Tiêm liều thứ hai ở 4 – 6 tuổi
Nếu bố mẹ có ý định cho con đi du lịch nước ngoài,.nhất là ở những nơi có dịch, khuyến cáo tiêm vaccin có một chút khác biệt:
- Nếu bé được 6 – 11 tháng tuổi, nên tiêm một liều MMR trước khi đi.
- Nếu bé từ 12 tháng tuổi trở lên, cần tiêm 2 liều MMR trước khi đi (mỗi liều cách nhau 28 ngày).
Sự thật 5: Bệnh sởi không có thuốc điều trị đặc hiệu
Đến nay, bệnh sởi vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Theo Hướng dẫn chẩn đoán và chữa bệnh sởi của Bộ Y tế, nguyên tắc chữa sởi chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Nó bao gồm những giải pháp:
- Tăng cường chất dinh dưỡng: cho trẻ ăn đầy đủ cả 4 nhóm chất: nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm chất bột đường, nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng.
- Hạ sốt:
-
- Áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như lau nước ấm, chườm mát.
- Dùng thuốc hạ sốt paracetamol khi sốt cao.
- Bồi phụ nước, điện giải qua đường uống. Chỉ truyền dịch duy trì khi người bệnh nôn nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải.
- Bổ sung vitamin A: Cho trẻ ăn các loại thức ăn như gan, thịt, lòng đỏ trứng…. Bên cạnh đó, cần uống bổ sung vitamin A theo liều nhất định.
- Vệ sinh da, mắt, miệng họng: không sử dụng các chế phẩm có corticoid. Trên làn da mỏng manh và dễ bị tổn thương của trẻ,.cha mẹ nên chọn những sản phẩm thuộc dòng kháng khuẩn ion thế hệ mới.
Xem thêm các cách điều trị sởi
Dizigone là đại diện cho dòng sản phẩm kháng khuẩn ion mới
Dizigone – sản phẩm an toàn sử dụng cho trẻ nhỏ mắc bệnh sởi
- Cơ chế sát khuẩn thân thuộc với cơ thể:.Dựa trên HClO – chất hóa học được bạch cầu tiết ra trong miễn dịch tự nhiên.
- pH trung tính (6.5 – 8.5): Không gây xót và kích ứng cho da trẻ.
- Sát khuẩn nhanh, hiệu quả trên nhiều mầm bệnh:.Giúp giảm ngứa gãi, tránh bội nhiễm vi khuẩn và xóa mờ nhanh những vết ban sởi trên da.
- Không màu: không gây nhuộm da trẻ, rây bẩn màu lên quần áo, chăn màn.
Để có kế hoạch chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi phù hợp, cha mẹ có thể đọc thêm bài viết: 5 nguyên tắc chữa sởi tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế