Bệnh nam khoa gây ảnh hưởng rất lớn để sức khỏe và sự tự tin của phái mạnh. Nhưng nếu được áp dụng đúng phương pháp, các bệnh nam khoa hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Dưới đây dấu hiệu nhận biết và cách xử lí phù hợp cho 5 bệnh nam khoa thường gặp nhất.
1. Viêm bao quy đầu
1.1. Dấu hiệu đặc trưng
Viêm bao quy đầu là bệnh viêm nhiễm vùng da tại đầu dương vật do vi khuẩn, virus, nấm…gây ra. Viêm bao quy hđầu khá nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến viêm đường tiết niệu và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Bạn có thể nhận biết viêm bao quy đầu qua một số biểu hiện: có vết tấy đỏ phần đầu dương vật, dương vật chảy nhiều dịch và có cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát.
1.2. Nguyên nhân gây viêm bao quy đầu
- Vệ sinh không sạch sẽ
Bao quy đầu là nơi nước tiểu dễ sót lại, tích tụ nhiều mồ hôi và chất thải trong đường tiết niệu. Vì vậy, đây trở thành vị trí đầu tiên bị mầm bệnh tấn công nếu bạn không vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
Ngoài ra, người bị dài, hẹp bao quy đầu sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc làm sạch vùng kín và có nguy cơ viêm nhiễm cao hơn.
- Quan hệ tình dục không an toàn
Nam giới quan hệ tình dục với tần suất lớn, quan hệ sai tư thế có thể gây chấn thương phần đầu dương vật. Vi khuẩn sẽ nhân cơ hội này xâm nhập vào vị trí tổn thương và gây bệnh.
- Sử dụng sai các sản phẩm tẩy rửa
Nam giới thường có thói quen chỉ vệ sinh vùng kín bằng nước sạch và xà phòng tắm hàng ngày. Xà phòng tuy có tác dụng diệt khuẩn nhưng dễ gây khô da, đau xót và kích ứng. Đầu dương vật là vùng da rất nhạy cảm, khi tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh như xà phòng dễ dẫn đến sưng tấy, ngứa ngáy và viêm nhiễm.
1.3. Cách điều trị viêm bao quy đầu
Khi nhận thấy các dấu hiệu của viêm bao quy đầu, bạn nên đi khám để được điều trị đúng cách. Nhìn chung, các nhóm biện pháp điều trị viêm bao quy đầu bao gồm:
- Sử dụng thuốc: tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh và thuốc bôi tại chỗ phù hợp.
- Với trường hợp mắc chứng dài, hẹp bao quy đầu: khi tình trạng viêm nhiễm tái diễn nhiều lần, thực hiện tiểu phẫu cắt bao quy đầu là biện pháp triệt để nhất. Tiểu phẫu diễn ra nhanh gọn (chỉ 30 phút – 1 giờ) và giúp bạn tránh được nguy cơ viêm nhiễm các lần tiếp theo.
2. Viêm đường tiết niệu
2.1. Dấu hiệu đặc trưng
Viêm đường tiết niệu là bệnh lí có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Viêm đài bể thận cấp tính, ảnh hưởng đến chức năng thận.
- Viêm ống dẫn tinh, viêm tinh hoàn… làm giảm khả năng sinh sản.
- Giảm chất lượng sinh hoạt tình dục: gây cảm giác đau đớn, mất tự tin khi quan hệ.
Vì vậy, bạn cần chủ động đi khám khi nhận thấy các dấu hiệu đặc trưng sau:
- Hay mắc tiểu, đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu ít, tiểu rắt, tia nước tiểu yếu
- Nước tiểu đục và có mùi hôi lạ
- Tiết nhiều dịch bất thường tại đầu dương vật
- Tiểu buốt, tiểu rát, thậm chí có thể tiểu ra máu
Khi tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng, các triệu chứng đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Người mắc có thể cảm thấy đau tức vùng bụng dưới (viêm bàng quang), vùng hông, lưng, mạn sườn (viêm bể thận cấp tính). Ngoài ra, toàn thân có thể sốt cao đi kèm cảm giác buồn nôn, nôn và đau khắp mình mẩy.
2.2. Nguyên nhân viêm đường tiết niệu
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách:
Vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ là môi trường ủ bệnh lí tưởng cho các loại vi khuẩn. Chúng sẽ xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua lỗ tiểu tại đầu dương vật.
- Thường xuyên nhịn đi tiểu:
Trong nước tiểu sẵn có một lượng vi khuẩn nhất định. Khi bạn nhịn đi tiểu, vi khuẩn bị giữ lại lâu trong đường dẫn tiểu, có cơ hội nhân lên và gây bệnh.
- Quan hệ tình dục không an toàn:
Thủ phạm chính gây viêm đường tiết niệu là vi khuẩn E.coli. Chúng có thể lây từ người bệnh sang người lành thông qua quan hệ tình dục không an toàn.
3. Viêm tiền liệt tuyến
3.1. Dấu hiệu đặc trưng
Viêm tiền liệt tuyến là bệnh lí rất thường gặp đặc biệt ở nam giới tuổi trung niên. Bệnh thậm chí có thể gây vô sinh, hiếm muộn hoặc tiến triển thành u tiền liệt tuyến.
Một số triệu chứng thường gặp của viêm tiền liệt tuyến:
- Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ngắt quãng, nước tiểu có thể lẫn máu
- Tiểu nhiều lần, hay tiểu về đêm
- Rối loạn chức năng tình dục: rối loạn cương dương, cảm giác đau buốt khi xuất tinh
- Đau vùng bẹn, thắt lưng, đau khắp mình mẩy, toàn thân mệt mỏi, sốt.
3.2. Nguyên nhân gây viêm tiền liệt tuyến
Các nguyên nhân phổ biến gây viêm tiền liệt tuyến bao gồm:
- Vệ sinh không sạch sẽ: viêm tiền liệt tuyến có thể là hậu quả kéo theo của nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Chèn ép tuyến tiền liệt gây sung huyết, chấn thương
- Quan hệ tình dục không khoa học: quan hệ tình dục tần suất cao trong thời gian ngắn khiến tuyến tiền liệt phải hoạt động quá mức. Hậu quả, tuyến tiền liệt có thể bị giãn nở quá mức, sung huyết hoặc gây rối loạn xuất tinh.
3.3. Các biện pháp điều trị
Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh để diệt khuẩn, người bệnh có thể kết hợp các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm để cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, một số bài tập vật lí trị liệu cũng có tác dụng rất tốt như: massage giảm sung huyết tuyến tiền liệt, các bài tập thư giãn cơ mu dưới…
Người bệnh cũng nên uống nhiều nước, vận động thường xuyên, ăn nhiều rau xanh và trái cây. Đồng thời, người bệnh cần kiên thức ăn cay nóng, hạn chế rượu, bia, thuốc lá, không ngồi quá lâu làm tang áp lực lên tuyến tiền liệt…
4. Nấm bẹn
4.1. Dấu hiệu đặc trưng
Nấm bẹn là một bệnh nam khoa thường gặp gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nấm bẹn xuất hiện ở vùng da dưới đùi, háng, có thể lây lan sang các vùng da khác.
Nấm bẹn có điểm tương đồng với các bệnh nấm da khác,phát triển mạnh mẽ ở khu vực ẩm ướt, kém vệ sinh. Do đó, nấm bẹn rất dễ xuất hiện ở những người không chăm sóc vùng kín sạch sẽ.
Người mắc nấm bẹn có thể nhận thấy một số dấu hiệu điển hình sau:
- Vùng kín ngứa ngáy, ẩm ướt, xuất hiện các mảng da nổi mẩn đỏ, hình tròn.
- Vùng da bị tổn thương có màu hồng, sẫm màu dần và có viền rõ rệt, Sau đó, vùng tổn thương đóng vảy và có các mụn nhỏ mọc lấm tấm xung quanh.
- Nấm từ vùng bẹn có thể lan sang vùng mông, xung quanh hậu môn, mặt trong đùi hoặc bộ phận sinh dục.
4.2. Phương pháp điều trị nấm bẹn
Các bệnh về nấm nếu không điều trị đúng cách sẽ dai dẳng lâu khỏi và tái lại nhiều lần. Do đó, bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để được chỉ định các loại kem trị nấm phù hợp.
Trong quá trình bôi thuốc, bạn nên bôi kem rộng ra ngoài vị trí bị nấm khoảng 4 – 6 cm. Biện pháp này giúp hạn chế tình trạng lây lan của nấm sang những vùng da lành xung quanh. Đồng thời, bạn cần tiếp tục điều trị sau khi da đã lành ít nhất 2 tuần để tránh bệnh tái phát.
5. Viêm nang lông
5.1. Dấu hiệu đặc trưng
Viêm nang lông có thể xảy ra tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Trong đó, vùng kín với điều kiện ẩm ướt, kém thoáng khí là nơi rất dễ gây bệnh.
Biểu hiện của tình trạng viêm nang lông là sự xuất hiện các nốt mụn nước, mụn đầu trắng tại vị trí lỗ chân lông. Người bệnh nên đi khám bác sĩ nếu có khối sưng lớn hoặc tình trạng viêm lan rộng sau vài ngày.
5.2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của viêm nang lông
Viêm nang lông gây ra chủ yếu bởi tụ cầu khuẩn và một số loại vi khuẩn khác. Khởi đầu của quá trình viêm là tình trạng tắc nghẽn tại các nang lông do tế bào da chết hoặc mồ hôi tiết ra nhiều. Sau đó, sự ma sát giữa da với quần áo, kết hợp với điều kiện nóng ẩm tại vùng kín tạo điều kiện lí tưởng cho mầm bệnh gây hại.
Viêm nang lông nếu không được điều trị có thể phát triển thành mụn nhọt, mưng mủ. Nặng hơn, bệnh có thể tiến triển thành những ổ nhiễm trùng lớn, ảnh hưởng tới các lớp da sâu bên trong.
5.3. Phương pháp điều trị
Tùy vào mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị khác nhau.
- Với viêm nang lông mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần dung kháng sinh bôi tại chỗ, hoặc kết hợp uống kháng sinh đường toàn thân.
- Trường hợp viêm nang lông đã biến chứng thành nhọt hoặc ổ viêm lớn, bác sĩ cần làm tiểu phẫu rạch một vết nhỏ để lấy dịch mủ ra ngoài.
6. Biện pháp phòng ngừa các bệnh nam khoa thường gặp nhất cho nam giới
Các bệnh nam khoa khiến nam giới cảm thấy mất tự tin, khó chia sẻ và ngại đi khám. Mặt khác, các bệnh nam khoa thường gặp đa phần gây ra bởi vi khuẩn, nấm…khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Bệnh có thể tái diễn nhiều lần gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và đời sống của phái mạnh.
Phòng bệnh nam khoa từ sớm là cách chủ động, an toàn và hiệu quả nhất. Bạn có thể áp dụng ngay các biện pháp sau đây:
6.1. Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh nam chuyên dụng
Vùng kín rất dễ bị viêm nhiễm nhưng thường không được nam giới chăm sóc chu đáo hơn các khu vực khác. Đa phần nam giới chỉ vệ sinh vùng kín đơn thuần bằng nước sạch và xà phòng tắm hàng ngày.
Nước sạch không có tác dụng diệt khuẩn nên không thể loại bỏ triệt để mầm bệnh. Trong khi đó, xà phòng tắm lại rất dễ gây khô và kích ứng da, đặc biệt tại các vùng da nhạy cảm như mặt trong bao quy đầu, đầu dương vật.
Dung dịch vệ sinh nam giúp diệt khuẩn nhanh, đồng thời an toàn và không gây xót, kích ứng da. Vì vậy, lựa chọn một sản phẩm vệ sinh chuyên dụng là điều rất cần thiết cho nam giới.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Dung dịch vệ sinh nam nào tốt, các tiêu chí lựa chọn chuẩn xác
6.2. Quan hệ tình dục an toàn, điều độ
Rất nhiều bệnh nam khoa có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục. Nam giới nên thực hiện sinh hoạt tình dục vừa phải theo chế độ một vợ một chồng. Đặc biệt, bộ phận sinh dục phải được vệ sinh cẩn thận trước và sau khi quan hệ.
6.3. Lựa chọn loại đồ lót phù hợp
Bạn nên lựa chọn đồ lót có khả năng thấm hút tốt, đảm bảo làn da khô thoáng. Đồ lót nên rộng rãi, không quá bó chặt gây bí hơi tại vùng kín và chèn ép tinh hoàn.
Bài viết đã trình bày triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa 5 bệnh nam khoa thường gặp nhất. Hi vọng bạn đã nhận được những thông tin hữu ích để có biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất!