Loét bàn chân là một trong những biến chứng phổ biến nhất ở người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, rất nhiều người còn mơ hồ với bệnh, đồng thời chưa biết cách chăm sóc hiệu quả. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu những sự thật về loét bàn chân đái tháo đường.
Tại sao đái tháo đường gây biến chứng loét bàn chân
Hình ảnh bàn chân bị loét do đái tháo đường
Đái tháo đường là một bệnh lí chuyển hóa, đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose huyết mạn tính kèm theo các rối loạn glucid, lipid và protein. Hậu quả của đái tháo đường là gây các biến chứng mạch máu lớn và biến chứng mạch máu nhỏ. Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường là biến chứng thường gặp và để lại hậu quả rất nghiêm trọng, có thể phải cắt cụt chi.
Những nguyên nhân dẫn tới biến chứng loét bàn chân có thể là
- Mạch máu bị tổn thương
Khi đường huyết trong máu tăng cao trong thời gian đủ dài, mạch máu sẽ bị tổn thương. Khi mạch máu tổn thương ở bàn chân, lưu lượng máu tới bàn chân giảm, làm suy yếu vùng da bàn chân, hình thành loét. Lượng máu giảm cũng đồng nghĩa với việc giảm các loại bạch cầu và đại thực bào đến để dọn dẹp các ổ viêm, từ đó tình trạng nhiễm khuẩn bàn chân càng trở nên nghiêm trọng. - Hệ miễn dịch suy giảm:
Một số ý kiến cho rằng, người bệnh đái tháo đường có hệ miễn dịch suy giảm. Suy yếu hệ miễn dịch sẽ khiến người bệnh dễ bị nhiễm vi sinh vật, nhất là những vị trí bị tổn thương. Những bệnh nhân tiểu đường có biến chứng bàn chân sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng bàn chân.
Hệ miễn dịch suy giảm sẽ làm tăng nguy cơ loét ở bệnh nhân tiểu đường
- Tổn thương thần kinh ngoại biên:
Lượng đường trong máu cao kéo dài làm tổn hại đến hệ thần kinh ngoại biên, làm người bệnh mất cảm giác đau và tức ở vùng bàn chân bị loét. Khi không có cảm giác tổn thương bàn chân bị loét dẫn đến biến chứng bàn chân không được chữa trị kịp thời sẽ nhanh tiến triển thành hoại tử bàn chân, tổn thương cơ, xương tại bàn chân làm biến dạng bàn chân. Sự tổn thương thần kinh ngoại biên cũng làm cho cơ chân yếu đi đáng kể, làm dị dạng bàn chân ở bệnh nhân bị biến chứng này. - Đường huyết cao:
Đường huyết cao kéo theo các tình trạng như tổn thương mạch máu, tổn thương dây thần kinh ngoại biên làm tăng loét và biến chứng bàn chân. Thêm vào đó, một số loại vi khuẩn và nấm sinh trưởng và phát triển rất mạnh trong môi trường đường huyết cao. Vì vậy, đường huyết cao làm tăng khả năng bị nhiễm trùng vết loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường.
Biến chứng loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường có nguy hiểm không?
Biến chứng loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời, hợp lý, bàn chân sẽ bị nhiễm trùng, lan ra các bộ phận bên cạnh, vùng da, cơ, xương của bàn chân sẽ bị hoại tử, làm biến dạng bàn chân. Hậu quả nặng nhất là phải cắt cụt bàn chân hay các vùng lân cận, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.
Cách chăm sóc bàn chân bị loét ở bệnh nhân đái tháo đường
Kiểm soát đường huyết
Kiểm soát đường huyết giúp giảm biến chứng loét bàn chân
Vì đường huyết cao trong máu là một trong những nguyên nhân gây nên biến chứng bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường, nên kiểm soát đường huyết là điều đầu tiên để kiểm soát biến chứng bàn chân trên những bệnh nhân này.
Bệnh nhân nên đo đường huyết thường xuyên nếu có thể. Bệnh nhân có thể mua các dụng cụ đo đường huyết tại nhà để ghi lại đường huyết của mình. Dữ liệu đường huyết hàng ngày sẽ giúp các bác sĩ đánh giá liệu pháp điều trị bằng thuốc đã phù hợp hay chưa. Nếu đường huyết quá cao hoặc quá thấp, có thể thay đổi liều dùng hoặc phối hợp thuốc để đạt được đích đường huyết đã đặt ra.
Xử lý tổn thương bàn chân tại chỗ
Tổn thương bàn chân nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng và hoại tử. Có thể dùng các dung dịch sát trùng để rửa vết thương. Dizigone là dung dịch sát trùng vết thương bàn chân dành cho bệnh nhân tiểu đường được khuyến cáo. Vì Dizigone có một số ưu điểm sau:
Dizigone đã được thử nghiệm hiệu quả thông qua các bằng chứng khoa học, muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm, có thể tham khảo tại đây.
Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau
Hiệu quả xử lý loét bàn chân tiểu đường bằng bộ sản phẩm Dizigone
Khi vết loét bàn chân bị nhiễm khuẩn, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được kê kháng sinh phù hợp. Sử dụng kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý sẽ dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh. Những lần nhiễm khuẩn sau sẽ không còn kháng sinh để dùng nữa.
Nếu người bệnh tiểu đường bị đau do loét bàn chân, bác sỹ có.thể kê cho bệnh nhân thuốc giảm đau giúp điều trị triệu chứng.
Kháng sinh sẽ điều trị nhiễm khuẩn tại vết loét một cách nhanh chóng
Giảm áp lực đè ép lên chân
Phương pháp cũng được áp dụng để kiểm soát biến chứng.loét bàn chân là phương pháp dùng áp lực âm (NPWT). Dựa trên những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng,.phương pháp.sử dụng áp lực âm được áp dụng trong những trường hợp vết.loét bàn chân hở rộng sau khi bị nhiễm trùng và hoại tử, hay các trường.hợp đã phải phẫu thuật cắt bỏ một phần chi, với điều kiện không còn.mô hoại tử hoặc bị nhiễm trùng hay không bị viêm tủy xương.
Phương pháp điều trị bằng áp lực âm
Một thử nghiệm đã chọn ngẫu nhiên 342 bệnh nhân bị loét chân do tiểu đường (loét độ 2 hoặc 3,.và tưới máu mạch máu đầy đủ) được trị.liệu bằng áp lực âm và các liệu pháp y tế khác. Kết quả cho thấy nhóm trị liệu bằng áp lực âm làm giảm thời gian đóng vết loét,.giảm thời gian nằm viện và chi phí chữa trị cũng như giảm.khả năng phải tiến hành cắt cụt chi.
Biến chứng loét bàn chân là biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, giám sát chặt chẽ và chăm sóc hợp lý là những điều.nên làm để giảm thiểu biến chứng loét ở những bệnh nhân này.
Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy gọi HOTLINE 1900 9482 để được giải đáp.
Xem thêm bài viết: Cách điều trị loét bàn chân tiểu đường