Phát ban, mụn nước, ngứa ngáy, sốt cao, mệt mỏi… là tất cả những điều chúng ta phải chịu khi bị thủy đậu. Thủy đậu gây nhiều triệu chứng rầm rộ nhưng đến nhanh, đi nhanh và thường để lại nguy cơ sẹo lõm. Vì thế, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thủy đậu vẫn luôn là nỗi sợ của nhiều người. Cùng tìm hiểu kỹ về bệnh thủy đậu qua bài viết sau đây để có thể phòng bệnh và điều trị bệnh hiệu quả nhất.
I. Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra. Đây là virus thuộc họ Herpeviridae. Bệnh thường bùng phát mạnh nhất vào mùa đông xuân.
Virus Varicella Zoster có thể lây lan qua các con đường:
- Qua đường hô hấp hoặc không khí. Người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân ho, hắt hơi.
- Bệnh có thể lây từ mụn nước khi bị vỡ ra, hoặc lây.từ vùng da bị tổn thương, lở loét của người bệnh. Khi chạm tay vào chất dịch trên mụn nước, virus có thể theo đó lây sang người lành.
Bệnh thủy đậu có tỷ lệ lây nhiễm lên tới 90% ở những người chưa có miễn dịch. Bệnh thường tạo thành đợt dịch ở nhiều trường học, do trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh nhất và có sức đề kháng yếu.
II. Triệu chứng của bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu diễn biến qua 4 giai đoạn
- Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài trong khoảng 10-21 ngày. Virus đã xâm nhập và bắt đầu nhân lên trong cơ thể, nhưng không gây triệu chứng gì.
- Giai đoạn khởi phát: Kéo dài khoảng 3-5 ngày. Virus trong cơ thể đã đạt đến số lượng đủ lớn để gây ra nhiễm trùng. Cơ thể xuất hiện các biểu hiện:
- Sốt nhẹ.
- Chán ăn.
- Mệt mỏi, buồn ngủ, khó chịu trong người.
- Cuối giai đoạn này, cơ thể sẽ xuất hiện phát ban nhẹ và vết loét nhẹ ở miệng.
- Giai đoạn toàn phát: Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bệnh rầm rộ như sốt cao, đau đầu, mệt mỏi rã rời. Bên cạnh đó, trên da nhanh chóng nổi phát ban, mụn nước – những dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh. Mụn nước lan nhanh, cứa chất dịch trong suốt. Sau vài ngày. mụn bắt đầu xẹp xuống hoặc vỡ ra, khô se lại tạo vảy. Giai đoạn này có thể kéo dài 5-10 ngày
- Giai đoạn hồi phục: Mụn nước khô se, đóng vảy hết và bắt đầu bong ra. Tùy vào cách chăm sóc và cơ địa của người bệnh, thủy đậu có thể để lại sẹo lõm.
Bệnh thủy đậu nói chung sẽ khỏi sau khoảng 1-2 tuần nếu được xử lý đúng cách
>>> Xem bài viết: Thủy đậu diễn biến như nào? Bao lâu thì khỏi bệnh
III. Chẩn đoán bệnh thủy đậu
1. Chẩn đoán xác định
Bệnh thủy đậu được xác định dựa trên các triệu chứng lâm sàng, đặc biệt là tổn thương da. Mụn nước đặc trưng của thủy đậu là yếu tố giúp nhận biết chính xác bệnh.
Xét nghiệm liên quan để chẩn đoán thủy đậu rất hiếm khi được áp dụng trên lâm sàng.
2. Chẩn đoán phân biệt
Thủy đậu có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh cũng gây phát ban dạng phỏng nước như: tay chân miệng, bệnh do Herpes simplex, viêm da mủ… Cách để phân biệt các bệnh này với thủy đậu là:
Các dấu hiệu điển hình của tay chân miệng
- Bệnh tay chân miệng do Enterovirus: Người bệnh nổi mụn nước trên da, có cả ở miệng và họng giống thủy đậu. Tuy nhiên, mụn nước có kích thước nhỏ hơn và tập trung chủ yếu ở tay, chân, mông; quanh khoang miệng và trong khoang miệng.
- Bệnh do Herpes simplex: Mụn nước mọc nhiều ở các vùng da chuyển tiếp với niêm mạc (ví dụ như môi, khóe miệng…); trong các hốc tự nhiên (mũi, tai…). Mụn nước không phân bố toàn cơ thể như thủy đâu.
IV. Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không?
Thủy đậu là bệnh da liễu dễ xử lý, thường diễn biến lành tính và ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh có thể gây nhiều biến chứng như:
- Nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương, khớp hoặc nhiễm trùng huyết
- Mất nước
- Viêm phổi
- Viêm não
- Hội chứng sốc nhiễm độc
- Hội chứng Reye ở trẻ em và thanh thiếu niên nếu dùng aspirin
- Tử vong
Đối tượng bệnh nhân có nguy cơ gặp biến chứng thủy đậu cao hơn là:
- Trẻ sơ sinh
- Thanh thiếu niên và người lớn
- Phụ nữ có thai và chưa từng mắc bệnh thủy đậu
- Người hút thuốc, nghiện thuốc
- Những người có hệ miễn dịch bị suy yếu do dùng thuốc (như háo trị, xạ trị…) hoặc mắc các bệnh như ung thư, HIV, lupus ban đỏ…
- Những người đang dùng thuốc corticoid kéo dài như trong bệnh hen phế quản, COPD…
>>> Xem bài viết: Thủy đậu khi mang thai có nguy hiểm không?
V. Cách phòng bệnh thủy đậu
1. Phòng bệnh không đặc hiệu
Để phòng ngừa thủy đậu, bạn đọc và gia đình nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu như:
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh.
- Nếu tiếp xúc với người bệnh hay đi lại trong khu vực có ổ dịch, cần đeo khẩu trang cẩn thận.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh, đặc biệt là khăn mặt, bàn chải, lược, quần áo…
- Sát khuẩn tay thường xuyên, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
- Ăn chín uống sôi, không dùng tay bốc đồ ăn, nhất la khi chưa được rửa kỹ.
- Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống thường xuyên.
- Súc miệng và họng 3-4 lần/ngày bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
- Tăng cường dinh dưỡng và luyện tập thể thao để nâng cao miễn dịch giúp phòng bệnh hiệu quả hơn.
2. Phòng bệnh đặc hiệu
Tiêm ngừa vacxin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa thủy đậu. Vacxin thủy đậu được áp dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.
Lộ trình tiêm vaccin thủy đậu thường gồm 2 mũi. Với trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi, mỗi mũi tiêm được tiêm cách nhau ít nhất 3 tháng. Với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn, khoảng cách giữa 2 lần tiếp có thể được rút ngắn chỉ còn 1 tháng.
Để đảm bảo an toàn cho con, các chuyên gia y tế khuyến cáo độ tuổi tiêm vaccin thủy đậu thích hợp nhất là từ 4 – 6 tuổi. Đây là lứa tuổi tiền học đường – trước khi con bước vào giai đoạn đi học, tiếp xúc với môi trường đông người bên ngoài.
Phụ nữ dự định có thai cũng nên hoàn thành việc tiêm ngừa thủy đậu trước khi có thai ít nhất 3 tháng. Nếu chẳng may bị bệnh khi có thai, virus có thể lây sang con và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
>>> Xem bài viết: Ba điều cần biết về vacxin thủy đậu: Tiêm mấy mũi, tiêm khi nào, giá bao nhiêu?
VI. Cách điều trị bệnh thủy đậu
Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, điều tri thủy đậu ở người có miễn dịch bình thường chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Trong đó, điều cần làm là hạ sốt, giảm ngứa cho người bệnh và chăm sóc các tổn thương da. Nếu bệnh diễn biến nặng, người bệnh có nền cơ thể suy giảm miễn dịch thì cần dùng thêm các thuốc kháng virus theo đường uống hoặc tiêm truyền.
1. Dùng thuốc hạ sốt, giảm ngứa
Nếu sốt nhẹ dưới 38.5°C, có thể giảm sốt nhanh bằng cách chườm lạnh làm mát cơ thể. Nếu sốt cao trên 38.5°C, phải dùng paracetamol để hạ sốt. Tuyệt đối không hạ sốt bằng aspirin vì có thể gây hội chứng não – gan nguy hiểm (hội chứng Reye)
Ngoài ra, ngứa là triệu chứng điển hình khi mắc thủy đậu. Để giảm khó chịu và hạn chế gãi xước da gây bội nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể dùng các thuốc giảm ngứa như: Diphenhydramine, Loratadine, Cetirizine.
2. Chăm sóc các tổn thương da
Chăm sóc tổn thương da là vấn đề cần được coi trọng, vì nó quyết định tốc độ hồi phục và khả năng hình thành sẹo sau khi khỏi. Nếu xử lý sớm ngay khi có dấu hiệu bệnh, mụn nước sẽ được kiểm soát để mọc lên với số lượng ít nhất. Các nốt mụn nước sẽ xẹp, khô se nhanh khi được đảm bảo không bị nhiễm trùng, mưng mủ.
Cách tối ưu để chăm sóc tổn thương da do thủy đậu là sử dụng một dung dịch kháng khuẩn hiệu lực mạnh. Dung dịch kháng khuẩn sẽ thực hiện các vai trò: Ngăn ngừa mụn nước mọc tràn lan trên cơ thể, giảm tối đa nguy cơ mụn nước nhiễm trùng gây sẹo.
Để đạt được mục tiêu đó, dung dịch kháng khuẩn phải đạt được các tiêu chí:
- Khả năng kháng khuẩn mạnh, tiêu diệt virus gây bệnh và các vi khuẩn tồn tại trên da.
- Hiệu quả nhanh chóng, giúp mụn nước xẹp đi mau
- Không gây xót, kích ứng da, niêm mạc miệng và vùng kín (nếu mụn thủy đậu mọc trong miệng hay vùng kín)
- Không làm tổn thương mô hạt, cản trở lành thương tự nhiên.
- An toàn cho mọi đối tượng sử dụng, kể cả em bé sơ sinh và bà bầu.
- Không gây nhuộm màu da gây mất thẩm mỹ.
Dung dịch kháng khuẩn đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên là Dizigone. Với công nghệ kháng khuẩn Dizigone ưu việt, Dizigone xử lý thủy đậu nhanh chóng – hiệu quả – an toàn, ngăn ngừa tối đa nguy cơ sẹo.
Bộ sản phẩm Dizigone dùng cho thủy đậu
Bộ sản phẩm Dizigone dùng cho thủy đậu gồm dung dịch kháng khuẩn Dizigone và kem Dizigone Nano Bạc. Trong đó, dung dịch Dizigone giúp vệ sinh da và các nốt mụn. Còn kem Dizigone cung cấp dưỡng chất và độ ẩm cho da phục hồi, tái tạo tốt hơn, ngừa tối đa nguy cơ thâm sẹo.
So với xanh methylen, thuốc tím hay các phương pháp xử lý thủy đậu khác; Dizigone có nhiều ưu điểm vượt trội:
- Kháng khuẩn mạnh mẽ, đảm bảo mụn thủy đậu không nhiễm trùng
- Tác dụng nhanh chóng: giúp mụn nước thủy đậu khô se và bong vảy nhanh
- Trong suốt, sạch sẽ, không gây nhuộm màu da
- Giúp giảm ngứa ngáy, bứt rứt trên da
- Ngăn ngừa thâm và sẹo hiệu quả
Dược sĩ nhà thuốc đánh giá hiệu quả của Dizigone trong xử lý thủy đậu
Cách dùng bộ sản phẩm Dizigone xử lý tổn thương da do thủy đậu:
- Thấm dung dịch dizigone ra bông gòn/ khăn để lau toàn bộ các vị trí nổi nốt mụn nước, phát ban
- Đợi dung dịch kháng khuẩn khô lại, kết hợp thoa kem Dizigone Nano Bạc.
Thực hiện 2-3 tiếng/lần để đạt hiệu quả tối ưu. Dizigone dùng được cho các nốt mụn nước ở mọi vị trí, kể cả trong khoang miệng hay vùng kín.
Phản hồi hiệu quả của khách hàng sau khi dùng Dizigone xử lý thủy đậu
>>> Xem bài viết: Xử lý thủy đậu nhanh, không còn e ngại sẹo thâm, sẹo lõm
3. Dùng thuốc kháng virus
Thuốc kháng virus chỉ được khuyến cáo trong trường hợp mụn nước mọc quá nhiều hay người bệnh suy giảm miễn dịch. Loại thuốc thường dùng nhất là acyclovir theo một trong 2 đường dùng:
- Dùng đường uống: Liều dùng cho người lớn là 800mg x 5 lần/ngày trong 5-7 ngày. Với trẻ dưới 12 tuổi, liều dùng là 20 mg/kg x 6 giờ một lần trong 5-7 ngày. Nên dùng thuốc càng sớm càng tốt trong khoảng 24 giờ đầu nổi phát ban.
- Dùng đường tiêm tĩnh mạch: Chỉ áp dụng với người bị suy giảm miễn dịch nặng hay người bệnh thủy đậu có biến chứng viêm não. Liều dùng là 10-12.5 mg/kg x 8 giờ một lần trong 7 ngày. Mục tiêu điều trị là giảm các biến chứng nặng ở nội tạng.
Thuốc kháng virus chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ hay hướng dẫn của dược sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để tránh các tác dụng không mong muốn.
Kết luận: Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lành tính do virus Varivella gây ra. Bệnh thường khỏi sau 1-2 tuần và có thể ngăn ngừa sẹo thâm, sẹo lõm nếu được chăm sóc đúng cách. Bài viết cung cấp đầy đủ những thông tin bạn cần biết về thủy đậu như: nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, chẩn đoán, mức độ nguy hiểm, cách phòng và điều trị. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh thủy đậu, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
Tham khảo: