Thủy đậu và zona là hai bệnh có những đặc điểm chung giống nhau, gây ra bởi cùng một nguyên nhân là virus varicella zoster. Vì thế nhiều người thường nhầm lẫn hai căn bệnh này, và cho rằng zona là thủy đậu tái phát. Vậy những điểm giống và khác nhau để phân biệt hai bệnh, làm thế nào để điều trị thủy đậu và zona đúng cách? Hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc này.
I. Những điểm giống nhau của thủy đậu và zona
Virus Varicella zoster là nguyên nhân chính gây bệnh thủy đậu và zona
Thủy đậu và zona là hai bệnh khác biệt, nhưng lại có chung một nguồn gốc, đều gây ra bởi virus varicella zoster, với một số triệu chứng:
- Các nốt ban có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể.
- Các mụn nước chứa đầy dịch, dễ vỡ.
- Nơi có mụn nước xuất hiện thường đau rát, ngứa, ửng đỏ.
- Người bệnh có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi, đau cơ…
- Thời gian phát bệnh thường kéo dài khoảng 10 – 12 ngày.
II. Phân biệt thủy đậu và zona như thế nào
Để phân biệt thủy đậu và zona, chúng ta có thể dựa vào một số đặc điểm như độ tuổi mắc bệnh, triệu chứng, khả năng lây nhiễm và tần suất của bệnh.
1. Độ tuổi mắc bệnh
- Bệnh thủy đậu thường gặp ở trẻ nhỏ hay người trưởng thành chưa mắc bệnh.
- Zona thường xuất hiện ở người lớn tuổi, đã từng mắc thủy đậu và thường vào khoảng thời gian người bệnh suy giảm hệ miễn dịch.
2. Triệu chứng
- Triệu chứng của thủy đậu là những mụn nước mọc riêng lẻ, xuất hiện rải rác khắp cơ thể. Các mụn nước thường chứa dịch trong, dần dần khô lại rồi đóng vảy. Trường hợp các mụn nước xuất hiện mủ đục thường là triệu chứng của thủy đậu bội nhiễm.
- Trong khi đó triệu chứng của bệnh zona thường bắt đầu bằng cảm giác đau rát tại một vùng da. Sau đó khoảng 3 ngày, các mụn nước sẽ nổi lên, dày đặc thành chùm, tấy đỏ. Dịch chứa trong các chùm mụn có thể màu đục rồi khô lại, đóng vảy.
3. Khả năng lây nhiễm
- Ngoài việc lây nhiễm qua dịch mụn nước, thủy đậu còn có thể lây qua đường hô hấp. Bệnh có thể lây ngay khi người bệnh đang trong giai đoạn ủ bệnh, chưa có các triệu chứng điển hình. Vì thế người bị thủy đậu cần được cách ly để tránh bùng phát dịch bệnh.
- Bệnh zona có thể lây trực tiếp qua dịch lỏng tại các chùm mụn, không có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp.
4. Tần suất mắc bệnh
Trong khi thủy đậu thường chỉ mắc một lần trong đời và hiếm khi mắc lại, thì zona lại có thể tái phát nhiều lần. Với những người đã từng bị thủy đậu, có thể bị zona bất cứ lúc nào, đặc biệt khi hệ miễn dịch suy yếu.
III. Nguyên tắc điều trị thủy đậu và zona
1. Nguyên tắc điều trị thủy đậu
Nguyên tắc chung trong điều trị thủy đậu là hạ sốt và điều trị các tổn thương trên da.
1.1. Điều trị hỗ trợ tại nhà
- Giảm sốt, thường dùng là paracetamol hoặc các thuốc nhóm NSAIDS khác. Tuy nhiên không được dùng aspirin để hạ sốt cho bệnh nhân thủy đậu vì có thể gây hội chứng Reye.
- Sử dụng thuốc kháng histamin giảm ngứa cho bệnh nhân. Lưu ý: chỉ nên dùng khi bệnh nhân ngứa nhiều, dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc tham khảo tư vấn của dược sĩ.
- Dưỡng ẩm, bôi thuốc chống ngứa tại chỗ để hạn chế việc bệnh nhân chà sát các mụn nước, gây tổn thương da. Đây là bước quan trọng để đẩy nhanh quá trình khô se của mụn, hạn chế tình trạng thủy đậu bội nhiễm để lại sẹo hoặc biến chứng.
- Với các mụn nước hoặc chỗ da bị tổn thương: dùng các dung dịch sát khuẩn có hiệu lực mạnh, không gây kích ứng như dung dịch Dizigone, Chlorhexidine…
- Điều trị hô hấp tích cực nếu bệnh nhân có biến chứng viêm phổi do thủy đậu.
- Sử dụng kháng sinh oxacillin, vancomycin,… điều trị nhiễm khuẩn nếu bệnh nhân bị bội nhiễm.
>>> Xem bài viết: 5 loại thuốc bôi thủy đậu nhanh lành và hiệu quả nhất
1.2. Điều trị kháng virus
Các thuốc kháng virus sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị và giảm mức độ của bệnh. Bệnh nhân nên được dùng thuốc trong vòng 24 giờ kể từ khi phát ban, đặc biệt là các bệnh nhân có suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên cần lưu ý: dùng các thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không được tự ý sử dụng tại nhà để tránh tác dụng phụ.
- Dùng acyclovir đường uống, liều 800mg, 5 lần một ngày, sử dụng 5 – 7 ngày.
- Với trẻ dưới 12 tuổi, có thể dùng acyclovir liều 20mg/kg, một ngày 4 lần.
- Dùng acyclovir truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng hoặc bệnh nhân bội nhiễm thủy đậu có biến chứng viêm não. Liều dùng 10 – 12,5 mg/kg, một ngày 3 lần.
2. Nguyên tắc điều trị zona
- Sử dụng thuốc kháng virus như acyclovir, famciclovir,… ở giai đoạn sớm của bệnh.
- Dùng thuốc chống ngứa bôi tại chỗ và dưỡng ẩm sẽ giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.
- Dùng kháng histamin chống ngứa khi bệnh nhân ngứa nhiều theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc tham khảo ý kiến dược sĩ.
- Đôi khi cần dùng thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen,…) cho bệnh nhân bị zona. Đặc biệt với bệnh nhân đau dây thần kinh sau tổn thương do bệnh gây nên.
- Bệnh nhân cần lưu ý không được gãi, chà sát làm tổn thương vùng da có mụn nước, tránh nhiễm trùng.
- Vệ sinh vùng da xuất hiện mụn nước bằng các chất sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Có thể dùng những dung dịch có tính sát khuẩn mạnh như dung dịch povidon iod, sản phẩm Dizigone,…
>>> Xem bài viết: Zona khỏi nhanh, không để lại sẹo sau 3 ngày: Giải mã bí quyết của dược sĩ Lệ Chi
3. Một số lưu ý khi điều trị bệnh
Để điều trị tại nhà bệnh thủy đậu hay zona mà không để lại sẹo, người bệnh cần lưu ý:
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nhất là vitamin C. Người bệnh nên sử dụng trái cây họ cam, súp lơ, rau cải để tăng sức đề kháng. Hơn nữa vitamin C trong các thực phẩm này cũng sẽ hạn chế được các sẹo để lại do mụn nước.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ hoặc các thực phẩm làm từ bơ sữa. Những đồ ăn này sẽ làm cơ thể tiết nhiều dầu hơn, tạo môi trường cho vi khuẩn hoạt động, làm tồi tệ hơn tình trạng mụn.
- Giữ gìn vệ sinh, tắm rửa thường xuyên để hạn chế việc vi khuẩn phát triển, gây ra bội nhiễm tại các nốt mụn.
- Để các vảy bong tự nhiên, không được bóc, tách, tránh làm tổn thương lớp da non vừa hình thành.
- Những dung dịch kháng khuẩn để xử trí các nốt mụn, tổn thương do mụn cần có hiệu lực kháng khuẩn mạnh, không kích ứng, tốt nhất là không có màu như bộ sản phẩm Dizigone.
Đều có chung một nguồn gốc gây bệnh là virus varicella zoster, nhưng thủy đậu và zona lại là hai bệnh với nhiều triệu chứng, mức độ khác nhau, và đều có thể tự khỏi. Tuy nhiên, việc giữ vệ sinh cơ thể và tuân thủ các nguyên tắc điều trị là yếu tố cần thiết để bệnh nhanh khỏi, tránh biến chứng và không để lại sẹo. Để được tư vấn thêm về bệnh và cách điều trị, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
Tham khảo: