Theo những kinh nghiệm dân gian truyền lại, tắm nước lá vẫn được coi là phương pháp chữa thủy đậu lành tính, an toàn. Tuy nhiên, thực hư của việc sử dụng nước lá tắm đến nay vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng nên còn gây hoang mang cho nhiều người sử dụng. Qua bài viết dưới đây, Dizigone sẽ cùng bạn tìm hiểu thủy đậu tắm lá gì nhanh khỏi và cách dùng của những loại lá đó.
I. 8 loại lá tắm thường dùng cho người thủy đậu
1. Lá kinh giới
Theo Đông Y, kinh giới là dược liệu mang vị cay, tính ấm, thường được dùng với mục đích tán phong thấp, chữa mụn nhọt, kháng viêm. Vì thế, người ta cho rằng sử dụng lá kinh giới để tắm sẽ giúp chữa trị các mụn nước trong bệnh thủy đậu, ngăn chặn các nốt thủy đậu mọc mới, đẩy nhanh phục hồi các mụn cũ đã mọc. Lá kinh giới là một trong những lời giải đáp cho câu hỏi thủy đậu tắm lá gì nhanh khỏi.
Cách dùng:
- Lấy khoảng 50g lá kinh giới, rửa sạch.
- Thêm 1,5 lít nước, đun sôi.
- Pha thêm nước hoặc chờ nguội bớt rồi sử dụng
2. Lá xoan
Theo dân gian, lá xoan thường dùng để hạn chế sâu bọ, chữa các bệnh ngoài da, do thành phần trong lá xoan chứa alkaloid độc. Trong bệnh thủy đậu, dùng nước lá xoan để tắm được cho là sẽ giúp kháng viêm, chống khuẩn, hạn chế nhiễm trùng và giúp các mụn nước mau lành.
Cách dùng:
- Lấy 300gam lá xoan, rửa sạch.
- Đun sôi với khoảng 1,5 lít nước trong 30 phút.
- Lọc lấy nước, thêm nước lạnh hoặc để nguội bớt, dùng nước này để tắm.
3. Lá tre
Y học cổ truyền cho rằng lá tre mang tính lành, có công dụng lợi tiểu thanh nhiệt, hạ sốt. Nước nấu lá tre có công dụng giảm viêm, hạ sốt, hạn chế viêm loét trong bệnh thủy đậu.
Cách dùng:
- Lấy một nắm lá tre, rửa sạch, vò nát.
- Thêm 1 lít nước, đun sôi khoảng 15 phút.
- Lọc lấy nước tắm.
4. Mướp đắng
Không chỉ riêng lá, mà cả quả mướp đắng đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong Đông Y, mướp đắng có vị đắng, tính lạnh mát, công dụng trừ phiền, tiêu viêm, thường được sử dụng chữa các bệnh mụn nhọt, nóng trong người, đau mắt đỏ,… Đối với bệnh thủy đậu, người ta cho rằng lá mướp đắng có tác dụng hỗ trợ kháng viêm, giảm mụn. Do đó nước nấu lá mướp đắng thường được các bà các mẹ dùng để tắm trong thời gian mắc bệnh này.
Cách dùng:
- Lấy một nắm lá mướp đắng, có thể kết hợp với lá kinh giới, rửa sạch, giã hoặc xay nhuyễn.
- Vắt lấy nước.
- Pha nước cốt lá với một thìa cà phê muối và nước ấm, dùng tắm.
5. Lá chè xanh
Là một loài thực vật rất thân thuộc với người dân, ngoài việc được sử dụng làm trà, lá chè xanh thường được dùng để tắm cho trẻ sơ sinh, hạn chế tình trạng hăm ở trẻ. Ngoài ra, lá chè xanh được biết đến như một dược liệu hỗ trợ trong xử trí các vết thương, giúp các vết thương mau lành, kháng khuẩn chống viêm hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
Cách dùng:
- Dùng khoảng 200 gam lá chè xanh, rửa sạch.
- Đun sôi với khoảng 1,5 lít nước trong 10 phút.
- Thêm một ít muối hạt, pha loãng để tắm.
6. Lá lốt
Ngoài việc được sử dụng làm thực phẩm, lá lốt thường được dùng để tắm, xông hơi hay ngâm chân trị các chứng cảm mạo, thấp khớp, giúp tinh thần thoải mái. Với người mắc thủy đậu, tắm bằng nước lá lốt được cho rằng sẽ giúp giảm cảm giác ngứa ngáy, giảm viêm, đẩy nhanh quá trình hồi phục của da.
Cách dùng:
- Lấy khoảng 100 gam lá lốt, rửa sạch, có thể dùng cả rễ cây.
- Đun sôi với khoảng 2 lít nước trong 5 phút.
- Với bỏ bã, để nguội hoặc pha với nước vừa đủ ấm, sử dụng để tắm.
7. Lá khế
Mang vị chát tính hàn với khả năng lợi tiểu, lá khế thường được sử dụng để chữa mụn nhọt. Nước nấu lá khế được dùng tắm cho trẻ em chữa rôm sảy, tắm cho người mắc thủy đậu để hạn chế các mụn nước.
Cách dùng:
- Dùng khoảng 150 gam lá khế, tốt nhất là lá khế chua, rửa sạch.
- Đun sôi với khoảng 3 lít nước, thêm một chút muối hạt.
- Để nguội vừa tắm, sử dụng như thông thường.
8. Lá trầu không
Trầu không là loại lá có tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Y học cổ truyền thường dùng lá trầu để chữa một số bệnh ghẻ lở. Đối với người thủy đậu, tắm nước lá trầu không được cho rằng sẽ giúp giảm ngứa, sát khuẩn cho các nốt mụn nước.
Cách dùng:
- Lấy khoảng 100 gam lá trầu không, rửa sạch.
- Đun sôi 1,5 lít nước, cho lá trầu vào đun thêm khoảng 3 phút.
- Tắt bếp, vớt bỏ bã, pha loãng với nước vừa tắm, sử dụng tắm như bình thường.
Trên đây là 8 loại lá giúp bạn không còn phải băn khoăn nghĩ xem thủy đậu tắm lá gì nữa. Nhưng thực sự việc tắm lá để xử lý thủy đậu có hiệu quả và an toàn hay không?
II. Tắm lá chữa thủy đậu liệu có hiệu quả – an toàn?
Thực tế, nước một số loại lá có chứa nhiều chất có tính sát khuẩn, vitamin và những chất giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da. Vì thế theo y học cổ truyền, sử dụng nước lá để tắm sẽ có hiệu quả trong việc đẩy nhanh quá trình lành bệnh. Tuy nhiên, tại bệnh viện Nhi, bệnh viện Truyền Nhiễm, rất nhiều trường hợp thủy đậu bội nhiễm mà nguyên nhân là do sử dụng nước lá tắm không đúng cách. Những bệnh nhân bị bội nhiễm thủy đậu có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm não, nhiễm trùng máu,….
Người bệnh đã nắm được thủy đậu tắm lá gì nhưng cần phải lưu ý một số điều:
- Thời gian điều trị thủy đậu bằng việc tắm nước lá thường kéo dài. Nếu chỉ sử dụng nước lá tắm, bệnh sẽ rất lâu khỏi, những nốt mụn lâu đóng vảy, có thể để lại sẹo, thậm chí dẫn đến bội nhiễm thủy đậu.
- Nước lá tắm không thể thay thế cho các dung dịch sát khuẩn vì chỉ có tính kháng khuẩn yếu.
- Một số loại lá có thể gây dị ứng, khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Do đó trước khi sử dụng, nên thử trước với một vùng da, đợi khoảng 10 phút và sử dụng nếu không thấy kích ứng.
- Nên sử dụng nước lá khi còn ấm, không tắm quá lâu.
- Sau khi tắm bằng nước lá, nên tắm lại bằng nước sạch, lau khô người bằng khăn mềm.
- Lựa chọn những loại lá có nguồn gốc rõ ràng, không chứa chất bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật.
- Rửa sạch lá trước khi chế biến để tránh nhiễm khuẩn.
III. Cách chữa thủy đậu theo chuẩn khoa học để khỏi nhanh, ngừa sẹo
Nguyên tắc chung để điều trị thủy đậu được khuyến cáo là hạ sốt và chăm sóc tổn thương da. Để bệnh khỏi nhanh và không để lại sẹo, bệnh nhân cần:
1. Điều trị hỗ trợ tại nhà
- Hạ sốt bằng paracetamol. Lưu ý: không sử dụng aspirin để hạ sốt cho bệnh nhân thủy đậu, có thể dẫn tới hội chứng Reye.
- Dùng thuốc kháng histamin để giảm ngứa trong trường hợp bệnh nhân ngứa nhiều, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc có tư vấn của dược sĩ.
- Chăm sóc tổn thương da: là bước quan trọng để các nốt mụn nhanh khô se và tróc vảy, tránh bị bội nhiễm dẫn đến mưng mủ và để lại sẹo. Người bệnh nên dưỡng ẩm da, bôi thuốc chống ngứa, dùng dung dịch sát khuẩn tại chỗ có hiệu lực mạnh, không gây kích ứng như bộ sản phẩm Dizigone.
- Với bệnh nhân biến chứng viêm phổi: điều trị hô hấp tích cực.
- Bệnh nhân bị thủy đậu bội nhiễm: dùng kháng sinh oxacillin, vancomycin,… điều trị nhiễm khuẩn.
2. Điều trị kháng virus
Sử dụng thuốc kháng virus có tác dụng giảm mức độ của bệnh và rút ngắn thời gian điều trị, đặc biệt có ý nghĩa với bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Người bệnh nên được dùng thuốc sớm, trong vòng 24 giờ sau khi phát ban. Tuy nhiên bệnh nhân không nên tự ý sử dụng, mà cần dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
- Dùng acyclovir đường uống, liều 800mg, ngày 5 lần, kéo dài 5 – 7 ngày. Trẻ em dưới 12 tuổi sử dụng liều 20mg/kg, 4 lần 1 ngày.
- Với bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng, thủy đậu bội nhiễm biến chứng viêm não: dùng acyclovir đường tĩnh mạch, liều 10 – 12,5 mg/kg, một ngày 3 lần, kéo dài 7 ngày.
- Với bệnh nhân suy giảm miễn dịch nguy cơ thấp có thể dùng acyclovir đường uống.
3. Một số lưu ý trong quá trình điều trị thủy đậu
Nguyên nhân của sẹo để lại do thủy đậu thường là do bội nhiễm gây nên. Do đó, để hạn chế sẹo, trong quá trình ăn uống, sinh hoạt, bệnh nhân cần lưu ý:
- Người bệnh nên sử dụng những đồ ăn mềm như các loại cháo. Một số món ăn tốt cho người mắc thủy đậu như cháo đậu đỏ ý dĩ, canh bí đao, cháo đậu nấu thịt heo…
- Sử dụng một số loại quả họ cam để bổ sung vitamin C cho bệnh nhân. Lưu ý với bệnh nhân có các nốt thủy đậu mọc trong miệng thì không nên dùng. Vì acid trong quả có thể làm tăng tình trạng loét của các nốt mụn.
- Kiêng ăn thực phẩm, gia vị cay nóng như ớt, hồi, quế. Những loại thực phẩm này sẽ khiến cơ thể tiết mồ hôi, tiết dầu nhiều hơn, làm tình trạng bệnh nặng thêm.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa. Đây là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ bội nhiễm và kéo dài thời gian điều trị bệnh.
- Giữ vệ sinh cơ thể: bệnh nhân nên tắm rửa thường xuyên, nhẹ nhàng, hạn chế làm vỡ các nốt mụn.
- Để các nốt mụn đóng vảy tự nhiên, không bóc, tách khi da còn non. Vì khi đó, da dễ bị tổn thương, quá trình lành sẹo kéo dài, gây nên sẹo lõm.
- Dùng các dung dịch kháng khuẩn để vệ sinh các nốt mụn, tránh để xảy ra tình trạng bội nhiễm. Một số dung dịch kháng khuẩn hiệu lực mạnh mà người bệnh có thể tham khảo: povidon iod, sản phẩm Dizigone,….
IV. Kết luận
Tắm lá để chữa thủy đậu là phương pháp dân gian được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết thủy đậu tắm lá gì hiệu quả. Mặt khác phương pháp này có thể gây kích ứng, kéo dài thời gian trị bệnh, gây ra thủy đậu bội nhiễm. Do đó, bệnh nhân cần ghi nhớ một số lưu ý để việc sử dụng nước lá tắm an toàn hơn. Hiện nay người bệnh nên điều trị theo nguyên tắc chuẩn khoa học, được Bộ Y tế khuyến cáo để bệnh khỏi nhanh và hạn chế sẹo để lại do thủy đậu. Để được tư vấn cách chữa thủy đậu hiệu quả tại nhà, bạn hãy gọi tới số Hotline: 19009482 ngay hôm nay.
Tham khảo: