Khi nhắc đến thuỷ đậu, chúng ta thường nghĩ ngay tới đối tượng trẻ em. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể mắc bệnh nếu chưa được tiêm phòng đầy đủ. Thủy đậu ở người lớn rất dễ mắc biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau cung cấp đến bạn một số thông tin cơ bản về thuỷ đậu ở người lớn: đặc trưng bệnh, nguyên tắc điều trị và phương pháp ngừa sẹo.
I. 4 đặc trưng của thủy đậu ở người lớn
1. Ít gặp hơn trẻ em
Thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra. Cho nên tất cả những người chưa có miễn dịch với virus này đều có nguy cơ bị lây nhiễm. Tuy nhiên thuỷ đậu ở trẻ em thường phổ biến hơn ở người lớn. Do trẻ gặp nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh hơn: tiếp xúc với bạn ở trường học, hệ miễn dịch yếu,…
2. Đối tượng thường gặp
Người lớn sẽ mắc thuỷ đậu nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:
- Chưa từng mắc thuỷ đậu trước đây và chưa tiêm phòng bệnh.
- Tiêm phòng thuỷ đậu rồi nhưng kháng thể sinh ra không đủ để phòng bệnh.
Các yếu tố nguy cơ khác:
- Chung sống với trẻ dưới 12 tuổi chưa tiêm phòng thủy đậu.
- Tiếp xúc gần với người bị thuỷ đậu hơn 15 phút.
- Chạm vào phát ban, mụn nước và vết loét của người mắc thuỷ đậu hay zona.
- Chạm vào vật được người bệnh sử dụng gần đây, ví dụ như: quần áo, giường, cốc,…
- Làm việc tại trường học, bệnh viện hay nơi chăm sóc trẻ.
3. Nặng hơn trẻ em
Thuỷ đậu ở người lớn thường nặng hơn trẻ em. Do diện tích da ở trẻ em ít hơn, dễ chăm sóc và vệ sinh. Đồng thời, quá trình tái tạo da ở trẻ nhanh hơn . Từ đó quá trình chăm sóc bệnh ở người lớn khó khăn và mất nhiều thời gian hồi phục hơn nhiều.
4. Dễ gặp biến chứng
Các biến chứng gặp ở người lớn cũng tương tự như ở trẻ em:
- Nhiễm trùng da, mô mềm, xương và máu do vi khuẩn.
- Viêm não, viêm màng não.
- Viêm phổi.
- Hội chứng Reye.
- Hội chứng shock do nhiễm độc.
Tuy nhiên, người lớn dễ gặp các biến chứng và diễn biến sẽ nguy hiểm hơn khi đang có bệnh lý nền khác. Nguy cơ gặp biến chứng cao hơn ở một số đối tượng sau:
- Phụ nữ mang thai chưa bị thuỷ đậu.
- Người dùng thuốc ức chế miễn dịch.
- Người có hệ thống miễn dịch suy giảm, đặc biệt ở bệnh nhân HIV, viêm gan B,…
II. Nguyên tắc điều trị thủy đậu ở người lớn
Nguyên nhân gây thủy đậu do virus nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, nguyên tắc điều trị thủy đậu chủ yếu là điều trị triệu chứng, cụ thể như sau:
- Sát trùng ngoài da tại vết mụn bằng dung dịch sát khuẩn có phổ rộng, hiệu quả nhanh.
- Giảm ngứa bằng thuốc kháng histamin.
- Hạ sốt bằng Paracetamol.
- Điều trị bằng thuốc chống virus, chống nhiễm trùng.
Thủy đậu khỏi nhanh khi được chăm sóc đúng cách
1. Chăm sóc tổn thương da
Chăm sóc tổn thương da có vai trò quan trọng để thúc đẩy mụn nước xẹp và khô se nhanh, không mưng mủ, nhiễm trùng. Nếu thực hiện sớm và đúng cách, nguy cơ để lại mụn thâm và sẹo lõm sẽ giảm đi đáng kể.
Để chăm sóc tổn thương da, người bệnh cần sử dụng bộ đôi dung dịch kháng khuẩn và kem dưỡng phục hồi, tái tạo. Trong đó, dung dịch kháng khuẩn sẽ đảm nhận vai trò vệ sinh da sạch sẽ, tiêu diệt yếu tố có thể gây nhiễm trùng. Sau đó, kem dưỡng sẽ thúc đẩy quá trình lên da non và liền sẹo, ngăn ngừa những vết thâm xấu xí trên da.
Hiện nay, bộ đôi sản phẩm chăm sóc tổn thương da thủy đậu được sử dụng rộng rãi nhất là Dizigone. Dung dịch Dizigone kháng khuẩn mạnh, không màu, an toàn cho mọi đối tượng, đảm bảo cân bằng được hiệu quả và tính thẩm mỹ. Kem dưỡng Dizigone Nano Bạc giúp x3 lần hiệu quả kháng khuẩn, ngừa viêm, giúp thương tổn lành lại nhanh chóng, không sẹo.
Bộ sản phẩm Dizigone sử dụng cho thủy đậu
2. Hạ sốt, giảm ngứa
Trong trường hợp sốt cao, người bệnh có thể chườm ấm hạ sốt hoặc dùng paracetamol theo chỉ định của bác sĩ. Liều dùng, cách dùng sẽ thay đổi theo từng đối tượng và tình trạng bệnh, vì vậy không nên tự ý dùng thuốc bừa bãi.
Nếu tình trạng ngứa ngáy dai dẳng khiến người bệnh quá khó chịu, bứt rứt, mất ngủ, có thể xem xét dùng các thuốc giảm ngứa như loratadin, clopheniramin… Đây là các thuốc kháng histamin H1 không kê đơn và có thể dễ dàng mua tại nhà thuốc.
3. Điều trị bằng thuốc Acyclovir
- Chỉ định cho những trường hợp thuỷ đậu có nguy cơ bị biến chứng, trong vòng 24 giờ đầu khi các nốt phỏng xuất hiện.
- Liều lượng: viên 800mg
- Thời gian sử dụng: 5 lần /ngày kéo dài 5-7 ngày.
- Người bị suy giảm miễn dịch: 10-12.5mg/kg tiêm tĩnh mạch 8 giờ/lần trong 7 ngày.
Trong trường hợp có biến chứng bội nhiễm vi khuẩn:
- Các tổn thương da mủ thường do tụ cầu: điều trị bằng kháng sinh vancomycin.
- Biến chứng viêm phổi: điều trị bằng kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 (Ceftazidim) hoặc nhóm Quinolon (Levofloxacin).
Nếu kịp thời điều trị theo các nguyên tắc trên, người bệnh sẽ khỏi bệnh sau khoảng 1-2 tuần khởi bệnh.
III. Một số phương pháp ngừa sẹo thủy đậu ở người lớn
Ở trẻ em, quá trình tái tạo da sau thủy đậu diễn ra nhanh chóng nên ít khi để lại sẹo. Tuy nhiên, ở người lớn khả năng hồi phục da lâu hơn nên mụn nước nếu không vệ sinh cẩn thận rất dễ bị vỡ, bội nhiễm và sau đó để lại sẹo. Ở giai đoạn hồi phục và tái tạo da này, chúng ta nên vệ sinh sạch mụn nước, vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn hiệu lực mạnh. Chúng ta tuyệt đối không sử dụng phương pháp ngừa sẹo nào khi da đang tổn thương và chưa lành lại. Sau khi da đã lên da non, một số phương pháp ngừa sẹo thủy đậu hiệu quả
1. Sử dụng phương pháp dân gian
Sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên: bột nghệ, mật ong, rau má, nha đam, nước cốt chanh,… giúp dưỡng da và mờ thâm.
- Ưu điểm: rẻ, dễ thực hiện, lành tính và an toàn.
- Nhược điểm: sử dụng thời gian dài mới có tác dụng, hiệu quả mờ thâm và trị sẹo không rõ rệt.
Khi áp dụng phương pháp này cần chú ý nguồn gốc của thảo dược vì chúng rất dễ nhiễm bẩn, nấm mốc. Nếu sử dụng dược liệu chất lượng kém có thể khiến bệnh thủy đậu ngày càng nặng hơn.
Ngoài ra, bệnh nhân thủy đậu cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống để tăng cường sức khỏe. Bạn nên ăn bổ sung các thực phẩm giàu vitamin như rau xanh, trái cây. Chế độ ăn lành mạnh giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da và hồi phục tổn thương nhanh chóng.
2. Sử dụng kem bôi thủy đậu
Bệnh nhân có thể sử dụng kem trị sẹo như Hiruscar gel, Dermatix Ultra, Contractubex,… Những loại kem này có ưu điểm giúp trị thâm và giảm sẹo nhanh chóng. Tuy nhiên, các sản phẩm này có giá thành cao và có thể chứa thành phần gây kích ứng da. Vì vậy, người bệnh nên sử dụng kem bôi thủy đậu có thành phần tự nhiên, an toàn với da như kem Dizigone nano bạc. Với công nghệ kháng khuẩn EMWE từ châu Âu, kem Dizigone nano bạc được nhiều bác sĩ khuyên dùng cho bệnh nhân thủy đậu nhờ:
- Tác dụng kháng khuẩn vượt trội: tiêu diệt virus thủy đậu, hạn chế nguy cơ bội nhiễm.
- Hiệu quả nhanh trong vòng 30 giây tiếp xúc.
- Thành phần lành tính, không gây kích ứng.
- Không cản trở quá trình lành da tự nhiên của cơ thể.
- Không gây đề kháng.
3. Phương pháp thẩm mỹ trị thâm sẹo
Thông thường, thâm do nốt thủy đậu sẽ tự hết sau 3-6 tháng. Những vết sẹo trên 1 năm điều trị không có tiến triển, bạn nên cân nhắc lựa chọn các liệu pháp thẩm mỹ trị thâm và sẹo bằng công nghệ laser, phương pháp lăn kim hay công nghệ thay da sinh học,…
- Công nghệ laser: là phương pháp dùng ánh sáng ở bước sóng phù hợp tác động lên lớp biểu bì dưới da để xóa thâm, sẹo. Phương pháp này sử dụng được với tất cả mọi người, an toàn và hiệu quả.
- Phương pháp lăn kim: sử dụng mũi kim siêu nhỏ tạo những vết thương nông trên thâm, sẹo. Phương pháp này kích thích da tự phục hồi nhanh hơn, giảm thâm sẹo. Tuy nhiên, một số cơ địa hay làn da quá yếu khi dùng phương pháp này có thể dẫn đến tình trạng da xấu đi.
Những phương pháp thẩm mỹ có thể cải thiện sẹo lâu năm nhanh chóng. Mặc dù vậy, chúng có giá thành cao từ 1 – 2 triệu đồng cho mỗi lần điều trị.
>>>Xem bài viết: Bật mí giải pháp chữa thủy đậu không để lại sẹo
Trên đây là những thông tin về đặc trưng bệnh, điều trị và ngừa sẹo thủy đậu ở người lớn. Thủy đậu là căn bệnh lành tính nhưng biến chứng rất dễ xảy ra nếu điều trị sai cách. Do đó, không chỉ riêng trẻ em mà người lớn cũng cần cẩn thận phòng tránh và xử lý đúng khi mắc thủy đậu. Nếu có thắc mắc về điều trị thủy đậu, hãy liên hệ tới số Hotline: 19009482 để được tư vấn.
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh thủy đậu – Bộ Y tế.