Thủy đậu là một bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi virus Varicella-zoster, với triệu chứng điển hình là các mụn nước nhỏ. Tuy mang bản chất là một bệnh lành tính, nhưng nếu chủ quan, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều biến chứng như nhiễm trùng huyết, viêm não,… Chính vì vậy, việc nhận biết và phát hiện sớm thủy đậu mới phát để điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng do bệnh gây ra là điều rất nhiều người quan tâm.
I. Những dấu hiệu đặc trưng cảnh báo thủy đậu
1. Những dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu diễn biến theo bốn giai đoạn, với các biểu hiện, triệu chứng khác nhau vào từng thời kỳ:
- Giai đoạn ủ bệnh: thường kéo dài khoảng 2 – 3 tuần, là thời kỳ người bệnh mới nhiễm virus. Khi mắc thủy đậu giai đoạn đầu, bệnh nhân hầu như không xuất hiện triệu chứng.
- Giai đoạn khởi phát: ban đầu bệnh thủy đậu mới phát với các nốt đỏ, xuất hiện ở bất cứ đâu trên khắp cơ thể. Chúng thường bắt đầu tại phần bụng, lưng hoặc mặt. Thời kỳ này có thể kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, mỏi cơ. Trường hợp đặc biệt, một số bệnh nhân còn có triệu chứng nổi hạch phía sau tai, đau họng. Thời gian này có thể kéo dài từ một đến hay ngày.
- Giai đoạn toàn phát: bệnh nhân sốt cao, chán ăn, đau đầu, mỏi cơ. Các nốt ban đỏ bắt đầu phát triển thành mụn nước. Mụn có màng mỏng, dễ vỡ, đường kính 1 – 3 mm, gây cảm giác ngứa rát, khó chịu. Các mụn nước còn có thể xuất hiện ở chân tóc và trong miệng người bệnh. Tuy nhiên các mụn nước hầu như không xuất hiện tại lòng bàn tay, bàn chân. Trong trường hợp thủy đậu có mủ do nhiễm trùng, các mụn nước sẽ phát triển lớn hơn, dịch có màu đục.
- Giai đoạn hồi phục: Đây là giai đoạn cuối cùng, xảy ra sau khoảng 4 – 6 ngày phát bệnh. Tại giai đoạn này, nếu không xảy ra nhiễm trùng, các mụn nước sẽ tự vỡ, sau đó các nốt thủy đậu đóng vảy và bong ra. Các nốt ban mọc theo từng đợt, thường từ 3 – 4 ngày. Do đó, bệnh nhân mắc thủy đậu có thể thấy các nốt mụn ở các giai đoạn khác nhau.
2. Phân biệt bệnh thủy đậu với một số bệnh khác
Các triệu chứng của bệnh thủy đậu thường bị nhầm lẫn với một số bệnh khác gây khó khăn trong việc điều trị như bệnh sởi, tay chân miệng ở trẻ nhỏ.
a. Phân biệt thủy đậu với bệnh sởi
Biểu hiện ban đầu của cả hai bệnh là các nốt ban, thường bắt đầu từ mặt rồi lan ra toàn thân. Bên cạnh đó, bệnh nhân có các dấu hiệu như sốt, mệt mỏi. Vì thế, sởi và thủy đậu là hai bệnh thường bị nhầm lẫn với nhau.
Tuy nhiên, dấu hiệu đặc trưng của bệnh sởi là các nốt ban đỏ, xuất hiện dày đặc. Bệnh thường đi kèm các dấu hiệu của viêm đường hô hấp và viêm kết mạc. Các nốt đỏ của sởi lan ra cả hai lòng bàn tay. Trong khi đó, các nốt mụn đỏ thủy đậu thường không mọc ở lòng bàn tay, bàn chân. Chúng sẽ dần phồng lên, chứa đầy nước. Đây là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt được hai bệnh này.
b. Phân biệt thủy đậu và bệnh tay chân miệng
Triệu chứng của cả hai bệnh đều là xuất hiện mụn nước, có thể mọc ở lưng, bụng, niêm mạc miệng… Tuy nhiên, các nốt thủy đậu thường có dạng hình tròn, không mọc ở lòng bàn tay, bàn chân. Còn các nốt mụn gây ra bởi bệnh tay chân miệng nhỏ hơn, phân bố tập trung ở tay, chân và mông, có cả ở lòng bàn tay, bàn chân. Đây là dấu hiệu rõ nhất để phân biệt hai bệnh trên ở trẻ em.
III. Cách chữa thủy đậu tại nhà nhanh khỏi
Thủy đậu là một bệnh lành tính. Vì thế, khi mắc bệnh, chúng ta hoàn toàn có thể tự điều trị ở tại nhà. Những việc bệnh nhân và người nhà nên làm để chữa thủy đậu tại nhà nhanh khỏi:
1. Với người mắc thủy đậu mức độ nhẹ
Khi bệnh thủy đậu mới phát, bệnh nhân cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ như sau:
- Dùng thuốc hạ sốt: Nếu sốt cao trên 38,5 độ, cần sử dụng thuốc hạ sốt (Paracetamol) theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu bệnh nhân ngứa nhiều: dùng thuốc kháng histamin chống ngứa.
- Với các tổn thương trên da: cần chăm sóc, vệ sinh hằng ngày để tránh nhiễm khuẩn. Bạn nên sử dụng dung dịch kháng khuẩn hiệu lực mạnh như dung dịch kháng khuẩn Dizigone,… Ngoài ra, việc dùng các kem dưỡng ẩm, hỗ trợ quá trình tái tạo da tại những nơi mụn đã vỡ, khô se sẽ giúp hạn chế nguy cơ sẹo thâm, sẹo lõm.
Bên cạnh sử dụng các biện pháp trên, bệnh nhân cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt:
- Cho bệnh nhân uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước do sốt cao, tăng đào thải chất độc ra ngoài.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm, lau khô người nhẹ nhàng. Có thể sử dụng dung dịch kháng khuẩn pha loãng để tắm.
- Mặc đồ rộng rãi, nên mặc quần áo chất mềm, thấm hút mồ hôi.
- Sử dụng các thức ăn thanh đạm, tốt nhất nên dưới dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như các loại cháo. Bổ sung vitamin C, chất xơ để tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng. phòng ngừa sẹo.
>>> Xem bài viết: Thủy đậu nên ăn gì, kiêng gì để mau lành, không sẹo?
2. Với người mắc thủy đậu mức độ nặng
- Điều trị kháng sinh với bệnh nhân có biến chứng bội nhiễm vi khuẩn. Việc sử dụng kháng sinh cho người bệnh phụ thuộc vào kháng sinh đồ và chỉ định của bác sĩ.
- Với người suy giảm miễn dịch nặng, thủy đậu có thể gây các biến chứng viêm não. Trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định tiêm tĩnh mạch acyclovir cho bệnh nhân. Thời gian điều trị có thể kéo dài trong 1 tuần. Với người bệnh suy giảm miễn dịch nhẹ, có thể dùng acyclovir theo đường uống.
- Với bệnh nhân mắc biến chứng viêm phổi có thể điều trị hỗ trợ hô hấp tích cực.
- Kết hợp xử lý các tổn thương da bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone và kem bôi Dizigone Nano Bạc.
IV. Những sai lầm cần tránh khi điều trị thủy đậu
1. Kiêng nước, kiêng gió
Người bị bệnh thủy đậu nên tránh sử dụng nước lạnh, tránh những nơi có gió lớn. Bởi vì nước lạnh và gió lớn có thể khiến người bệnh nổi ban nặng hơn, mắc cảm cúm, sốt cao.
Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên kiêng nước, kiêng tắm như một số kinh nghiệm dân gian. Vì khi mắc thủy đậu, các triệu chứng thường kéo dài 10 – 15 ngày. Nếu bệnh nhân không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện giúp vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Mặt khác, người bệnh không nên tự ý sử dụng một số phương pháp dân gian như tắm bằng lá thuốc, tắm bằng gốc rạ… Các phương pháp này chưa chứng minh được hiệu quả và có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng.
2. Tiếp xúc và dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh
Virus thủy đậu có thể lây trực tiếp khi tiếp xúc với dịch rỉ từ các mụn nước. Mặt khác, nó có thể lây gián tiếp qua các vật dụng hằng ngày như khăn mặt, quần áo… Vì thế, bạn nên xếp riêng vật dụng cá nhân của người bệnh. Đặc biệt, bạn nên tránh để người bệnh tiếp xúc với một số đối tượng như phụ nữ có thai, người già, trẻ em. Đây là những đối tượng có hệ miễn dịch kém, có khả năng lây nhiễm thủy đậu cao hơn, lâu khỏi bệnh và dễ xuất hiện các biến chứng.
3. Gãi ngứa, chà xát nốt mụn thủy đậu
Ngứa là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân thủy đậu. Do đó, việc đưa tay lên gãi ngứa là điều có thể dễ hiểu. Tuy nhiên, việc làm này sẽ khiến các nốt mụn vỡ ra, lan rộng và gây nhiễm trùng. Vì vậy, bạn không nên chà sát những nơi có mụn, tránh để tổn thương lan khắp cơ thể. Với trẻ em, cha mẹ có thể cắt gọn móng tay cho trẻ, đề phòng trẻ tự làm vỡ các mụn nước.
>>> Xem bài viết: 7 giải pháp giảm ngứa nhanh cho bệnh nhân thủy đậu
4. Sử dụng thuốc không phù hợp
Khi bệnh thủy đậu mới phát thì vệ sinh các tổn thương sạch sẽ là điều vô cùng quan trọng. Nếu lựa chọn dung dịch không thích hợp có thể khiến bệnh nặng hơn. Chẳng hạn, bệnh nhân chỉ nên sử dụng xanh methylen khi nốt mụn đã vỡ, không nên dùng khi các nốt mụn thủy đậu vẫn còn chứa dịch. Người bệnh tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ nhỏ mắc thủy đậu, vì nó có thể gây ra hội chứng Reye.
5. Chế độ ăn uống không thích hợp
Khi mắc thủy đậu, cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, không nên kiêng khem nhiều loại đồ ăn. Tuy nhiên cần tránh những loại thực phẩm cay nóng như ớt, tỏi, gừng, các loại thịt chó, dê, tránh ăn hải sản. Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc thủy đậu cần tránh các loại hoa quả như vải, nhãn, mít, xoài, mận. Tránh các đồ ăn có vị chua hoặc mặn, đặc biệt với bệnh nhân xuất hiện mụn thủy đậu trong miệng.
Bệnh thủy đậu mới phát cần được điều trị ngay để tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, chúng ta cần phân biệt thủy đậu với các bệnh như sởi hay tay chân miệng. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý một số việc nên làm và những việc cần tránh để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh thủy đậu, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh thủy đậu – Bộ Y tế.