Một trong những bệnh truyền nhiễm dễ lây và dễ bùng phát thành dịch nhất là thủy đậu. Tuy thủy đậu là bệnh lành tính, triệu chứng không rầm rộ nhưng biến chứng lại rất nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời và đúng thời điểm. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thông tin cần thiết về dấu hiệu bệnh thủy đậu, cách phòng tránh và điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
I. 4 giai đoạn của bệnh thủy đậu
1. Giai đoạn ủ bệnh
Ủ bệnh là giai đoạn đầu tiên của thủy đậu, bắt đầu từ khi người bệnh tiếp xúc với virus. Giai đoạn này thường kéo dài trong 10-21 ngày và hầu như không có dấu hiệu của bệnh thủy đậu. Nếu chúng ta vừa tiếp xúc với người bị thủy đậu thì nên cẩn thận theo dõi các triệu chứng sau đó để xử lý kịp thời.
Ở giai đoạn này, virus từ vị trí tiếp xúc xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng. Nếu bạn đã từng mắc bệnh thủy đậu trước đây hay đã tiêm vaccin phòng thủy đậu, cơ thể đã có kháng thể sẽ nhanh chóng tiêu diệt virus. Tuy nhiên, nếu cơ thể không có hay không đủ lượng kháng thể thì virus sẽ gây nhiễm trùng tại phổi hay mắt và chuyển đến giai đoạn tiếp theo.
2. Giai đoạn khởi phát
Giai đoạn xuất hiện sau 10-21 ngày ủ bệnh và kéo dài khoảng 3-5 ngày. Giai đoạn này là khoảng thời gian virus gây nhiễm trùng, cơ thể sẽ có các triệu chứng chung của nhiễm trùng như:
- Sốt nhẹ.
- Chán ăn.
- Mệt mỏi, buồn ngủ, khó chịu trong người.
- Cuối giai đoạn này, cơ thể sẽ xuất hiện phát ban nhẹ và vết loét nhẹ ở miệng.
Những triệu chứng này không phải dấu hiệu điển hình cho thủy đậu và rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm nên cần hết sức lưu ý.
3. Giai đoạn toàn phát
Sau giai đoạn khởi phát, virus từ ổ viêm nhiễm sẽ xâm nhập vào hệ bạch huyết. Người bệnh có biểu hiện nặng hơn của nhiễm trùng như sốt cao, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ. Ngoài ra, cơ thể có những dấu hiệu điển hình của thủy đậu: Các nốt phát ban ngày càng nhiều hơn ở mặt, da đầu, thân mình, cánh tay, chân. Các nốt ban dần hình thành mụn nước, giống với nốt phỏng có đường kính 1-3 mm. Sau đó, mụn nước to dần lên và gây ngứa rát. Nhiều mụn nước sẽ tự vỡ ra hoặc nổi lớn lên do ma sát với quần áo, do đó người bệnh nên cố gắng để tránh làm trầy xước các mụn nước.
Trong khoảng thời gian tiếp theo, mụn nước sẽ lây lan ra toàn thân, có thể mọc ở một số vị trí gây khó chịu như niêm mạc miệng, mí mắt, bàn tay, bàn chân, mông hay cơ quan sinh dục. Một số trường hợp, bệnh nhân ngứa rát không chịu được, bác sĩ phải kê đơn thuốc kháng histamin để giảm ngứa. Phát ban có thể tiếp tục xuất hiện trong vài ngày, vì vậy bạn có thể có tất cả ba giai đoạn phát ban, mụn nước và đóng vảy – cùng một lúc.
4. Giai đoạn hồi phục
Hồi phục là giai đoạn cuối cùng của bệnh thủy đậu, sau khoảng 7-10 ngày khởi phát bệnh. Mụn nước mọc lên sẽ bắt đầu đóng vảy, cứng lại và tạo thành những vết lõm nhỏ trên da. Đây là giai đoạn mà tính lây lan của bệnh sẽ dần dần suy yếu và bắt đầu phục hồi.
Tuy vậy, nhưng bạn cũng cần phải hết sức cảnh giác vì các vết loét rất dễ bị bội nhiễm. Bởi lúc này, da và cơ thể đang suy yếu, nếu vệ sinh không cẩn thận các vết lõm, da dễ dàng bị viêm do tụ cầu, liên cầu.
II. Bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi?
Hầu hết trong các trường hợp mắc bệnh, bệnh nhân sẽ khỏi bệnh chỉ 2 tuần sau khởi phát. Tuy nhiên, nếu không kịp thời xử lý hay xử lý không đúng cách thì bệnh dễ xảy ra các biến chứng như:
- Viêm da do bội nhiễm vi khuẩn. Nếu người bệnh bị suy dinh dưỡng nặng có thể gặp biến chứng hoại tử
- Viêm tai (viêm tai giữa, viêm tai trong)
- Bệnh lý đường hô hấp như: viêm thanh quản, viêm phổi.
- Viêm màng não – đây là biến chứng nguy hiểm nhất. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.
III. Bệnh thủy đậu lây lan mạnh nhất ở giai đoạn nào? Làm gì để phòng lây bệnh?
1. Bệnh thủy đậu lây lan mạnh nhất ở giai đoạn nào?
Thủy đậu có thể lây từ 1-2 ngày trước lúc nổi phát ban cho đến khi sau thời điểm da đã đóng vảy. Tuy nhiên, giai đoạn thủy đậu lây lan mạnh nhất là giai đoạn toàn phát. Lúc này, virus vào được hệ bạch huyết và được máu đưa đi khắp nơi trong cơ thể.
Mụn nước tạo thành sẽ lây qua 2 đường chủ yếu sau:
- Đường tiếp xúc trực tiếp, đường hô hấp từ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp (ho, nói chuyện) hoặc chất dịch của nốt phỏng.
- Đường tiếp xúc gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc.
>>> Xem bài viết: Ba con đường lây nhiễm thủy đậu bạn cần biết
2. Làm gì để phòng lây bệnh?
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan và lây nhanh chóng, có thể bùng phát thành dịch. Tuy vậy, phòng tránh thủy đậu rất đơn giản, cụ thể như sau:
2.1. Phòng bệnh đặc hiệu
Sử dụng vaccin phòng thủy đậu nhằm mục đích kích thích cơ thể tạo kháng thể chống lại thủy đậu. Hầu hết những người đã có kháng thể sẽ không mắc bệnh. Và nếu họ bị thủy đậu, các triệu chứng của họ sẽ nhẹ hơn nhiều. Thời gian ủ bệnh của thủy đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vaccin thủy đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccin có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu.
2.2. Phòng bệnh không đặc hiệu
- Tiêm globulin miễn dịch: nhằm phòng ngừa thủy đậu ở những người bị suy giảm miễn dịch khi tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu. Liều lượng: 0,3ml/kg, tiêm bắp một lần. Liều tiêm có thể dao động từ 2-10 ml. – Tránh tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân thủy đậu.
- Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và rửa tay khi tiếp xúc gần với người bị thủy đậu.
- Tăng sức sức đề kháng: chú ý chế độ ăn uống và luyện tập thường xuyên, bổ sung vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus ngay khi mầm bệnh vừa xâm nhập cơ thể.
IV. Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi theo hướng dẫn của Bộ Y tế
1. Điều trị triệu chứng
Thủy đậu là căn bệnh gây ra bởi virus nên không thể tiêu diệt hoàn toàn virus bằng thuốc mà chủ yếu tập trung điều trị triệu chứng.
1.1. Dùng các dung dịch sát trùng ngoài da bôi tại chỗ
Dung dịch sát trùng là yếu tố giúp đảm bảo các nốt mụn không bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm, khô se nhanh và chóng lành. Vì vậy, người bệnh thủy đậu cần vệ sinh mụn nước ngoài da bằng dung dịch sát khuẩn nhiều lần trong ngày.
Các tiêu chí cần có của dung dịch sát khuẩn dùng cho thủy đậu
- Khả năng kháng khuẩn nhanh và mạnh, tiêu diệt được nhiều mầm bệnh trong thời gian ngắn.
- Không gây xót, kích ứng da.
- Không gây nhuộm màu mất thẩm mỹ.
- Không làm cản trở quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể.
- An toàn cho mọi đối tượng người dùng.
Dung dịch sát khuẩn đáp ứng đủ cả 5 tiêu chí này là Dizigone. Dizigone phát huy hiệu quả vượt trội nhờ cơ chế kháng khuẩn ion, giúp các nốt mụn xẹp đi nhanh chóng, không mưng mủ nhiễm trùng. Khi dùng phối hợp cùng kem Dizigone Nano Bạc, vảy khô sẽ biến mất chỉ sau vài ngày, hạn chế thâm và sẹo lõm trên da.
1.2. Dùng thuốc kháng histamin chống ngứa
Các nốt mụn nước thủy đậu luôn gây ngứa ngáy, khó chịu khủng khiếp. Với nhiều người, cảm giác ngứa ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Một số cách đơn giản để giảm ngứa là chườm lạnh, tắm rửa thường xuyên… Tuy nhiên, việc tắm không cẩn thận rất dễ khiến các nốt thủy đậu vỡ và lan rộng khắp cơ thể. Để khắc phục, người bệnh có thể sử dụng các kem dưỡng ẩm, làm dịu da, giảm ngứa như kem Dizigone Nano Bạc.
Trong trường hợp cơn ngứa toàn thân khiến người bệnh không thể chịu nổi, có thể cân nhắc sử dụng các thuốc kháng histamin để giảm ngứa nhanh. Đây là các thuốc uống không kê đơn và phổ biến tại nhiều nhà thuốc.
>>> Xem bài viết: 7 giải pháp giảm ngứa nhanh cho bệnh nhân thủy đậu
1.3. Điều trị bằng thuốc hạ sốt
Người bệnh thủy đậu sẽ sốt cao trong thời kỳ ủ bệnh và 2-3 ngày đầu phát bệnh. Nếu sốt dưới 38.5, người bệnh không cần uống thuốc mà chỉ cần chườm ấm để nhiệt lượng phân tán ra bên ngoài.
Nếu sốt trên 38.5 độ, nên tới trung tâm y tế để được bác sĩ/ dược sĩ hướng dẫn dùng thuộc hạ sốt paracetamol đúng cách và đủ liều lượng.
2. Điều trị bằng Acyclovir
- Chỉ định cho những trường hợp thuỷ đậu có nguy cơ bị biến chứng.
- Có thể dùng trong vòng 24 giờ đầu khi các nốt phỏng xuất hiện.
- Liều lượng: viên 800mg, dùng 5 lần /ngày trong vòng 5-7 ngày. Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi: 20mg/kg x 6 giờ / lần. Người bị suy giảm dịch thường dùng đường tiêm tĩnh mạch 10-12.5mg/kg x 8 giờ/lần trong 7 ngày .
3. Điều trị biến chứng
- Các tổn thương da mủ thường do tụ cầu: điều trị bằng oxacillin (Bristopen) hoặc vancomycin.
- Biến chứng viêm phổi có thể điều trị bằng kháng sinh cephalosprorin thế hệ 3 (Ceftazidim) hoặc nhóm Quinolon (Levofloxacin), (không sử dụng kháng sinh quinolon cho phụ nữ có thai và trẻ em < 12 tuổi ).
Phác đồ điều trị bệnh thủy đậu cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc. Điều trị sớm, đúng cách và có chế độ chăm sóc cơ thể tốt sẽ giúp người bệnh hồi phục nhanh và giảm biến chứng không mong muốn.
>>> Xem bài viết: Chữa trị đúng cách – Xóa tan nỗi lo sẹo thủy đậu
Trên đây là bài tổng quan về diễn biến bệnh, cách phòng tránh và điều trị thủy đậu. Thủy đậu không phải là căn bệnh khó điều trị nhưng dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó bạn cần chú ý khi tiếp xúc với người mắc bệnh, tiêm phòng cho trẻ từ khi còn nhỏ và đến trung tâm y tế ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Nếu có thắc mắc về bệnh thủy đậu, bạn hãy gọi tới số Hotline: 19009482 để được tư vấn.
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh thủy đậu – Bộ Y tế.