Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan, tạo thành “ổ dịch” nhỏ trong gia đình. Ở một số người bệnh, các triệu chứng của thủy đậu có thể diễn biến rầm rộ, gây mệt mỏi và khó chịu nhiều ngày. Đặc biệt, người bệnh có thể gặp tình trạng thủy đậu bội nhiễm nếu chăm sóc chưa đúng cách hoặc có hệ miễn dịch kém, mắc kèm bệnh nền mạn tính. Qua bài viết này, Dizigone sẽ giới thiệu chi tiết về thủy đậu bội nhiễm để người bệnh có thể nhận biết và có hướng xử trí đúng nhất.
I. Dấu hiệu cảnh báo thủy đậu bội nhiễm
Thủy đậu bội nhiễm được nhận biết qua các dấu hiệu đặc trưng sau:
- Sốt cao trên 39℃, sốt liên tục 4-5 ngày sau khi khởi phát thủy đậu. Thông thường, người bệnh thủy đậu chỉ sốt trong khoảng 3-4 ngày đầu rồi sẽ lui dần. Vì vậy, nếu triệu chứng sốt liên tục kéo dài, không cải thiện thì cần đặc biệt lưu ý.
- Sưng, nóng, đỏ, đau tại các nốt mụn thủy đậu. Các nốt mụn không có dấu hiệu khô se dần mà liên tục sưng đỏ, thậm chí xuất hiện nhiều mủ dịch mới.
- Đau mỏi người, mệt mỏi, uể oải, không có sức lực.
- Bệnh nhân có thể co giật, đau đầu, nôn mửa do biến chứng viêm màng não.
- Đau ngực, thở khò khè, ho có đờm đi kèm sốt cao do biến chứng viêm phổi.
>>> Xem bài viết: Thủy đậu mọc quá nhiều có nguy hiểm không? Làm gì để hết bệnh nhanh chóng?
II. Thủy đậu bội nhiễm nguy hiểm như thế nào?
1. Thủy đậu bội nhiễm ở người bình thường
Đối với cả người có sức khỏe bình thường mắc thủy đậu, nếu để xảy ra biến chứng bội nhiễm thì cũng rất nguy hiểm. Các hậu quả của bội nhiễm thủy đậu bao gồm:
- Kéo dài thời gian điều trị, các mụn nước có thể để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.
- Nhiễm trùng thứ phát: thường là do gãi làm những mụn nước nhiễm trùng. Nhiễm trùng thứ phát thường gây ra bởi tụ cầu và liên cầu. Tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn tới hoại tử hay hội chứng sốc nhiễm độc. Nguy hiểm hơn là biến chứng giảm tiểu cầu và nhiễm khuẩn huyết.
- Viêm phổi: xuất hiện sau khoảng 3 – 4 ngày sau khi phát ban. Đây là một biến chứng nguy hiểm của thủy đậu, có thể dẫn tới suy hô hấp, tử vong.
- Viêm não cũng là một trong những biến chứng nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong từ 5 – 10%.
- Các nhiễm khuẩn liên quan đến cơ xương khớp: viêm cơ, viêm khớp cấp tính. Viêm khớp thường xảy ra ở đầu gối, khuỷu tay, mắt cá chân,…
- Ngoài ra thủy đậu bội nhiễm còn có thể là nguyên nhân dẫn tới viêm cơ tim, tổn thương giác mạc, viêm thận, viêm gan,…
2. Bội nhiễm thủy đậu ở phụ nữ có thai
Thủy đậu bội nhiễm ở phụ nữ mang thai để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Hậu quả nến người mẹ mắc thủy đậu bội nhiễm gồm:
- Nếu thai phụ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ, đặc biệt là từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 5, thai nhi có thể mắc hội chứng varicella bẩm sinh. Hội chứng này gây ra một loạt các vấn đề cho trẻ sơ sinh như tật đầu nhỏ, đục thủy tinh thể, viêm túi mật, chân tay không hoàn thiện,…
- Phụ nữ mắc thủy đậu vào tháng cuối của thai kỳ: tăng nguy cơ sinh non. Đặc biệt nếu thai phụ mắc thủy đậu khoảng 7 ngày trước khi sinh, trẻ sinh ra có thể mắc thủy đậu sơ sinh, có khả năng đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
>>> Xem bài viết: Thủy đậu khi mang thai có nguy hiểm không?
III. Cách xử lý thủy đậu bội nhiễm
1. Chăm sóc tổn thương da
Nguyên nhân chính dẫn đến bội nhiễm là do vi khuẩn xâm nhập vào các mụn nước. Vì thế, với người mắc thủy đậu, chăm sóc mụn nước là việc rất quan trọng.
- Sát khuẩn: để tiêu diệt vi khuẩn, giảm tình trạng bội nhiễm. Việc sát khuẩn nên được thực hiện 3-4 lần một ngày. Điều này sẽ đảm bảo cho nốt mụn và những tổn thương luôn sạch sẽ, giảm tình trạng viêm. Những dung dịch sát khuẩn nên đảm bảo các tiêu chí: có hiệu lực sát khuẩn mạnh, hiệu quả nhanh. Đồng thời, dung dịch kháng khuẩn không ảnh hưởng đến quá trình tái tạo của da, không gây xót hay kích ứng niêm mạc. Một số dung dịch sát khuẩn hay được sử dụng là: Dizigone, Chlorhexidine…
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: kem bôi da sau khi mụn nước đã khô se. Các loại kem dưỡng ẩm sẽ giúp làm dịu làn da nhanh chóng. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm cũng hỗ trợ giảm ngứa và đẩy nhanh quá trình tái tạo da. Sau khi sát khuẩn, người bệnh nên dưỡng ẩm da bằng một số kem dưỡng ẩm như Dizigone nano bạc…
>>> Xem bài viết: 5 loại thuốc bôi thủy đậu nhanh lành và hiệu quả nhất
Phản hồi của khách hàng bị thủy đậu sau khi sử dụng bộ sản phẩm Dizigone
2. Dùng thuốc điều trị
- Với bệnh nhân sốt cao: hạ sốt bằng paracetamol. Không được dùng quá 4000mg một ngày với người lớn. Trẻ em dưới 2 tuổi không được dùng paracetamol. Có thể thay thế paracetamol bằng các thuốc nhóm NSAIDS khác. Nhưng bạn tuyệt đối không được sử dụng aspirin cho bệnh nhân thủy đậu. Trên nền bệnh, aspirin có thể gây ra hội chứng Reye.
- Dùng các thuốc kháng Histamin giảm ngứa. Việc làm này sẽ tránh để bệnh nhân gãi các vết mụn nước, làm tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn. Tuy nhiên, chỉ sử dụng thuốc kháng Histamin khi người bệnh ngứa nhiều, dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc tư vấn của dược sĩ.
- Sử dụng các kháng sinh oxacillin, vancomycin… theo chỉ định của bác sĩ khi bội nhiễm vi khuẩn toàn thân, bệnh nhân liên tục sốt cao.
- Trường hợp xuất hiện biến chứng viêm phổi: sử dụng kháng sinh nhóm quinolon hoặc cephalosporin thế hệ 3. Lưu ý không được sử dụng kháng sinh nhóm quinolon cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi.
3. Chế độ ăn uống, sinh hoạt với bệnh nhân mắc thủy đậu bội nhiễm
Bổ sung rau củ và trái cây giàu vitamin giúp tăng sức đề kháng
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cho bệnh nhân sử dụng những đồ ăn mềm như một số loại cháo: cháo đậu đỏ ý dĩ, cháo đậu nấu thịt…
- Uống đủ nước để tránh mất nước, đặc biệt là với bệnh nhân bội nhiễm sốt cao liên tục.
- Bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng, giúp hạn chế các sẹo để lại do bội nhiễm tại các mụn nước. Một số loại thực phẩm nên dùng: cam, bưởi, súp lơ, rau cải xanh…
- Hạn chế đồ ăn có nguồn gốc từ bơ, sữa, đồ ăn cay nóng, chứa dầu mỡ để tránh việc cơ thể tăng bài tiết dầu, nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn.
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, dùng các dung dịch sát khuẩn và thường xuyên tắm rửa sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.
Những biến chứng của bội nhiễm thủy đậu rất khó để lường trước. Do đó, cách tốt nhất để phòng các biến chứng thủy đậu là tránh để nhiễm bệnh. Nếu nhiễm bệnh, bạn không nên chủ quan, cần tuân thủ các biện pháp điều trị được Bộ Y Tế khuyến cáo, giữ vệ sinh để tránh gặp phải các biến chứng do bội nhiễm thủy đậu.
Thủy đậu mang bản chất là bệnh lành tính, nhưng những biến chứng của mà căn bệnh này gây ra rất nguy hiểm và khó để lường trước. Nhận biết những dấu hiệu sớm của thủy đậu bội nhiễm, tuân thủ biện pháp điều trị sẽ hạn chế tình và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Để được tư vấn về cách chăm sóc người bệnh thủy đậu, hãy gọi ngay tới số Hotline: 19009482 ngay hôm nay.
Tham khảo: Hướng dẫn điều trị các bệnh truyền nhiễm – Bộ Y Tế