Bệnh viêm da cơ địa gây ra các tổn thương dạng chàm trên da. Bệnh thường tiến triển theo từng đợt và gây ngứa ngáy, khó chịu. Hiện tại có những nhóm thuốc viêm da cơ địa nào hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
I. Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh lành tính, tuy nhiên cơ chế phát bệnh khá phức tạp. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu hay bằng chứng xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh.
Những yếu tố liên quan đến viêm da cơ địa có thể kể đến như.
- Yếu tố di truyền (Tiền sử gia đình từng có người bị viêm da cơ địa).
- Hệ thống miễn dịch của da bị suy giảm
- Người có cơ địa nhạy cảm (Dễ bị kích ứng với các yếu tố dị nguyên)
Viêm da cơ địa sẽ trở nên nặng hơn nếu gặp phải những yếu tố nguy cơ sau.
- Tiếp xúc với những chất dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, lông súc vật.
- Thức ăn có chứa protein lạ như hải sản.
- Căng thẳng thần kinh, stress kéo dài.
- Thời tiết thay đổi.
- Nhiễm tụ cầu vàng.
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
II. Các giai đoạn của viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa phát triển qua 2 giai đoạn là cấp tính và mạn tính. Thực tế, bệnh còn phát triển ở giai đoạn được gọi là bán cấp. Tuy nhiên thời gian giai đoạn nà ngắn, triệu chứng không điển hình nên ít được đề cập đến.
1. Giai đoạn cấp tính
Giai đoạn cấp những triệu chứng viêm da khởi phát và diễn biến nhanh. Những tổn thương thường xuất hiện ở vùng má, cằm và cả vùng mặt. Ở một số ít trường hợp có thể xuất hiện tổn thương ở toàn thân.
Những triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa giai đoạn cấp tính.
- Vùng da tổn thương có màu hồng hay đỏ hơn so với vùng da lành.
- Những đám tổn thương sần sùi, khô ráp và không rõ ranh giới.
- Sau một thời gian, mụn nước li ti bắt đầu xuất hiện.
- Tiếp đó, hiện tượng tiết dịch xảy ra, da bị phù nề, ngứa nhiều và xuất hiện vảy tiết.
- Nếu bị nhiễm khuẩn, vùng da có dấu hiệu đỏ rát, sưng, nóng và đóng vảy màu vàng.
2. Giai đoạn mãn tính
Viêm da cơ địa giai đoạn mãn tính thường diễn biến dai dẳng hơn cấp tính. Bệnh khởi phát ở giai đoạn này có các triệu chứng rất điển hình như.
- Vùng da bị viêm có màu đỏ sẫm kèm theo tình trạng sừng dày và thô ráp.
- Tổn thương da có các ranh giới rõ ràng với vùng da lành.
- Do thói quen chà sát và gãi, vùng da tổn thương sẽ bị lichen hóa. Tình trạng này làm tăng sinh tế bào sừng, nứt da và chảy máu.
- Viêm da cơ địa mãn tính thường xảy ra ở những vị trí nếp gấp như khuỷu tay, khuỷu chân, cùi chỏ.
Viêm da cơ địa mạn tính có tính chất dai dẳng và rất dễ tái phát. Tình trạng ngứa làm người bệnh gãi nhiều, tạo nên vòng xoắn bệnh lý ngứa – gãi – tổn thương da – ngứa dữ dội.
Xem thêm: Chàm sữa (viêm da cơ địa): Xử lý đúng cách để đạt hiệu quả nhanh và triệt để
II. 2 nhóm thuốc bôi viêm da cơ địa hiệu quả nhất
Bệnh viêm da cơ địa hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Những biện pháp điều trị hiện nay chỉ là giảm triệu chứng, ngăn ngừa các đợt cấp xảy ra. Các thuốc bôi thường được chỉ định điều trị cho bệnh nhân viêm da cơ địa.
1. Thuốc mỡ
Những người bị viêm da cơ địa da thường khô rát, điều đó gây ra tình trạng ngứa. Các thuốc mỡ khi bôi có cơ chế giữ ẩm là làm bít các lỗ chân lông, từ đó giúp dưỡng ẩm cho da, làm dịu da và giảm ngứa cho bệnh nhân.
2. Thuốc bôi corticoid
Các thuốc bôi chứa thành phần corticoid thường được sử dụng cho bệnh nhân viêm da cơ địa cả giai đoạn cấp tính và mãn tính. Thuốc 7 màu trị viêm da cơ địa chứa Corticoid nên có tác dụng chống viêm, chống dị ứng nên giảm ngứa nhanh.
Tuy nhiên không nên sử dụng corticoid trong thời gian dài. Hoạt chất này chống viêm, chống dị ứng bằng cơ chế ức chế hệ miễn dịch. Do đó sử dụng thuốc corticoid kéo dài rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn cho bệnh nhân.
III. Những nhóm thuốc uống điều trị viêm da cơ địa
1. Thuốc uống corticoid
Corticoid đường uống được dùng trong trường hợp viêm da cơ địa giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên việc sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ để có liều dùng và cách dùng phù hợp, tránh xảy ra các tác dụng phụ.
2. Thuốc kháng Histamin
Các thuốc kháng Histamin cũng có thể được sử dụng cho trường hợp viêm da cơ địa cấp tính. Tùy trường hợp hay mức độ nặng, bác sĩ có thể sử dụng thuốc corticoid hoặc thuốc chống dị ứng nhóm kháng histamin.
3. Thuốc uống kháng sinh
Kháng sinh đường uống có thể được sử dụng trong trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là tụ cầu vàng. Bệnh nhân cần lưu ý không được tự ý dùng kháng sinh để điều trị. Việc sử dụng cần được chỉ định cụ thể bởi bác sĩ để tránh tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
IV. Dizigone – bộ sản phẩm xử lý viêm da cơ địa an toàn – hiệu quả
Để có thể vừa dưỡng ẩm tốt cho da, vừa không lo bị nhiễm khuẩn da bạn đọc có thể tham khảo Kem Dizigone Nano Bạc.
Đây là sản phẩm đầu tiên được ứng dụng công nghệ kháng khuẩn Ion từ Châu Âu với nhiều điểm ưu việt:
- Thành phần gồm các phân tử Bạc dạng Nano có khả năng sát khuẩn mạnh mẽ và kéo dài.
- Các thành phần D – Panthenol, Lô Hội, Tràm Trà giúp dưỡng ẩm da, kích thích tế bào da mới hình thành.
- Không chứa corticoid, không chứa kháng sinh nên bạn có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài.
Để phát huy tối đa hiệu quả của sản phẩm, chúng tôi khuyên bạn nên kết hợp sử dụng với dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
- Dung dịch kháng khuẩn Dizigone có khả năng sát khuẩn mạnh mẽ, trong 30 giây tiêu diệt tới 99,99% vi khuẩn có hại.
- Các thành phần lành tính, không gây ngứa, không xót da.
Cách sử dụng bộ sản phẩm kháng khuẩn, dưỡng ẩm da Dizigone:
- Xịt, rửa vùng da tổn thương bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
- Sau 30 giây dùng khăn lau khô và bôi một lớp Dizigone Nano Bạc.
Xem thêm: Điều trị viêm da cơ địa theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Trên đây là những nhóm thuốc viêm da cơ địa hay được sử dụng. Nếu bạn đọc còn những thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số Hotline: 1900 9482, Chuyên gia sẽ tư vấn và giải đáp cho bạn.