Trong số các nguyên nhân gây bỏng, bỏng do nước sôi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Khi bị bỏng nước sôi, việc sát trùng vết thương và sử dụng thuốc điều trị là cực kỳ quan trọng để vết thương lành nhanh chóng và giảm thiểu khả năng hình thành sẹo. Dưới đây là một số gợi ý về nguyên tắc điều trị và các loại thuốc trị bỏng nước sôi, bạn có thể tham khảo và áp dụng khi cần.
Mục lục
1. Nguyên tắc dùng thuốc trị bỏng nước sôi hiệu quả
Xử lý đúng cách khi bị bỏng nước sôi là một yếu tố quan trọng để vết thương được hồi phục nhanh chóng. Sau đây là 4 nguyên tắc dùng thuốc trị bỏng nước sôi hiệu quả.
Tuân thủ 4 nguyên tắc để điều trị bỏng nước sôi hiệu quả
1.1. Dùng thuốc sát trùng ngoài da hạn chế nhiễm khuẩn
Vết bỏng nước sôi khiến các mô tế bào bị tổn thương, dễ bị tấn công bởi các vi sinh vật, vi khuẩn gây hại nên cần được sát khuẩn.
Các loại thuốc sát trùng như Dung dịch kháng khuẩn Dizigone, Povidine 10%, nước muối sinh lý (NaCl 0,9%), và cồn y tế được sử dụng phổ biến hiện nay.
1.2. Dùng thuốc kháng sinh dạng kem, mỡ trị bỏng bôi ngoài da
Đối với việc sử dụng kháng sinh tại chỗ trong điều trị vết thương ngoài da, nên sử dụng thuốc dùng ngoài da dưới dạng mỡ hoặc kem chứa các thành phần như Neomycin, Polymyxin, Sulfadiazine bạc,… Loại kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định phù hợp tùy theo mức độ và phản ứng cơ địa của bệnh nhân với thuốc.
Cần phải lưu ý các tác dụng không mong muốn của kháng sinh như kích ứng da, mẩn đỏ,… Do đó, cần theo dõi và xử lý kịp thời các triệu chứng này. Người bệnh không tự ý sử dụng bởi có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh vô cùng nguy hiểm.
1.3. Dùng thuốc bôi chứa dược liệu, thảo dược giúp làm dịu, tái tạo da
Các loại thuốc mỡ, kem bôi chứa thành phần từ các dược liệu như mù u, nghệ, nha đam… đã được chứng minh là có tác dụng trị bỏng hiệu quả:
- Các sản phẩm này có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm sưng và làm mát, dịu da.
- Thúc đẩy quá trình tái tạo mô và tế bào, giúp vết thương nhanh lành và giảm nguy cơ hình thành sẹo.
- Thành phần tự nhiên và an toàn với da.
1.4. Dùng thuốc giảm đau nếu cần
Việc sử dụng thuốc giảm đau trong điều trị bỏng được áp dụng khi bệnh nhân gặp tình trạng bỏng rát dữ dội. Cảm giác đau gây ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ. Để giảm đau cho vết bỏng, đặc biệt trong trường hợp bỏng từ mức độ 2 trở lên, người bệnh có thể sử dụng một trong những loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau chứa paracetamol.
- Thuốc giảm đau chứa ibuprofen.
- Thuốc giảm đau chứa Diclofenac.
Liều lượng và cách sử dụng: Thuốc giảm đau sẽ được uống sau bữa ăn và uống cách nhau khoảng 4 đến 6 tiếng.
2. 8 thuốc trị bỏng nước sôi tốt nhất hiện nay
Đối với vùng da bị bỏng nước sôi, trước khi sử dụng các loại thuốc bôi làm dịu da và hạn chế nhiễm khuẩn, cần phải vệ sinh vết thương sạch sẽ bằng dung dịch sát trùng.
2.1. Thuốc sát trùng ngoài da
Điều quan trọng nhất trong điều trị bỏng là giữ cho vết thương luôn sạch sẽ, hạn chế nhiễm khuẩn. Sau đây là gợi ý một số dung dịch sát khuẩn vết bỏng được khuyên dùng:
2.1.1 Nước muối sinh lý
Thành phần: Natri Clorid 0,9%
Công dụng: Làm sạch vết thương, rửa trôi vi khuẩn, vết bụi bẩn…ở những vết thương hở.
Cách sử dụng: Thấm nước muối sinh lý vào băng hoặc gạc rồi lau nhẹ vùng da bị bỏng.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ
- Không màu
Nhược điểm: Nước muối sinh lý không có tác dụng sát khuẩn.
Giá bán: 5000 – 10000 VNĐ
2.1.2. Povidone-iod 1%
Thành phần: Povidon iod: 10g, Tá dược: vừa đủ 100ml
Công dụng:
Chăm sóc vết bỏng, tránh nhiễm trùng vết bỏng.
Cách sử dụng:
Bôi dung dịch Povidone-iod 1% nguyên chất lên vùng da cần khử khuẩn hoặc vào vùng tổn thương để tránh nhiễm khuẩn. Bôi 2 lần mỗi ngày sau đó phủ bằng gạc lên vết thương.
Ưu điểm:
- Có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt vi khuẩn và nấm.
- Sát trùng hiệu quả.
Nhược điểm:
- Tác dụng yếu trên virus và bào tử.
- Có thể gây khô và cảm giác xót khi sử dụng.
- Thời gian xuất hiện tác dụng dài.
- Hiệu lực tác dụng không lâu.
- Có thể gây nhuộm màu da.
- Có tác dụng phụ khi iod được hấp thụ vào cơ thể.
- Không thể tiêu diệt màng biofilm.
Giá bán tham khảo: 15.500 VNĐ
2.1.3 Chlorhexidine
Thành phần: Chlorhexidine ở các dạng muối: chlorhexidine gluconate, chlorhexidine digluconate hoặc chlorhexidine acetate.
Công dụng:
- Đối với da bị tổn thương như vết bỏng, sản phẩm có khả năng khử khuẩn và làm sạch hiệu quả.
- Khử trùng các dụng cụ y tế dùng trong quá trình phẫu thuật.
Cách dùng: Sử dụng tăm bông đã được thấm dung dịch Chlorhexidine tổn thương và các vị trí xung quanh đó 2-3 lần/ngày.
Ưu điểm:
- Phổ tác dụng khá rộng trên cả vi khuẩn, virus và nấm
- Xuất hiện tác dụng nhanh chóng.
Nhược điểm:
- Tác dụng trên nấm và bào tử không hiệu quả.
- Có thể gây kích ứng da như phát ban, nổi mẩn và ngứa rát.
- Khi sử dụng để súc miệng, có thể gây khô miệng và thay đổi màu răng.
- Có khả năng tổn thương mô hạt và làm trở ngại quá trình lành thương tự nhiên.
- Khả năng tiêu diệt màng biofilm còn hạn chế.
Giá tham khảo: 100.000 đồng
2.1.4 Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Thành phần: HClO, ClO-,HO+,…
Công dụng: sát khuẩn, tiêu diệt mầm bệnh trong khoảng 30s, hiệu quả cao với các loại vi khuẩn gram âm, gram dương, nấm trên người, giúp nhanh lành vết thương do không làm tổn thương tổ chức hạt và nguyên bào sợi.
Cách dùng: Thấm dung dịch ra bông hoặc gạc, sau đó lau rửa kỹ tổn thương để loại bỏ mủ dịch, vi khuẩn. Thực hiện 2-3 tiếng/lần, không cần rửa lại bằng nước,
Ưu điểm:
- Phổ tác dụng rộng, tiêu diệt 99.99% vi sinh vật gây bệnh.
- Hiệu quả nhanh chóng, chỉ sau 30 giây.
- Tiêu diệt được màng biofilm.
- An toàn cho da và niêm mạc, không gây khô và kích thích.
- Không gây tổn thương mô hạt, thúc đẩy quá trình lành thương.
- Không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài hoặc trên diện rộng.
- Không làm thay đổi màu da.
Nhược điểm: có mùi Chloride nhẹ đặc trưng
Giá tham khảo: 145.000 đồng/500ml
2.2. Thuốc bôi ngoài da chứa kháng sinh
Sử dụng các thuốc bôi ngoài chứa thành phần kháng sinh giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương.
2.2.1 Silver sulfadiazine 1%
Silver sulfadiazine – Phòng và điều trị nhiễm khuẩn ở người bệnh bỏng độ 2 và 3
Thành phần: Sulfadiazine Bạc 1 g
Công dụng: Hạn chế sự phát triển của vi khuẩn phát triển, giảm nhiễm khuẩn lây lan và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn cơ hội.
Cách dùng: Sau khi làm sạch và loại bỏ các mô hoại tử trên vết thương, ta sử dụng găng tay vô khuẩn và bôi lớp kem Sulfadiazine silver dày khoảng 1 đến 3mm lên vùng bị bỏng. Tần suất bôi thuốc này là 1 đến 2 lần mỗi ngày. Cần chú ý bôi thuốc đều cả vào các khe kẽ, các chỗ nứt nẻ hoặc sùi trên vết bỏng.
Tác dụng phụ:
Ngứa, đau, nóng bỏng, phát ban tại chỗ, chàm, viêm da tiếp xúc, giảm bạch cầu.
2.2.2 Neosporin
Neosporin – Giảm đau do bỏng, hỗ trợ giảm hình thành sẹo
Thành phần: Bacitracin, Neomycin và Polymyxin B
Công dụng: Có tác dụng kìm khuẩn và diệt vi khuẩn
Cách dùng: Sử dụng thuốc Neosporin bôi lên da với tần suất 2-3 lần/ngày, rửa tay lại trước và sau khi bôi
Tác dụng phụ: ngứa hoặc đỏ rát
2.2.3 Maduxin
Maduxin – Tạo màng che phủ vết thương, tái tạo mô
Thành phần: Cao sến
Công dụng: Tác dụng tái tạo mô, tạo màng che phủ bảo vệ vết thương và giúp liền vết thương bỏng nông nhanh chóng.
Cách dùng: Sát trùng vết thương. Bôi một lớp mỏng thuốc lên vết thương. Băng kín, thay băng hàng ngày hoặc thay ngày 2 lần.
Tác dụng phụ: Gây một số tác dụng phụ nhẹ như ban đỏ da, nổi mề đay
2.3. Thuốc chứa dược liệu, thảo dược
Dưới đây là các thuốc có thành phần thảo dược được dùng để điều trị vết bỏng:
2.3.1 Thuốc trị bỏng b76
Thuốc bỏng 676 – Sát khuẩn vết bỏng nhẹ nhàng
Thành phần: Trong thuốc bỏng B76 bao gồm:
Bột vỏ cây xoan trà: hàm lượng 19g.
Một số loại tá dược, phụ liệu khác như Magie stearat… vừa đủ 20g.
Công dụng: làm sạch vết thương, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và thúc đẩy nhanh quá trình liền sẹo.
Cách dùng:
- Loại bỏ vùng mô hoại tử
- Sau đó sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn
- Rắc bột thuốc phủ kín vết thương, không cần băng lại.
Ưu điểm:
- Sát khuẩn nhẹ nhàng
- Làm dịu da
Nhược điểm:
- Có thể gây đau rát, phù nề, nhiễm khuẩn
- Hiện tượng chèn ép tuần hoàn kiểu garo
- Kháng khuẩn yếu và cần sát trùng vết thương trước khi băng
- Chỉ áp dụng cho vết bỏng nhỏ, chưa nhiễm khuẩn và vết bỏng còn mới.
Giá tham khảo: 45.000 đồng
>>> Xem thêm: Thuốc bỏng b76: Thành phần, công dụng và hiệu quả
2.3.2 Tracumin OPC
Tracumin OPC – Cải thiện vết phồng rộp, kháng viêm, ngừa thâm
Thành phần: mỡ trăn, tinh dầu tràm, nghệ, tá dược vừa đủ chai 25ml hoặc tuýp 10g.
Công dụng:
- Làm dịu vết bỏng
- Cải thiện tình trạng sưng tấy và phồng rộp
- Kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau
- Hỗ trợ giảm thâm hiệu quả
Cách dùng: thoa lên vết thương 2-3 lần/ ngày, không cần băng bó
Ưu điểm:
- Cho hiệu quả nhanh chóng trong điều trị bỏng và làm lành vết thương
- Giá thành hợp lý
- Sản phẩm dễ sử dụng và bảo quản
Nhược điểm:
- Thích hợp chỉ sử dụng cho vết bỏng nhỏ, không loét hoặc chảy dịch
- Tác dụng kháng khuẩn yếu
- Có khả năng gây kích ứng da
- Thành phần nghệ phù hợp cho vết bỏng đã làm sẹo.
Giá thành: 17.000/ tuýp 10g – 20.500/ chai 25ml
2.3.3 Burnova Gel
Burnova Gel – Giảm sưng, làm dịu da
Thành phần: chiết xuất nha đam, rau má, dưa leo
Công dụng:
- Điều trị bỏng tức thì, giảm sưng, phồng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn để da tái tạo nhanh chóng và giảm sẹo do bỏng.
- Hỗ trợ điều trị thâm sẹo.
Cách dùng:
- Làm sạch vết thương
- Bôi Burnova Gel lên vùng da bị thương
Ưu điểm:
- Thành phần tự nhiên, dịu nhẹ
- Giảm cảm giác đau rát
- Cung cấp độ ẩm tự nhiên cho vùng da bị bỏng
- Hỗ trợ điều trị thâm sẹo
Nhược điểm:
- Chỉ tác dụng kháng khuẩn nhẹ
Giá thành: 89.000 đồng
2.3.4 Dizigone Nano Bạc
Digizone Nano Bạc – Tái tạo tế bào, ngăn ngừa sẹo
Thành phần: Nano Bạc, D-panthenol và Lô hội, Cúc La Mã và Tràm trà
Công dụng:
- Kháng khuẩn trên vùng da bị tổn thương, tạo màng bảo vệ da và niêm mạc.
- Duy trì khả năng kháng khuẩn lâu dài nhờ tinh thể nano bạc.
- Thúc đẩy tái tạo và phục hồi tổn thương da tự nhiên và nhanh chóng.
- Ngăn ngừa thâm sẹo và làm mờ thâm sẹo hiện có.
Cách dùng:
- Tiến hành sát khuẩn bằng dung dịch Dizigone bằng cách thấm dung dịch vào bông và lau rửa vết thương. Sau đó, để tự nhiên khô mà không cần rửa lại bằng nước. Thực hiện 2-3 lần trong một ngày.
- Thoa kem nano bạc lên vùng tổn thương da sau khi đã làm sạch và sát khuẩn. Chú ý chỉ thoa kem lên vùng tổn thương đã khô và không có mủ, chảy dịch. Thực hiện 3-4 lần trong một ngày.
Ưu điểm:
- Bảo vệ vùng da tổn thương, tăng tốc độ tái tạo và ngừa
- thâm sẹo.
- Không chứa kháng sinh, corticoid nên bạn có thể sử dụng lâu dài.
- An toàn tuyệt đối, không gây xót, kích ứng, nhẹ nhàng khi sử dụng trên tổn thương da.
- Được kiểm chứng hiệu quả và an toàn, được các chuyên gia y tế khuyên dùng.
Giá thành: 140.000 đồng
2.3.5 Dầu mù u
Dầu mù u làm dịu da
Thành phần: Palmitic Acid, Stearic acid, Oleic Acid, Linoleic acid
Công dụng:
- Làm dịu, giảm cảm giác đau rát
- Tái tạo mô mới, nhanh liền sẹo
- Kháng viêm tốt và chống nhiễm trùng hiệu quả
Cách dùng: Vệ sinh vết bỏng, sau đó bôi một lượng dầu lên trên vùng da bị bỏng, để tự khô trong khoảng 15 phút
Ưu điểm:
- Chiết xuất thiên nhiên
- Có hoạt tính kháng viêm, kháng khuẩn
- Hỗ trợ quá trình lành sẹo
Nhược điểm:
- Chỉ dùng cho các vết bỏng ở mức độ nhẹ, không chảy dịch, trợt loét
- Có tính kháng khuẩn kém
Giá tham khảo: 46.000 chai/ 10ml
Trước khi bôi lên vết bỏng, cần kết hợp với dung dịch sát khuẩn để đem lại hiệu quả tốt nhất.
>>> Xem thêm: [Giải mã]: Dầu mù u có dùng cho vết thương hở không?
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi chữa bỏng
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cần phải ghi nhớ trong quá trình điều trị và sử dụng thuốc bôi bỏng để đạt hiệu quả tốt nhất:
3.1 Bỏng mức 3 không tự ý dùng thuốc mà cần tới cơ sở y tế chuyên môn để điều trị
Bỏng mức độ 3 gây ảnh hưởng tới lớp da sâu bên trong, dây thần kinh hay thậm trí cơ xương khớp vô cùng nguy hiểm. Đây là mức độ bỏng để lại nhiều biến chứng. Do đó, người bệnh cần lập tức tới cơ sở y tế để đc xử lý kịp thời, đảm bảo hồi phục chức năng cơ thể.
3.2 Dùng thuốc kháng sinh bôi ngoài da cần chỉ dẫn của y bác sĩ
Thuốc mỡ kháng sinh thường chứa các hoạt chất như Bacitracin hay Neosporin và được sử dụng để bôi lên vùng bỏng nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng. Việc bôi thuốc mỡ kháng sinh sau khi bị bỏng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và khôi phục vết thương nhanh chóng.
Tuy nhiên, cần lưu ý không lạm dụng thuốc kháng sinh bôi ngoài da, vì điều này có thể gây tình trạng kháng thuốc. Hạn chế việc sử dụng kháng sinh quá 1 tuần trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Không nên tự ý sử dụng khi mang thai hoặc trong trường hợp bỏng nặng, cần tham khảo các phương pháp điều trị khác dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.
3.3 Không lạm dụng thảo dược bôi ngoài
Dược liệu chỉ dùng cho vết bỏng nước sôi nhẹ, trên bề mặt da. Không lạm dụng cho vết bỏng mức độ 2 trở lên vì thảo dược có thể gây kích ứng, làm nặng thêm tình trạng bỏng.
3.4 Cần thường xuyên sát trùng với mọi mức độ bỏng
Việc sát trùng đều đặn là cực kỳ quan trọng trong quá trình chăm sóc vết bỏng ở mọi mức độ. Sát trùng giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, giúp vết thương nhanh chóng lành và giảm thiểu các biến chứng tiềm ẩn. Bằng cách sử dụng các sản phẩm sát trùng phù hợp, có thể đảm bảo vệ sinh an toàn cho vết bỏng và tạo môi trường thuận lợi cho quá trình phục hồi tổn thương.
3.5 Chú ý chế độ dinh dưỡng
Các chuyên gia y tế cho biết bệnh nhân bị bỏng thường có quá trình chuyển hóa cao hơn bình thường. Những tổn thương sâu và rộng hơn thì càng gia tăng quá trình chuyển hóa, thậm chí có những trường hợp tăng đến 200%. Vì vậy, chế độ ăn uống phải cung cấp đầy đủ năng lượng cho người bệnh trong giai đoạn này. Dưới đây là những thực phẩm cần được bổ sung cho người bị bỏng:
- Thực phẩm giàu protein: Đậu Hà Lan, đậu nành, thịt nạc heo, cá thu, cá hồi,…
- Thực phẩm chứa lipid: Các loại cá béo, hạt óc chó, đậu nành, hạt lanh,…
- Thực phẩm bổ sung glucid: Gạo, ngô, khoai, sắn,…
- Thực phẩm bổ sung vitamin: Chuối, bơ, cam, ổi, quýt, mận, nấm, súp lơ, gan động vật,…
- Thực phẩm bổ sung chất khoáng: Đậu nành, đậu đũa, đậu đen, đậu đỏ, các loại hạt khô, ngũ cốc nguyên hạt,…
Bài viết trên đây đã được Digizone tổng hợp và đem đến thông tin bổ ích. Hy vọng với những chia sẻ của Digizone, bạn có thể biết được cách xử lý khi bị bỏng nước sôi đúng cách, nhanh chóng và an toàn. Mọi thông tin thắc mắc xin liên hệ : Hotline 1900 9482.
>>> Xem thêm: