Trải qua cuộc phẫu thuật, bệnh nhân phải đối mặt với những vết mổ sâu, rộng. Chăm sóc vết mổ đúng cách sẽ tránh được nguy cơ nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành. Một trong các bước quan trọng trong chăm sóc vết mổ là lựa chọn và sử dụng thuốc sát trùng thích hợp. Cùng tìm hiểu những tiêu chí khi lựa chọn thuốc sát trùng và cách sử dụng hiệu quả nhất trong bài viết sau đây.
I. Vai trò của thuốc sát trùng trong chăm sóc vết mổ
Thuốc sát trùng có vai trò quan trọng trong chăm sóc vết mổ nhờ các ưu điểm:
- Loại bỏ bụi bẩn, dịch viêm, tế bào chết… tại vết mổ. Nhờ đó, máu lưu thông dễ dàng, thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương.
- Tiêu diệt vi sinh vật gây hại, ngăn ngừa viêm nhiễm. Đồng thời, thuốc sát trùng ngăn cản mầm bệnh xâm nhập vào tuần hoàn chung, tránh được biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu.
- Giữ vết mổ luôn sạch, khô, hạn chế viêm loét, mùi hôi khó chịu.
II. 6 tiêu chí cần đạt của thuốc sát trùng vết mổ
Các vết mổ được xếp vào nhóm vết thương có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Khi đó, vùng da tổn thương là cánh cửa để vi sinh vật dễ dàng xâm nhập. Mặt khác, vùng da tại vết mổ tương đối nhạy cảm, dễ chịu tổn thương khi tiếp xúc trực tiếp với thuốc sát trùng. Do đó, thuốc sát trùng vết mổ cần đáp ứng các tiêu chí sau:
1. Phổ tác dụng rộng
Vi khuẩn, nấm, virus là những tác nhân chính gây nhiễm khuẩn. Vì vậy, thuốc sát trùng lý tưởng cần có tác dụng đủ mạnh để tiêu diệt tất cả vi sinh vật gây bệnh này. Các thuốc sát trùng có phổ càng rộng càng được ưu tiên sử dụng trong chăm sóc vết mổ.
2. Hiệu quả nhanh
Thuốc sát trùng cần phát huy tác dụng nhanh chóng khi tiếp xúc với vết mổ. Thuốc sát trùng tác dụng nhanh được ưu tiên lựa chọn vì:
- Tiêu diệt mầm bệnh tức thời và hạn chế nguy cơ xâm nhập sâu bên trong của chúng.
- Thời gian hồi phục vết mổ sẽ được rút ngắn.
- Giảm thời gian tiếp xúc của thuốc sát trùng với vết mổ, giảm thiểu tốt đa tác dụng không mong muốn của thuốc sát trùng.
3. Loại bỏ được màng biofilm
Màng biofilm là màng sinh học do các vi khuẩn liên kết chặt chẽ với nhau. Màng này có đặc tính bền vững và rất khó bị tiêu diệt. Nhiều loại thuốc sát trùng hiện nay có phổ rộng nhưng chưa chắc có khả năng loại bỏ hoàn toàn màng biofilm. Một số thuốc đi qua được màng biofilm nhưng không còn đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn bên trong. Vì vậy, tiêu chí loại bỏ màng biofilm của thuốc sát trùng luôn được cân nhắc khi lựa chọn.
4. An toàn, không gây đau xót
Tại các vết mổ, thuốc sát trùng tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc dưới da. Nếu thuốc sát trùng có pH không thích hợp hoặc chứa các chất gây kích ứng mạnh sẽ khiến người dùng cảm thấy đau, xót da.
Để khắc phục nhược điểm này, bạn nên lựa chọn thuốc sát trùng có thành phần lành tính, làm dịu khi sử dụng. Các dung dịch cũng cần có pH trung tính nằm trong khoảng 6.5 – 7. Thuốc sát trùng cần đạt tiêu chí 3 không: không chất màu – không chất bảo quản – không chất phụ gia.
5. Không cản trở quá trình tái tạo da
Một số thuốc sát trùng có hiệu lực mạnh nhưng lại gây cản trở quá trình tái tạo da của cơ thể. Nguyên nhân là do chúng gây tổn thương nguyên bào sợi và tổ chức hạt – yếu tố thúc đẩy quá trình lành da tự nhiên. Nếu các tế bào này bị tổn thương nghiêm trọng thì vết mổ sẽ chậm lành và dễ để lại sẹo. Thuốc sát trùng lý tưởng cần khắc phục nhược điểm này, đồng thời vẫn giữ được khả năng sát trùng mạnh.
6. Không gây đề kháng
Do vết mổ có thời gian hồi phục lâu, đặc biệt là các vết mổ lớn nên tần suất sử dụng thuốc sát trùng rất lớn. Mặt khác, vi sinh vật luôn tìm cách biến đổi cấu trúc tế bào để chống lại tác dụng của thuốc sát trùng. Vì vậy, thuốc sát trùng cũng cần đảm bảo không gây ra hiện tượng đề kháng. Thuốc sát trùng cần giữ nguyên tác dụng trong những lần sử dụng tiếp theo.
>>> Xem bài viết: Thế nào là dung dịch sát trùng lý tưởng?
III. So sánh 5 thuốc sát trùng vết mổ thông dụng nhất
1. Nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là dung dịch rửa vết mổ thông dụng nhất hiện nay. Dung dịch này an toàn, không gây đau xót và không cản trở quá trình lành vết mổ. Tuy nhiên, nước muối sinh lý không có khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Thông thường, dung dịch này được sử dụng với vai trò làm sạch bụi bẩn, làm dịu vết thương trước và sau khi dùng thuốc sát trùng khác.
2. Cồn y tế
Cồn y tế có khả năng sát khuẩn mạnh và được sử dụng rộng rãi. Thông thường, cồn 70 độ được sử dụng để rửa vết thương trong trường hợp vết mổ nhỏ, sạch và được khâu kín hoàn toàn. Tuy nhiên, cồn có thể cản trở quá trình phục hồi vết mổ do nó tổn thương nguyên bào sợi. Vì vậy, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi lựa chọn sử dụng cồn.
>>> Xem bài viết: Cồn sát trùng vết thương – Hại nhiều hơn lợi.
3. Nước oxy già
Nước oxy già là dung dịch Hydroperoxide trong nước. Hydroperoxide là chất oxy hóa mạnh sẽ giải phóng oxy để tiêu diệt mầm bệnh và loại bỏ bụi bẩn. Tác dụng sát khuẩn phụ thuộc vào nồng độ. Thông thường chỉ sử dụng dung dịch có nồng độ 1.5 % – 3% cho vết thương.
Nước oxy già không được ưu tiên sử dụng trong chăm sóc vết mổ do nó làm tổn thương mô hạt và nguyên bào sợi gây chậm lành vết mổ. Tuy nhiên, nước oxy già vẫn được sử dụng trong trường hợp vết mổ chảy dịch/ nhiễm khuẩn. Sau khi làm sạch vết mổ bằng nước muối sinh lý, dùng gạc thấm nước oxy già để loại bỏ chất bẩn tại vết mổ và rửa lại bằng nước muối. Khi sử dụng nước oxy già cần lưu ý giảm tối đa thời gian tiếp xúc của thuốc với vết mổ để tránh gây đau xót và chậm lành vết mổ.
4. Povidone iod
Povidone iod là phức hợp của iod với polyvinylpyrrolidone (chứa từ 9 – 12%) dùng để sát khuẩn vết mổ. Lượng iod giải phóng từ từ gây tác dụng kéo dài hơn so với các dung dịch chứa iod tự do. Dung dịch này có khả năng tiêu diệt cả vi khuẩn gram âm và gram dương, nấm và virus. Tác dụng diệt khuẩn mạnh nhưng tiềm ẩn nguy cơ hấp thụ iod vào cơ thể nếu dùng cho vết mổ rộng và thời gian dài. Để hạn chế tác dụng phụ, bạn nên hạn chế tối đa thời gian lưu giữ thuốc trên vết mổ. Sau khi dùng povidone iod, cần sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch vết mổ.
5. Dung dịch Dizigone
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone là dung dịch muối khoáng được xử lý bằng công nghệ EMWE tạo ra sản phẩm có khả năng kháng khuẩn mạnh. Các bác sĩ tại bệnh viện và phòng khám khuyên dùng Dizigone chăm sóc vết mổ do có nhiều ưu điểm vượt trội:
- Phổ kháng khuẩn rộng: tiêu diệt vi khuẩn, nấm, virus, bào tử.
- Hiệu quả nhanh sau 30 giây sử dụng.
- Loại bỏ được màng biofilm.
- Không cản trở quá trình lành vết mổ.
- Thành phần lành tính, không gây đau xót, không gây đề kháng.
IV. Các bước chăm sóc vết mổ hàng ngày để khỏi nhanh – ngừa sẹo
1. Thay băng vết mổ
Các vết thương sau mổ thường được băng kín để bảo vệ và ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập. Thay băng thường xuyên đề đảm bảo vệ sinh vết mổ, tránh cho mô mới ăn sâu vào vết băng cũ. Một số lưu ý khi tiến hành thay băng:
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng trước khi thay băng
- Chuẩn bị dụng cụ vô khuẩn: bông, băng, gạc, kẹp.
- Chạm tay vào phần băng sạch để tháo băng, tránh nhiễm trùng thứ phát. Nếu băng bẩn có thể dùng kẹp để lấy băng ra
- Tháo băng nhẹ nhàng, tránh làm xô dịch vùng tổn thương.
- Thay băng 1 – 2 lần/ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Vệ sinh vết mổ bằng dung dịch sát khuẩn
Sau khi tháo lớp băng cũ, bạn tiến hành vệ sinh vết mổ bằng dung dịch sát khuẩn. Nếu không vệ sinh đúng cách, vết mổ có nguy cơ nhiễm trùng khiến thời gian hồi phục kéo dài. Cách vệ sinh vết mổ hàng ngày như sau:
- Sát khuẩn tay trước khi tiếp xúc với vết thương. Để tránh lây nhiễm, bạn có thể đeo găng tay y tế trước khi rửa vết mổ.
- Dùng nước muối sinh lý để làm sạch sơ bộ. Nguyên tắc rửa từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ cao xuống thấp.
- Sử dụng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh vết mổ
- Thấm khô sau đó dùng băng đảm bảo vô khuẩn để băng lại.
3. Dưỡng ẩm cho vết mổ
Khi vết mổ khô se, không còn chảy dịch, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm sau mỗi lần sát khuẩn. Theo các nghiên cứu, việc duy trì độ ẩm thích hợp sẽ giúp vết thương mau lành hơn. Kem dưỡng ẩm giúp cung cấp nước, làm dịu da và hạn chế kích ứng do dung dịch sát trùng gây ra. Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần an toàn và theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc điều dưỡng.
4. Lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày
Sau khi mổ, bệnh nhân cần sớm vận động để cơ thể thích nghi nhanh chóng. Tuy nhiên cần lưu ý vận động nhẹ nhàng để tránh làm rách vết mổ. Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Vì thế, bạn nên lựa chọn những thực phẩm tươi, giàu protein và chất xơ như thịt nạc, đậu, rau xanh, trái cây,… Nên tránh sử dụng thực phẩm cay nóng, rượu bia và các chất kích thích như thuốc lá. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Bài viết hy vọng cung cấp cho bạn cách lựa chọn và sử dụng thuốc sát trùng một cách hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc về chăm sóc vết mổ tại nhà, hãy liên hệ tới số HOTLINE 19009482 để được dược sĩ tư vấn và giải đáp.
Tham khảo: Hướng dẫn phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ.