Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không thể tránh khỏi tai nạn bỏng như bỏng nước sôi, bỏng điện,… Các vết bỏng nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng các thuốc trị bỏng. Trong đó, thuốc B76 là một sản phẩm hiệu quả đang được rất nhiều người sử dụng. Cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin chi tiết về thuốc B76 để có thể chăm sóc vết bỏng tốt nhất tại nhà
I. Giới thiệu chung về thuốc bỏng b76
1. Xuất xứ
Thuốc bỏng B76 là công trình nghiên cứu thuộc đề tài cấp Bộ Quốc Phòng do Học viện Quân Y thực hiện.
Sau khi nghiên cứu thành công và được cấp phép, thuốc trị bỏng B76 được sản xuất tại Trung tâm nghiên cứu ứng dụng sản xuất Thực phẩm chức năng (TPCN) Học viện Quân Y. Đây là loại thuốc có nguồn gốc dược liệu dựa trên các bài thuốc cổ truyền kết hợp với công nghệ sản xuất hiện đại.
2. Dạng bào chế, giá tiền và hạn sử dụng
- Dạng bào chế: thuốc bột dùng ngoài từ các dược liệu tự nhiên.
- Giá tiền: 50.000 VNĐ/lọ 20g.
- Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất.
- Cách bảo quản: Để thuốc ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp.
II. Thành phần chính và công dụng của thuốc bỏng b76
1. Thành phần chính
Thành phần chính của thuốc B76 là bột vỏ cây xoan trà (Choerospondias axillaris cortex powder) và các tá dược khác vừa đủ 20g.
Cây xoan trà hay còn được gọi là cây xoan nhừ, xoan rừng. Cây thường mọc ở núi cao phía Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng,… Từ xa xưa, ông bà ta đã biết sử dụng quả chín để làm thuốc tiêu viêm, cầm máu, giải độc và hỗ trợ tiêu hóa.
Các nghiên cứu khác của Bệnh viện 103 – Cục Quân y còn cho thấy rằng nước sắc của vỏ cây xoan trà có tác dụng tốt đối với vết bỏng. Trong vỏ cây Xoan trà có chứa hợp chất tanin với tác dụng làm kết tủa protein, liên kết các sợi collagen tạo thành lớp màng che phủ vết bỏng, kích thích lên da non.
Theo các nghiên cứu, khi dùng nước sắc vỏ xoan nhừ giúp vết thương không bị rách, căng da, bám dính tốt hơn cả màng Collodion, Fibrin. Đồng thời, dung dịch này không gây đau đớn cho bệnh nhân.
Ngoài tác dụng làm dịu và kích thích tái tạo tế bào, vỏ cây xoan trà còn có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt nhạy cảm với vi khuẩn tụ cầu vàng và Bacillus subtilis.
2. Công dụng
Dựa vào nghiên cứu các tác dụng của bỏ cây xoan trà, thuốc B76 của Học viện Quân Y có công dụng:
- Làm sạch vết thương.
- Bảo vệ vết thương, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
- Thúc đẩy quá trình lành vết thương tự nhiên, hạn chế để lại sẹo.
III. Chỉ định của thuốc bỏng B76
Thuốc bỏng B76 là thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, được chỉ định trong các trường hợp sau đây:
1. Vết bỏng
Thuốc B76 là thuốc tạo màng được ứng dụng để băng vết bỏng, vết mổ thay thế cho các loại băng khác. Tổn thương da sử dụng thuốc bỏng B76 đáp ứng tiêu chí sau:
- Vết bỏng nông, không có dấu hiệu hoại tử (bỏng độ II, độ III nông). Đây là những vết bỏng do nhiệt như bỏng nước sôi, bỏng bô xe máy.
- Vết bỏng sạch, có diện tích nhỏ, chưa bị nhiễm khuẩn.
- Vết bỏng mới trong 1 – 3 ngày sau bỏng.
Màng thuốc B76 sẽ nhanh chóng khô lại, che phủ toàn bộ vết bỏng. Bệnh nhân không cần thay băng, từ đó tiết kiệm bông băng và giảm số lần thay băng, rút ngắn thời gian điều trị. Sau khi vết bỏng đã khỏi, màng thuốc sẽ tự bong ra, hạn chế hình thành sẹo.
2. Vết thương hở khác
Ngoài chỉ định chính là điều trị vết bỏng thì thuốc B76 cũng có chỉ định trong các trường hợp:
- Vết mổ vô trùng.
- Vết loét bàn chân do đái tháo đường, loét tỳ đè ở người nằm liệt lâu năm.
- Vết thương do trầy xước.
- Bệnh chốc đầu, phỏng da và nước ăn chân tay.
IV. Cách dùng, liều dùng của thuốc bỏng B76
1. Cách dùng
Để thuốc B76 phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý, loại bỏ những mô hoại tử ở vết bỏng, vết loét.
- Làm sạch vết bỏng, vết loét, vết trầy xước bằng dung dịch sát khuẩn, sau đó thấm khô.
- Rắc bột thuốc B76 lên vết thương, không cần băng lại.
Bước làm sạch vết thương bằng thuốc sát trùng rất quan trọng để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời, bước làm này giúp bề mặt vết thương sạch tạo điều kiện cho thuốc B76 che kín tổn thương, tránh nhiễm trùng.
Hiện nay có rất nhiều thuốc sát trùng được sử dụng nhưng không phải thuốc nào cũng dùng được cho vết thương hở như vết bỏng, vết mổ, vết trầy xước da. Thuốc sát khuẩn thông thường như cồn y tế, nước oxy già không được khuyến khích sử dụng do chúng gây đau xót và cản trở quá trình lành thương.
Để thay thế những thuốc này, bạn nên sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Với công nghệ kháng khuẩn ion, Dizigone mang lại hiệu quả sát khuẩn mạnh và an toàn, không gây cản trở quá trình hồi phục tổn thương.
2. Liều dùng
Liều dùng đối với thuốc B76: sử dụng 1 – 2 lần/ngày tùy vào tình trạng vết thương.
Lưu ý:
- Riêng đối với vết bỏng, cách sử dụng hiệu quả nhất là sau khi vừa bị bỏng (trong vòng 24h – 72 giờ). Lúc này, thuốc sẽ làm dịu vết thương nhanh chóng và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục. Đối với vết thương lâu ngày thì thuốc không còn hiệu quả nhiều do tác dụng kháng khuẩn không cao.
- Bạn nên để màng thuốc tự bong ra, không bóc tách màng làm tổn thương da non mới hình thành.
V. Chống chỉ định và thận trọng khi dùng thuốc bỏng B76
Thuốc B76 có nguồn gốc dược liệu nên tương đối an toàn cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, một số trường hợp không được sử dụng thuốc B76, bao gồm:
- Vết bỏng rộng, sâu, vết bỏng bị nhiễm khuẩn, vết bỏng hoại tử (bỏng độ III sâu, độ IV, độ V), vết bỏng do hóa chất, do điện.
- Các vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng: chảy nhiều dịch màu trắng hoặc màu vàng. Vết thương hoại tử thâm đen, có mùi hôi.
Bạn cần thận trọng với các vết thương ở vị trí đầu mặt cổ, các khớp vận động, bàn tay, bàn chân và các đầu chi. Những vị trí này thường cử động nhiều rất dễ bị rách màng gây đau và tổn thương da.
Do thuốc được bào chế dưới dạng bột thuốc nên bạn cần thận trọng khi sử dụng cho vết thương gần vùng mũi, mắt. Khi hít phải bột hoặc dính vào mắt có thể gây kích ứng đường hô hấp trên và niêm mạc mắt.
Với đối tượng trẻ em và phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, chưa có báo cáo cho thấy thuốc B76 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vì vậy, những đối tượng này có thể sử dụng được thuốc B76. Tuy nhiên, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc B76 để đảm bảo an toàn.
VI. Tác dụng phụ và cách khắc phục khi dùng thuốc bỏng B76
Thuốc bỏng B76 chứa thành phần tanin có tác dụng làm khô vết bỏng nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Gây đau xót: do màng thuốc khô dần và từ từ bong ra kéo theo cả lớp da non mới hình thành. Nếu người bệnh đau nhiều có thể dùng thuốc giảm đau 1- 2 ngày đầu hoặc dùng thuốc gây mê.
- Hiện tượng chèn ép tuần hoàn kiểu garo: Khi dùng thuốc tạo màng kín tại vị trí đầu chi thể (đầu ngón tay, ngón chân), cẳng tay, cẳng chân, cánh tay, đùi, cổ, thân, ngực có thể gây ra hoại tử da. Trường hợp này cần phải dùng 2 dải gạc rộng 1 – 2 cm tẩm kháng sinh đặt lên mặt trong và mặt ngoài chi thể để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
- Gây phù nề: Thường xảy ra trong 1 – 2 ngày đầu. Khi thấy hiện tượng này cần phải cắt bỏ màng thuốc và sử dụng thuốc khác thay thế. Ngoài ra, để giảm triệu chứng phù nề, bác sĩ có thể kê thuốc giảm phù nề: thuốc chống viêm, giảm đau.
- Nhiễm khuẩn: Màng thuốc không bám dính, chứa nhiều dịch mủ cần phải cắt bỏ màng để tránh nhiễm độc cơ thể do một phần tanin có thể hấp thu vào tuần hoàn. Bạn cần phải rửa sạch vết thương và rắc thuốc B76 mới hoặc dùng phương pháp khác.
VII. Kết luận
Trên đây là những thông tin hữu ích về thuốc bỏng B76 của Học viện Quân Y. Thuốc bỏng B76 là thuốc tương đối hiệu quả và an toàn trong điều trị các vết bỏng nông, diện tích nhỏ. Để thuốc phát huy tác dụng tối đa, người bệnh cần làm sạch da bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn tại ổ tổn thương. Nếu có bất kỳ thắc mắc về thuốc bobgr B76 và cách xử lý vết bỏng, bạn hãy gọi tới số Hotline: 19009482 để gặp chuyên gia tư vấn của Dizigone.