Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ. Sử dụng thuốc bôi trong tay chân miệng là biện pháp hiệu quả giúp bé mau khỏi bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bôi trị tay chân miệng, vậy đâu mới là lựa chọn phù hợp cho bé? Dưới đây là TOP 7 thuốc bôi được chuyên gia đánh giá là an toàn, hiệu quả trong chân tay miệng. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc tìm ra sản phẩm phù hợp cho con em mình.
I. Những lưu ý trước khi sử dụng thuốc bôi chân tay miệng cho trẻ
Cấu trúc da của trẻ có khác biệt lớn so với người trưởng thành: mỏng hơn, kết nối thượng – trung bì yếu hơn. Các chức năng bảo vệ trên da của trẻ chưa hoàn thiện nên cực kì nhạy cảm với các tác nhân từ bên ngoài vật lý, hóa học, vi khuẩn. Chính vì vậy, các mẹ cần cực kỳ thận trọng trong việc lựa chọn thuốc bôi tay chân miệng cho trẻ.
Trước khi đi vào đánh giá các loại thuốc bôi, mẹ bé cần hiểu được công dụng của chúng và các tiêu chí để lựa chọn một thuốc bôi an toàn, hiệu quả cho bé.
1. Tay chân miệng ở trẻ em gây nên những tổn thương gì?
Triệu chứng điển hình mà tay chân miệng gây nên là những tổn thương trên da và niêm mạc. Cụ thể:
- Phát ban dạng phỏng nước: Là những tổn thương dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng như lưỡi, nướu, bên trong má và lòng bàn tay, lòng bàn chân, hoặc thậm chí xuất hiện cả ở mông, gối. Phỏng nước chứa nhiều dịch, có thể vỡ ra gây đau cho bé. Nếu các vết phỏng nước xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn, chúng có thể để lại sẹo trên da gây mất thẩm mỹ.
- Loét miệng: Vết loét đỏ hay phỏng nước có đường kính 2-3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi gây đau.
Đa số trẻ bị tay chân miệng đều lành tính. Tuy nhiên một số trường hợp có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
>>> Xem bài viết: Dấu hiệu nhận biết và những biến chứng nguy hiểm của chân tay miệng
2. Công dụng thuốc bôi chân tay miệng cho trẻ em
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường do vi rút đường ruột EV71 và coxsackie A16 gây nên. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh này nên chỉ có thể dùng các biện pháp điều trị hỗ trợ để giảm thiểu các triệu chứng.
Việc bôi thuốc vào các vết loét trong tay chân miệng sẽ giúp:
- Dịu đau vết loét trong khoang miệng, giúp bé ăn tốt hơn, không bỏ bú, bớt quấy khóc về đêm.
- Giữ cho vết loét, phỏng nước luôn vô khuẩn, tránh tình trạng bị bội nhiễm dẫn tới tiến triển nặng hơn.
- Kích thích tái tạo da, phục hồi vết loét, tránh để lại sẹo và vết thâm.
Chính vì vậy sử dụng thuốc bôi được xem như giải pháp hiệu quả trong tay chân miệng giúp bé mau khỏi và cải thiện tình trạng bệnh.
Các nốt mụn, phát ban ngoài da phục hồi nhanh sau khi được chăm sóc đúng cách bằng sản phẩm phù hợp
3. Tiêu chí lựa chọn thuốc bôi chân tay miệng cho trẻ
- Phổ kháng khuẩn rộng, hiệu quả với cả vi rút gây bệnh: Đây được xem là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong việc lựa chọn thuốc bôi. Một thuốc bôi tốt đáp ứng tiêu chuẩn này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm ở vết loét. Ngoài ra nó còn giúp hạn chế quá trình gây loét của vi rút gây bệnh.
- An toàn cho trẻ, không gây kích ứng trên da: Không phải sản phẩm nào cũng phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ. Chính vì vậy các mẹ cần thông minh lựa chọn những sản phẩm đã được kiểm định về chất lượng cũng như độ an toàn. Sản phẩm không nên chứa các chất độc hại hay dễ gây kích ứng cho bé.
- Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều sản phẩm bôi tay chân miệng hàng giả, hàng kém chất lượng. Việc sử dụng những sản phẩm này cho bé ngoài việc không có tác dụng mà còn có thể gây kích ứng làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Không chứa kháng sinh, corticoid: Trừ trường hợp bội nhiễm, việc sử dụng kháng sinh có thể dẫn tới tình trạng lạm dụng kháng sinh, làm vi khuẩn kháng thuốc. Bên cạnh đó, thuốc bôi có chứa corticoid có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ.
- Đúng với độ tuổi của trẻ: Da của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có cấu tạo khác nhau. Mẹ cần đọc kỹ đối tượng sử dụng trên nhãn hộp để lựa chọn đúng thuốc, đúng độ tuổi.
Sau đây là tổng hợp 7+ loại thuốc và sản phẩm bôi tay chân miệng hiệu quả thường được sử dụng. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm.
II. Bộ đôi dung dịch Dizigone kháng khuẩn & kem Dizigone nano bạc – Giải pháp xử lý tay chân miệng ưu việt
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần chính: HClO, Nano bạc, chiết xuất Lô hội, chiết xuất cúc La mã và tinh dầu Tràm trà.
Công dụng:
- Kháng khuẩn mạnh mẽ, kiểm soát nhiễm khuẩn tại chỗ; giúp đẩy lùi nhanh mụn nước, phát ban ngoài da và lở loét trong miệng của bé.
- Thúc đẩy phục hồi và tái tạo tổn thương da, niêm mạc; ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả
Đối tượng sử dụng: Cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cách dùng:
- Đối với vết loét trong khoang miệng: Thấm hoặc xịt dung dịch Dizigone vào gạc rơ lưỡi, lau nhẹ nhàng để vệ sinh cho bé. Nếu bé đã biết súc miệng, có thể cho bé súc miệng trực tiếp với dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
- Đối với vết phát ban, mụn nước ngoài da: Thấm dung dịch Dizigone vào bông để vệ sinh da bé. Đợi dung dịch khô lại tự nhiên, kết hợp thoa kem Dizigone Nano Bạc. Thực hiện 4-5 lần/ngày để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Đánh giá hiệu quả của Dizigone trong chăm sóc chân tay miệng ở trẻ
- Ưu điểm:
- Kháng khuẩn mạnh mẽ: Giúp ngăn ngừa mụn lây lay, kiểm soát không mọc thêm mụn mới; mụn đã mọc sẽ xẹp và khô se nhanh.
- Hiệu quả nhanh chóng: loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh chỉ sau 30 giây tiếp xúc.
- Ứng dụng đa dạng: Xử lý được cả tổn thương ngoài da và trong khoang miệng.
- Không gây xót, kích ứng: An toàn khi dùng để vệ sinh, sát khuẩn tổn thương da, niêm mạc
- Kích thích tái tạo, lành thương tự nhiên, ngăn ngừa thâm sẹo hiệu quả.
- Trong suốt, sạch sẽ, không nhuộm màu da.
- Nhược điểm: Mùi chloride đặc trưng, bay nhanh sau 5 – 10 giây.
Giá tham khảo: Combo 285.000đ/ chai Dizigone 500ml + tuýp Dizigone Nano Bạc 25g
Dizigone được chứng nhận hiệu quả tại Trung tâm Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ và chứng nhận an toàn tại Trung tâm Dược lý – ĐH Y Hà Nội. Sản phẩm có mặt tại hàng ngàn nhà thuốc trên toàn quốc và được đông đảo khách hàng phản hồi tích cực.
Chứng nhận chất lượng của Dizigone tại các trung tâm kiểm định hàng đầu Việt Nam
Dizigone được khách hàng tin tưởng lựa chọn và để lại phản hồi tích cực:
III. 7 loại thuốc bôi hiệu quả – thông dụng nhất cho trẻ bị tay chân miệng
1. Xanh methylen
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần chính: Xanh Methylen nồng độ 0,05%
Công dụng: Kháng khuẩn chống bội nhiễm vết loét, phỏng nước.
Đối tượng sử dụng: Cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cách dùng: Thấm vào bông, bôi lên vết loét, bọng nước trên chân, tay, mông, gối cho bé
Đánh giá thuốc bôi Xanh methylen :
- Ưu điểm:
✔ Không gây xót
✔ Là thuốc bôi phổ biến, thông dụng trong bệnh tay chân miệng ở trẻ
✔ Rẻ tiền
✔ Tương đối an toàn cho trẻ nếu dùng ngắn ngày - Nhược điểm:
🗶 Không được dùng để bôi các vết loét trong khoang miệng
🗶 Hiệu lực kháng khuẩn kém
🗶 Mụn nước chậm khô se
🗶 Bám màu, làm bẩn quần áo, chân tay
🗶 Màu xanh khi bôi lên phỏng nước có thể gây khó khăn cho việc theo dõi tiến triển của tổn thương da
Giá tham khảo: 4.000đ/chai 20ml
2. Betadine 10%
Xuất xứ: Cộng hòa Síp
Thành phần: Povidone iod nồng độ 10%
Công dụng: Kháng khuẩn phòng ngừa bội nhiễm tại vết loét, phỏng nước.
Đối tượng sử dụng: Trẻ em trên 2 tuổi
Cách dùng: Thấm lên đầu tăm bông và chấm vào các vết loét, phỏng nước trên chân tay bé. Dùng để bôi lên các vết phỏng nước, vết loét trên chân tay.
Đánh giá Povidine trong bôi tay chân miệng cho bé
- Ưu điểm:
✔ Tác dụng mạnh trên vi khuẩn và nấm
✔ Phổ biến, được sử dụng rộng rãi - Nhược điểm:
🗶 Dễ gây kích ứng
🗶 Gây khô, xót cho trẻ khi bôi vào vết loét
🗶 Bám màu, làm bẩn quần áo, tay chân
🗶 Nếu hấp thu được vào máu có thể gây tác dụng phụ
Giá tham khảo: 36.000đ/chai 30ml
3. Dung dịch Glycerin borat
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Natri tetraborat 3%
Công dụng: Sát khuẩn vết loét ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi.
Đối tượng sử dụng: Cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cách dùng: Cho bé ngồi thẳng, há to miệng, thấm thuốc vào bông rồi bôi nhẹ lên vết loét, mụn nước. Thực hiện 1-2 lần/ngày.
Đánh giá Glycerin borat trong bôi tay chân miệng cho bé
- Ưu điểm:
✔ An toàn
✔ Chuyên dùng để vệ sinh răng miệng trẻ em - Nhược điểm:
🗶 Tác dụng kìm khuẩn yếu
🗶 Ít hiệu quả khi sử dụng để sát khuẩn vết loét, phỏng nước trên da
Giá tham khảo: 15.000đ/ chai 10ml
4. Thuốc tím
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Kali Pemanganat
Công dụng: Vệ sinh, sát khuẩn ngoài da, chống bội nhiễm gây lở loét ở các vết bọng nước.
Đối tượng sử dụng: Cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cách dùng: Pha loãng bột thuốc tím với nước theo tỷ lệ 1 : 10000, chấm dung dịch lên các nốt mụn nước, phát ban ngoài da 3-4 tiếng/lần.
Đánh giá thuốc tím trong việc xử lý tay chân miệng cho bé
- Ưu điểm:
✔ Khả năng sát khuẩn tương đối mạnh
✔ Giá thành rẻ - Nhược điểm:
🗶 Có thể gây kích ứng da, niêm mạc nên không dùng cho tổn thương khoang miệng
🗶 Bào chế dưới dạng gói bột, khi dùng phải pha loãng theo đúng tỷ lệ, gây bất tiện cho người dùng.
🗶 Dễ bị biến tính và khó duy trì hiệu quả kéo dài.
🗶 Gây nhuộm bẩn màu da, quần áo khi dùng.
Giá tham khảo: 8.000đ/ gói 1g
5. Gel bôi Kamistad
Xuất xứ: Đức
Thành phần: Lidocain, dịch chiết hoa cúc
Công dụng: Giảm đau, sát trùng vết loét trong khoang miệng
Đối tượng sử dụng: Trẻ nhỏ, người lớn
Cách dùng: Đối với trẻ nhỏ, mỗi lần bôi khoảng 1/4 cm chiều dài thuốc lấy ra từ ống thuốc lên vết loét, phỏng nước tại vùng miệng. Dùng 3 lần mỗi ngày.
Đánh giá Kamistad dùng trong chân tay miệng ở trẻ:
- Ưu điểm:
✔ Có tác dụng giảm đau các vết loét, giúp bé ăn uống dễ dàng hơn.
✔ Vừa có tác dụng kháng khuẩn chống bội nhiễm - Nhược điểm:
🗶 Hiệu quả kháng khuẩn không cao
🗶 Nếu trẻ nuốt phải có thể gây ra co giật
🗶 Thường chỉ sử dụng bôi vùng niêm mạc miệng
Giá tham khảo: 38.000đ/ tuýp 10mg
>>> Xem bài viết: Gel trị loét miệng Kamistad N có tác dụng như nào? Dùng sao cho hiệu quả?
6. Gel bôi Kin Baby
Xuất xứ: Tây Ban Nha
Thành phần: Chiết xuất hoa Cúc La Mã, chiết xuất cây Hoa Xôn, Vitamin B5
Công dụng:
- Chamomile trong Cúc La Mã ức chế sản sinh Prostaglandins và Leukotrienes là giảm phản ứng viêm, phù nề, mang lại cảm giác dễ chịu cho bé.
- Acid Ursolic chiết xuất từ Cây Hoa Xôn có tác dụng giảm đau mạnh bằng cách can thiệp vào chuỗi phản ứng viêm của tế bào
- Vitamin B5 giúp đẩy nhanh quá trình hàn kín vết thương, tăng độ bền vững của các mô liền sẹo.
Đối tượng sử dụng: Cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cách dùng:
Cho lượng nhỏ vừa đủ ra ngón tay. Thoa đều lên vết loét và bọng nước, thoa lan rộng ra xung quanh và để yên 10 phút. Bôi được cả các vết loét, bọng nước ở miệng hay chân tay.
Đánh giá gel bôi Kin Baby trong chân tay miệng ở trẻ:
- Ưu điểm:
✔ Giảm đau các vết loét miệng, giúp bé dễ chịu, ăn tốt hơn.
✔ Kích thích liền sẹo - Nhược điểm:
🗶 Không có khả năng kháng khuẩn
🗶 Chỉ hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ dưới 10 tuổi
Giá tham khảo: 150.000 vnđ/ tuýp 30g
7. Gel bôi Su Bạc
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Dung dịch Nano Bạc, Citric Acid, chiết xuất Neem Xoan Ấn Độ, Chitosan
Công dụng:
- Dùng làm sạch, sát khuẩn vết loét, mụn nước gây ra bởi virus chân tay miệng
- Giúp tái tạo tế bào da mới, làm dịu da
- Làm mờ sẹo, thâm da
Đối tượng sử dụng: Cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cách dùng:
Lau nhẹ nhàng vết loét, phỏng nước trên chân tay bằng khăn mềm và nước ấm. Thoa gel nhẹ nhàng vào vết loét trên chân tay. Thực hiện 3-4 lần/ ngày.
Đánh giá gel bôi Su Bạc:
- Ưu điểm:
✔ Kháng khuẩn vết loét chống bội nhiễm
✔ Kích thích liền sẹo - Nhược điểm:
🗶 Khả năng kháng khuẩn không cao khi chỉ dùng nano bạc đơn lẻ
🗶 Bôi dày có thể gây kích ứng da
🗶 Không có chỉ định để bôi vết loét trong khoang miệng
🗶 Chitosan từ vỏ tôm có thể gây kích ứng với trẻ mẫn cảm
Giá tham khảo: 150.000 vnđ/ tuýp 25g
>>> Xem bài viết: Gel Subac: Review thành phần, công dụng và hiệu quả
Kết luận
Sử dụng thuốc/ sản phẩm bôi ngoài da là một biện pháp hiệu quả cho trẻ bị tay chân miệng. Việc bôi thuốc có vai trò quan trọng trong việc giúp bé dịu đau, kháng khuẩn chống bội nhiễm và ngăn ngừa để lại sẹo.
Để được tư vấn kĩ hơn về bệnh tay chân miệng ở trẻ em, vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ hotline 19009482. Đội ngũ dược sĩ giàu kinh nghiệm sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc từ bạn.