Thuốc bôi Eosine Cooper 2% hay còn gọi là thuốc đỏ được ứng dụng đa dạng trong chăm sóc tổn thương da liễu. Được coi là sản phẩm phù hợp dành cho các đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh, thuốc bôi Eosine Cooper 2% liệu có thực sự an toàn? Mời bạn đọc tìm hiểu thông tin, ưu, nhược điểm của sản phẩm này ngay trong bài viết dưới đây:
Mục lục
- I. Tổng quan về thuốc bôi Eosine Cooper 2%
- II. Thành phần – Công dụng thuốc bôi Eosine Cooper 2%
- III. Thuốc bôi Eosine Cooper 2% dùng trong trường hợp nào?
- IV. Cách dùng thuốc bôi Eosine Cooper 2%
- V. Tác dụng phụ – chống chỉ định của Eosine Cooper 2%
- VI. Lưu ý khi dùng thuốc bôi Eosine Cooper 2%
- VII. Đánh giá hiệu quả thuốc bôi Eosine Cooper 2%
- VIII. Một số dung dịch sát khuẩn gây nhuộm màu da
- IX. Dizigone – Dung dịch kháng khuẩn vượt trội
I. Tổng quan về thuốc bôi Eosine Cooper 2%
Nguồn gốc: Nhà sản xuất La Coopération Pharmaceutique – thương hiệu đến từ Pháp.
Dạng bào chế: Sản phẩm được bào chế dạng dung dịch sát khuẩn ngoài da.
Quy cách đóng gói: Hộp 10 ống x 2ml.
Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Điều kiện bảo quản: Trong bao bì kín, khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ không quá 30 độ C.
Giá tham khảo: 12.500 đồng/ lọ..
II. Thành phần – Công dụng thuốc bôi Eosine Cooper 2%
1. Thành phần
Thuốc bôi Eosine Cooper 2% được điều chế bởi các thành phần như:
- Hoạt chất chính Eosin với hàm lượng 2%
- Acid Citric
- Nước cất
- Các tá dược vừa đủ 10ml.
Thuốc bôi Eosine còn được gọi là thuốc Eosine đỏ do màu đặc trưng, tuy nhiên sản phẩm không chứa chất tạo màu.
2. Công dụng
Hoạt chất Eosin thuộc nhóm hợp chất hữu cơ xanthenes – là những hợp chất thơm đa vòng. Eosin còn được gọi là axit huỳnh quang nhờ khả năng liên kết với các hợp chất bazơ hoặc bạch cầu ái toan trong tế bào vi khuẩn. Sau khi liên kết, Eosin khiến cho vi khuẩn nhạy cảm với ánh sáng và bị phá vỡ cấu trúc tế bào và bị tiêu diệt.
Trong đời sống, hoạt chất Eosin được ứng dụng nhiều trong nhuộm màu mô hay bào chế dung dịch sát khuẩn.
Acid citric là acid hữu cơ có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Với khả năng thẩm thấu vào màng tế bào, acid citric tạo môi trường acid gây mất cân bằng nội môi, đồng thời ngăn cản quá trình đường phân, khiến vi khuẩn, nấm suy yếu dần.
Ngoài ra, acid citric còn có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tổn thương da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đồng thời, acid citric ở liều lượng vừa đủ còn loại bỏ các tế bào da chết, kích thích da non lên nhanh, giảm thâm sần sau bệnh da liễu.
Trong đời sống, acid citric được ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực như: Sát khuẩn, dược phẩm, mỹ phẩm hay chất bảo quản thực phẩm,…
III. Thuốc bôi Eosine Cooper 2% dùng trong trường hợp nào?
Dung dịch sát khuẩn Eosine Cooper 2% an toàn, lành tính, dùng sát khuẩn cho cả đối tượng nhạy cảm như trẻ sơ sinh. Sản phẩm có thể sử dụng trong các trường hợp như:
- Vệ sinh cuống rốn cho trẻ mới đẻ, giúp vùng da quanh rốn khô ráo, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn có hại, giúp vết cắt nhanh lành
- Sát khuẩn vết mổ cho phụ nữ sau sinh, ngăn ngừa nhiễm trùng hay bệnh lý vùng kín
- Xử lý các bệnh da liễu do vi khuẩn, virus gây ra như thủy đậu, viêm da cơ địa, chàm da,… ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan
- Sát trùng các tổn thương hở, vết loét trên da
Các trường hợp đặc biệt khác cần có sự chỉ định của y bác sĩ.
IV. Cách dùng thuốc bôi Eosine Cooper 2%
Thuốc bôi Eosine 2% được chỉ định cho các tổn thương da liễu. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bạn cần dùng sản phẩm theo các bước sau:
1. Vệ sinh cuống rốn trẻ sơ sinh
- Bước 1: Làm sạch cơ thể trẻ bằng nước ấm, có thể sử dụng thêm sữa tắm dịu nhẹ, lành tính cho trẻ sơ sinh
- Bước 2: Lấy gạc, bông khô sạch thấm bỏ nước thừa ở rốn, để rốn khô ráo
- Bước 3: Chấm nhẹ nhàng 1 – 2 giọt dung dịch Eosine 2% vào rốn bé để vệ sinh
Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc bôi Eosine bôi hàng ngày trong thời gian cuống rốn bé chưa rụng.
2. Vệ sinh vết cắt sau sinh ở sản phụ
- Bước 1: Sau khi tắm rửa sạch sẽ, lấy khăn bông khô thấm hết những giọt nước đọng trên cơ thể, vết mổ
- Bước 2: Lấy dung dịch Eosine chấm nhẹ nhàng dọc theo vết mổ, có thể sử dụng trên cả vết khâu ở vùng kín hay trên ổ bụng
Liều lượng và tần suất sử dụng tùy theo độ rộng vết mổ và chỉ định của y bác sĩ.
Mẹ lưu ý trong thời gian chăm sóc vết mổ sau sinh:
- Không băng kín vết mổ, để vết mổ khô ráo, thoáng khí
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây thâm sẹo, kích ứng vết mổ như: thịt bò, thịt gà, đồ nếp, trứng, rau muống,…
3. Xử lý bệnh lý da liễu: Thủy đậu
- Bước 1: Làm sạch cơ thể bằng nước ấm, loại bỏ hết dịch mủ của nốt mụn nước vỡ, hạn chế môi trường phát triển của virus, vi khuẩn
- Bước 2: Chấm nhẹ nhàng thuốc bôi Eosine Cooper lên các nốt mụn nước do thủy đậu trên da
- Bước 3: Kết hợp thuốc uống kháng virus như acyclovir nếu bệnh thủy đậu nặng, lây lan rộng, mụn nước to, sưng đỏ
- Bước 4: Bôi hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ đến khi mụn nước săn se, lặn hoàn toàn. Sau đó kết hợp bôi kem dưỡng để tái tạo da, ngừa thâm sẹo
>>> Xem thêm: Thủy đậu (trái rạ): Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị
4. Sát khuẩn vết thương hở
- Bước 1: Lấy một lượng vừa đủ dung dịch sát khuẩn Eosin chấm lên vết thương hở
- Bước 2: Với vết thương nặng, lớn, kết hợp băng bó bằng băng gạc sạch hoặc dùng thêm kháng sinh ngăn ngừa nhiễm trùng
Với các vết thương hở, khi vết thương chưa lành. bạn nên kiêng các thực phẩm gây thâm, sẹo lồi hay kích ứng khiến vết thương ngứa, lâu lành.
V. Tác dụng phụ – chống chỉ định của Eosine Cooper 2%
Trước khi sử dụng, người bệnh cần lưu ý:
1. Tác dụng phụ
Thuốc Eosine đỏ khá lành tính, hiện nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào gặp tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm.
Khi gặp bất cứ phản ứng bất thường nào trong quá trình sử dụng như nổi mẩn, ngứa rát, châm chích,… người bệnh hãy dừng bôi thuốc ngay lập tức.
2. Chống chỉ định
Không dùng thuốc bôi Eosine Cooper 2% cho người mẫn cảm với Eosin, Acid Citric hay bất cứ thành phần nào của thuốc. Tham khảo ý kiến các sĩ về các phản ứng có thể gặp phải trước khi dùng.
VI. Lưu ý khi dùng thuốc bôi Eosine Cooper 2%
Để tối đa hiệu quả điều trị đồng thời vẫn đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý các vấn đề sau khi dùng dung dịch Eosine đỏ:
- Sản phẩm chỉ được sử dụng sát khuẩn ngoài da, người bệnh không dùng theo các con đường khác như uống, tiêm
- Không để dung dịch rây vào mắt, nếu lỡ rây cần rửa lại ngay với nước sạch
- Kết hợp với thuốc bôi ngoài, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ với các tổn thương, bệnh lý da liễu nặng
- Đậy kín nắp lọ sau khi sử dụng
VII. Đánh giá hiệu quả thuốc bôi Eosine Cooper 2%
Thuốc Eosine đỏ có các ưu, nhược điểm như:
1. Ưu điểm
- Dùng được cho các đối tượng nhạy cảm như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
- Ứng dụng đa dạng như: sát khuẩn ngoài da, vết thương hở,bệnh lý da liễu như thủy đậu, chàm,…
- Không tác dụng phụ, kích ứng da khi sử dụng
2. Khuyết điểm
- Hiệu quả kháng khuẩn không cao, chỉ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, không ứng dụng nhiều trong các trường hợp bệnh lý nặng
- Nhuộm màu da, rây bẩn quần áo, màu bắt lâu, khó rửa sạch
VIII. Một số dung dịch sát khuẩn gây nhuộm màu da
Các dung dịch sát trùng thông dụng gây nhuộm màu da:
1. Xanh Methylen
Thành phần: Xanh Methylen 200mg
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ
- Ứng dụng trên hầu hết các vấn đề da liễu: vết thương hở, thủy đậu, tay chân miệng,…
Nhược điểm:
- Kháng khuẩn yếu, không hiệu quả trên các tổn thương nặng
- Không dùng cho đối tượng nhạy cảm như phụ nữ có thai, đang cho con bú
- Không sử dụng cho người đang bị suy thận, bệnh nhân thiếu hụt enzyme G6PD
- Gây tương tác với các dung dịch sát khuẩn có tính oxy hóa mạnh, tính kiềm, hay sản phẩm chứa iod, cromat
- Có thể gặp tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt,… trong quá trình sử dụng
- Gây nhuộm màu da, quần áo
2. Thuốc tím
Thành phần: KMnO4 – Kali Penmanganat
Ưu điểm:
- Tính Oxy hóa mạnh giúp tiêu diệt cả vi khuẩn, nấm
- Ứng dụng rộng rãi trong các bệnh lý da liễu như eczema, viêm da, nấm tay, nấm chân, vết thương,…
- Giá thành rẻ
Nhược điểm:
- Kháng khuẩn yếu, chỉ đem lại hiệu quả trên 1 số chủng nhất định
- Dễ bị Oxy hóa gây mất tác dụng
- Gây kích ứng da, niêm mạc, tế bào lành khiến vết thương lâu khỏi
- Việc sử dụng bất tiện, cần pha loãng, khó đong tỷ lệ khiến quá trình sử dụng vô cùng bất tiện
- Nhuộm màu da, quần áo gây bẩn, mất thẩm mỹ
>>> Xem bài viết: Sử dụng thuốc tím để sát trùng như thế nào cho an toàn, hiệu quả?
3. Thuốc đỏ
Thành phần: Merboromin – hợp chất muối disodium organomercuric với fluorescein.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ
- Tiêu diệt vi khuẩn ở các vết thương nhẹ trên da hay vết thương nặng như loét tiểu đường, loét dây thần kinh
- Có thể dùng sát khuẩn dây rốn cho trẻ mới sinh
Nhược điểm:
- Có thể gặp tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy,… hay các tổn thượng nặng về trí não, thận, thần kinh ngoại vi do thuốc đỏ chứa thủy ngân
- Gây nhuộm màu da, gây độc tế bào nếu dùng liều lượng lớn
4. Povidon iod 1%
Thành phần: Povidon iod
Ưu điểm:
- Ứng dụng đa dạng trên nhiều tổn thương da liễu
- Dùng được cho đối tượng nhạy cảm là phụ nữ có thai, bà mẹ đang cho con bú
- Giá thành rẻ
Nhược điểm:
- Gây sót trên các tổn thương hở
- Kích ứng nguyên bào sợi khiến vết thương chậm lành
- Không dùng được cho trẻ dưới 2 tuổi
- Nhuộm màu da, quần áo gây bẩn, mất thẩm mỹ
IX. Dizigone – Dung dịch kháng khuẩn vượt trội
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone đáp ứng đầy đủ tiêu chí của một dung dịch sát khuẩn lý tưởng:
- Phổ kháng khuẩn rộng: Hiệu quả trên vả vi khuẩn gram âm, gram dương, nấm sợi, nấm bào tử
- Sát khuẩn nhanh – mạnh: Tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh chỉ trong 30s tiếp xúc
- Ứng dụng đa dạng: Dùng được trên mọi tổn thương da liễu cấp, mãn tính do vi khuẩn, nấm, virus gây ra
- Kích thích tổn thương lành tự nhiên: Không gây hại tới nguyên bào sợi, tổ chức hạt của vết thương
- Không tác dụng phụ, không gây kích ứng: Dịu nhẹ, an toàn cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai
- Không xót: Giúp sát khuẩn nhẹ nhàng cho các vết thương sâu, rộng
- Không màu, không gây bẩn da, quần áo
- Kiểm chứng khoa học: Hiệu quả được chứng minh bởi trung tâm QUATEST 1 – Bộ KHCN
Nhờ các ưu điểm trên, dung dịch kháng khuẩn Dizigone hiện là sản phẩm được các chuyên gia da liễu khuyên dùng.
>>> Xem bài viết: Tổng quan về Dizigone và công nghệ EMWE – Công nghệ kháng khuẩn ion
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết về thuốc bôi Eosine Cooper 2%. Nếu còn thắc mắc gì về sản phẩm hay các xử lý bệnh ngoài da hiệu quả, an toàn, bạn hãy gọi ngay tới hotline 1900 9482 để được nhân viên tư vấn.
>>> Tham khảo bài viết: [Review] Dung dịch Jarish 500ml dùng sát khuẩn có tốt không?