Bệnh tay chân miệng là một trong số các bệnh truyền nhiễm phổ biến thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. Khi mới phát hiện bệnh nên cho trẻ bị tay chân miệng uống thuốc gì để tránh biến chứng nguy hiểm là điều mà nhiều cha mẹ quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh có thêm kiến thức về cách chữa trị khoa học nhất, cách uống thuốc theo từng giai đoạn bệnh đúng đắn nhất.
I. Nguyên nhân – diễn biến bệnh tay chân miệng
1. Nguyên nhân
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, lây từ người này sang người kia do hai nhóm virus đường ruột là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Trong đó, bệnh do Coxsackievirus A16 gây ra biểu hiện nhẹ hơn, trẻ có thể tự phục hồi. Mặt khác, Enterovirus 71 thường có những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh lây lan qua đường tiêu hóa. Nguồn lây chủ yếu là nước bọt, phân trẻ, dịch phỏng nước của trẻ mắc. Trẻ chơi chung đồ chơi, ăn ngủ sinh hoạt chung cùng nhà hay nhà trẻ hoặc có tiếp xúc gần với trẻ bị tay chân miệng đều có nguy cơ lây nhiễm cao.
Bệnh tay chân miệng gặp ở hầu hết tất cả các địa phương. Đợt dịch bùng phát thường vào thời điểm bắt đầu năm học: tháng 3- tháng 5 và tháng 9- tháng 12.
2. Biểu hiện bệnh chính
Hình ảnh tổn thương phát ban, mụn nước ở lòng bàn tay, ban chân và vết loét miệng
Loét miệng:
- Những nốt lở miệng to từ 2-4 mm nổi lên trên niêm mạc lưỡi, lợi trẻ khiến trẻ đau đớn, xót khi nuốt nước bọt hay ăn uống.
- Trẻ bị tay chân miệng thường bỏ bú, quấy khóc, khó ăn đồ ăn cứng, cay mặn là bởi nguyên nhân này.
Phát ban, mụn nước trên da:
- Một dấu hiệu đặc trưng khác của bệnh tay chân miệng là bé bắt đầu nổi mẩn, phỏng nước khắp lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông.
- Các vết mụn nước thường bay sau 7 ngày, có thể để lại vết thâm.
Sốt nhẹ, nôn mửa:
- Sốt khoảng 38 độ, nôn mửa ít.
Sốt cao, biến chứng nguy hiểm:
- Khi trẻ sốt cao, nôn nhiều, cha mẹ cần theo dõi sát sao và đưa trẻ tới bệnh viện khi cần. Đó là dấu hiệu của các biến chứng thần kinh, hô hấp, tim mạch, có thể xuất hiện sớm từ ngày thứ 2 sau phát bệnh.
- Một số ít trường hợp diễn biến bệnh quá nhanh, các biến chứng xuất hiện sớm gây suy hô hấp suy tuần hoàn dẫn đến hôn mê và tử vong chỉ trong 24- 48 giờ đầu.
- Mặt khác, nhiều bé bị bệnh lại có diễn biến bệnh không rõ ràng, chỉ có lở miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh hô hấp mà không có loét miệng hay phát ban gì.
Bệnh tay chân miệng ở mỗi trẻ lại có biểu hiện khác nhau. Do vậy, bác sĩ sẽ không điều trị theo từng triệu chứng bệnh riêng mà dựa theo một cấp độ bệnh chung đã được Bộ Y tế phân chia. Khi con mắc tay chân miệng, bác sĩ sẽ dựa theo các dấu hiệu xuất hiện để xác định bé đang ở độ bệnh nào và sẽ có cách điều trị chính xác, khoa học nhất cho trẻ.
II. 4 cấp độ bệnh tay chân miệng theo phân loại của Bộ Y tế
1. Cấp độ 1
Bệnh nhẹ chỉ có loét miệng hay phát ban da. Cấp độ nhẹ nhất của bệnh, không có biến chứng nguy hiểm.
2. Cấp độ 2
Độ 2a: Biểu hiện theo các dấu hiệu:
- Bé có dấu hiệu giật mình dưới 2 lần trong vòng 30 phút. Dấu hiệu này không được ghi nhận khi khám.
- Trẻ hay sốt cao trên 39 độ, sốt liên tiếp 2 ngày, hay nôn, người mệt lừ đừ, khó ngủ hay quấy khóc.
Độ 2b: Có triệu chứng theo 2 nhóm khác nhau:
Nhóm 1: Trẻ có một trong số biểu hiện sau:
- Ghi nhận trong lúc khám có giật mình.
- Giật mình trên 2 lần trong vòng 30 phút.
- Giật mình kèm theo: Ngủ gà.
- Mạch nhanh trên 150 nhịp/ phút kể cả khi trẻ nằm yên.
- Sốt cao trên 39 độ không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
Nhóm 2: Biểu hiện một trong số này:
- Thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
- Biểu hiện rung giật nhãn cầu, lác mắt.
- Có thể bị yếu chi hoặc liệt chi.
- Liệt thần kinh sọ: Nuốt sặc hoặc thay đổi giọng…
3. Cấp độ 3
- Mạch nhanh trên 170 nhịp/ phút, kể cả khi trẻ nằm yên không bị sốt.
- Một số trường hợp mạch đập rất chậm.
- Trẻ vã nhiều mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.
- Huyết áp tắng.
- Thở nhanh, bất thường: Cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản.
- Có thể gặp rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm).
- Tăng trương lực cơ.
4. Cấp độ 4
- Sốc.
- Phù phổi cấp
- Tím tái, SpO2 (độ bão hòa oxy trong máu) <92%
- Ngưng thở, thở nấc.
III. Nguyên tắc chung trong điều trị tay chân miệng
Nguyên tắc chung điều trị bệnh tay chân miệng được quy định theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế:
- Đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị, bệnh tay chân miệng chỉ có thuốc điều trị triệu chứng.
- Từ khi phát hiện bệnh, trẻ được theo dõi, điều trị theo cấp độ bệnh tương ứng.
- Song song đó là bổ sung dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
IV. Trẻ bị tay chân miệng uống thuốc gì? Khi nào cần sử dụng thuốc?
Khi thấy trẻ có triệu chứng, cha mẹ sẽ tìm hiểu tay chân miệng uống thuốc gì mau khỏi. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tất cả các biện pháp dùng thuốc cho bé đều nhằm mục tiêu kiểm soát triệu chứng và giúp bệnh khỏi nhanh hơn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được dùng thuốc như nhau. Tùy thuộc vào cấp độ bệnh và mức độ đáp ứng của cơ thể bé, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và điều chỉnh liều dùng phù hợp.
1. Cấp độ 1
Thông thường, nếu trẻ không có biểu hiện gì ngoài loét miệng và phát ban da thì trẻ không cần uống thuốc. Gia đình chỉ cần thực hiện tốt:
- Dinh dưỡng đầy đủ cho con theo độ tuổi. Nếu trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho ăn sữa mẹ.
- Vệ sinh răng miệng, da bằng dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ, an toàn cho bé như dung dịch sát khuẩn Dizigone.
- Nghỉ ngơi, tránh kích thích.
Nếu trẻ có sốt cao trên 38.5 độ, lúc này phụ huynh có thể hạ sốt cho trẻ bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần sau mỗi 6 giờ kể từ khi uống thuốc.
>>> Xem bài viết: Bé bị tay chân miệng độ 1: Cách chăm sóc để khỏi nhanh
2. Từ độ 2 trở lên
Song song với xem xét các dấu hiệu loét miệng, phát ban da, cha mẹ nên đặc biệt chú ý nếu trẻ có các biểu hiện lạ cần đưa cháu đến bệnh viện sớm:
- Sốt cao >39 độ.
- Thở nhanh, khó thở
- Giật mình lừ đừ, run chi, quấy khóc, khó ngủ, nôn mửa.
- Đi loạng choạng
- Giật rung nhãn cầu, lác mắt.
- Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
- Co giật, hôn mê.
Bắt đầu từ cấp độ 2, trẻ phải được điều trị nội trú ở bệnh viện. Thuốc sử dụng cho bé thời điểm này phải có chỉ dẫn bác sĩ và dùng dưới giám sát trực tiếp của điều dưỡng.
Trước khi gia đình muốn cho trẻ uống thuốc hay ăn uống gì, cần phải ý kiến từ các nhân viên y tế nếu chưa rõ liều lượng, cách dùng. Nếu thuốc không phải từ bác sĩ, điều dưỡng đưa tuyệt đối không sử dụng cho bé, tránh tác hại khôn lường.
V. Các loại thuốc cần dùng khi bé bị tay chân miệng cấp độ nặng
1. Thuốc hạ sốt
Hạ sốt là việc cần thiết để điều hòa mức thân nhiệt của trẻ về bình thường giảm thiểu biến chứng nguy hiểm. Thuốc hạ sốt thông dụng được chỉ định là Paracetamol (Acetaminophen).
Liều lượng thông thường tính theo cân nặng trẻ: 10 mg/kg/ lần uống, uống cách 6-8 giờ.
Mỗi ngày uống không được quá 4000mg nếu không sẽ gây ngộ độc paracetamol có thể dẫn đến tử vong. Do vậy, cha mẹ không nên cho bé uống thuốc hạ sốt liều quá nhiều hoặc uống chỉ sau 2-3 giờ khi chưa thấy con hạ sốt.
Trong trường hợp trẻ dị ứng với paracetamol, gia đình có thể thay thế bằng: Ibuprofen liều 5-10 mg/kg, uống cách 8-12 giờ/lần, tối đa 1200 mg/ ngày.
Lưu ý không sử dụng Aspirin hạ sốt cho trẻ, thuốc có nhiều khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ. Aspirin ngoài hạ sốt thì thuốc còn tác dụng chống kết tập tiểu cầu, dễ gây xuất huyết ở trẻ.
2. Điều hòa rối loạn nước, điện giải, toan kiềm
Bổ sung Natri clorid 0.9 % hoặc Ringer lactat 5m/kg/phút truyền tĩnh mạch khi không có biến chứng suy tim hoặc phù phổi cấp.
3. Thuốc an thần, chống co giật
3.1. Thuốc an thần
Khi trẻ chuyển bệnh sang cấp độ 2 trở đi, dấu hiệu mệt mỏi, khó ngủ khiến trẻ quấy khóc về đêm càng nhiều. Bác sĩ sẽ kê thêm thuốc an thần giúp em bé dễ ngủ hơn, tăng cường chất lượng giấc ngủ cho phát triển.
Thuốc an thần thường được dùng nhất là phenobarbital
- Đường uống 5-7 mg/kg/lần uống, uống sau 6-8h liều trước
- Đường truyền tĩnh mạch 10 -20 mg/kg, lặp lại sau 8-12 giờ khi cần.
3.2. Thuốc chống co giật
Nhóm thuốc benzodiazepine được bác sĩ kê khi trẻ bị tay chân miệng từ cấp độ 3 trở lên. Các thuốc này có tác dụng an thần, chống co giật, giúp điều trị các chứng giật mình, co giật, giúp trẻ dễ ngủ hơn.
Thuốc chống co giật hay kê nếu có biến chứng co giật:
Midazolam 0,15 mg/kg/lần hoặc Diazepam 0,2-0,3 mg/kg truyền tĩnh mạch chậm, truyền lập lại sau 10 phút nếu còn co giật (tối đa 3 lần).
4. Suy tim nặng
Trường hợp suy tim nặng, bác sĩ sẽ cho trẻ một liều thuốc kích thích tăng co cơ tim, giúp cải thiện tuần hoàn.
Thuốc Dobutamin được chỉ định khi suy tim mạch > 170 lần/phút, liều khởi đầu 5µg/kg/phút truyền tĩnh mạch, tăng dần 1-2,5µg/kg/phút mỗi 15 phút cho đến khi có cải thiện lâm sàng; liều tối đa 20µg/kg/phút.
5. Phù phổi cấp
Ngoài Dobutamin, thuốc lợi tiểu Furosemid 1-2 mg/ kg/ lần được bác sĩ cho tiêm tĩnh mạch giúp tăng thải trừ, giảm thiểu các triệu chứng phù cấp tính.
6. Thuốc tăng cường miễn dịch
Virus làm cơ thể bé mệt mỏi, suy nhược, bé cần nâng cao sức đề kháng giúp bé đẩy lùi virus, Từ cấp độ 2 của bệnh, bác sĩ có thể cho bé truyền tĩnh mạch huyết thanh chứa kháng thể Immunoglobulin (Gamma Globulin): 1g/kg/ngày truyền tĩnh mạch chậm trong 6-8 giờ, dùng trong 2 ngày liên tục .
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có khả năng bùng phát thành dịch và có nhiều biến chứng nguy hiểm khôn lường. Do vậy, khi trẻ có các biểu hiện ở cấp độ 1 mà sốt quá 38.5 độ và bắt đầu có diễn biến lạ khác thì gia đình nên đưa bé đến bệnh viện sớm để được điều trị nội trú kịp thời. Cho trẻ bị tay chân miệng uống thuốc gì hiệu quả thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Mọi thắc mắc cần tư vấn và giải đáp, xin liên hệ theo số Hotline: 19009482 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em – Bộ Y Tế