Bệnh tay chân miệng là nỗi lo của nhiều cha mẹ nuôi con. Đây là bệnh truyền nhiễm và dễ dàng lây lan cho trẻ trong cộng đồng. Vậy bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi, cách xử lý ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.
I. Các giai đoạn của bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể được chia thành 4 giai đoạn sau.
1. Giai đoạn ủ bệnh
Ở thời kỳ ủ bệnh, những biểu hiện của tay chân miệng thường không rõ rệt. Trong khoảng từ 3 đến 7 ngày đầu trẻ cảm thấy đau họng, chán ăn, tiết nhiều nước bọt. Ngoài ra trẻ còn có thể bị tiêu chảy kèm theo sốt.
2. Giai đoạn khởi phát
Sau giai đoạn ủ bệnh từ 1 đến 2 ngày, trẻ xuất hiện triệu chứng khởi phát như sốt cao 39 – 40 độ. Trẻ tiếp tục mệt mỏi, tiêu chảy vài lần một ngày.
Những triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng sẽ xuất hiện ở giai đoạn này.
- Loét miệng: Những bóng nước từ 2 đến 3 mm xuất hiện ở niêm mạc miệng và lưỡi. Những bọng nước dễ vỡ tạo thành những vết loét ở miệng làm trẻ đau xót và quấy khóc mỗi khi ăn.
- Triệu chứng ở ngoài da: Bóng nước kích thước lớn hơn so với ở miệng. Những vị trí thường gặp là ở chân, mông, lòng bàn tay. Những bóng nước này khi sờ có thể cảm thấy cộm, ấn không đau.
3. Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn toàn phát có thể diễn ra từ 4 đến 10 ngày tùy từng bệnh nhân. Các triệu chứng tương tự như giai đoạn khởi phát nhưng ở mức độ nặng hơn. Những bọng nước bị vỡ, để lại nhiều vết thâm và có thể có vết loét.
Giai đoạn này trẻ rất dễ xuất hiện sốt cao, nôn nhiều và gây ra nhiều biến chứng thần kinh, tim mạch và hô hấp.
4. Giai đoạn lui bệnh
Nếu không xuất hiện biến chứng, bệnh sẽ lui nhanh chóng. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách, tay chân miệng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm.
- Biến chứng thần kinh: Viêm màng não, Viêm tủy, Viêm não.
- Biến chứng tim mạch: Suy tim, Viêm cơ tim, Trụy mạch.
- Trẻ bị rung giật cơ mỗi chu kỳ ngắn từ 1 đến 2 giây.
- Run chi, đi đứng loạng choạng, ngủ gà ngủ gật.
- Bệnh nhân có thể bị co giật, hôn mê kèm theo biến chứng suy hô hấp, suy tuần hoàn rất nguy hiểm.
>>> Xem bài viết: Hình ảnh bệnh tay chân miệng đặc trưng: Xem ngay để phát hiện bệnh sớm nhất
II. Bệnh tay chân miệng bao lâu thì khỏi?
Thời gian khỏi bệnh sẽ tùy theo mức độ nặng của bệnh tay chân miệng. Có 4 độ để phân loại mức độ nặng của bệnh.
1. Độ 1
Bệnh tay chân miệng ở mức độ 1 chỉ gây tổn thương da và loét niêm mạc miệng. Đây là bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ, thông thường bệnh sẽ lui trong vòng 7 đến 10 ngày.
2. Độ 2
Bệnh tay chân miệng độ 2 thường có những biến chứng thần kinh và tim mạch nhẹ, được phân loại thành độ 2a và độ 2b.
Độ 2a: Trẻ giật mình dưới 2 lần trong 30 phút, sốt trên 39 độ trong 2 ngày. Trẻ quấy khóc, buồn nôn và khó ngủ.
Độ 2b lại được chia thành 2 nhóm nhỏ:
- Nhóm 1: Trẻ giật mình trên 2 lần trong 30 phút, hoặc giật mình dưới 2 lần/30 phút kèm các biểu hiện ngủ gà, nhịp tim nhanh trên 150 lần/phút, sốt cao trên 39 độ không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Nhóm 2: Trẻ có những triệu chứng run người, run chi, đi đứng loạng choạng, yếu chi, rung giật nhãn cầu. Ngoài ra trẻ còn bị liệt thần kinh sọ gây thay đổi giọng nói, nuốt sặc.
3. Độ 3
Bệnh nhân tay chân miệng độ 3 xuất hiện biến chứng về tim mạch, thần kinh và hô hấp nặng.
- Mạch nhanh trên 170 lần/phút.
- Huyết áp tăng, vã mồ hôi.
- Nhịp thở nhanh, rối loạn chi giác.
- Tăng trương lực cơ.
4. Độ 4
Tay chân miệng ở độ 4 xuất hiện các triệu chứng sốc:
- Ngừng mạch, huyết áp về 0.
- Phù phổi cấp, xuất hiện tím tái toàn thân, ngừng thở.
III. Cách chăm sóc bệnh tay chân miệng đúng cách tại nhà
1. Cách ly trẻ tại nhà
Khi phát hiện ra trẻ mắc tay chân miệng, cần cho trẻ nghỉ học và cách ly tại nhà:
- Ở phòng thoáng mát, có nhiều ánh sáng mặt trời, hạn chế những nơi ẩm ướt.
- Đồ dùng cá nhân của bé cần được sắp xếp gọn gàng và vệ sinh thường xuyên.
2. Vệ sinh tổn thương bằng dung dịch kháng khuẩn phù hợp
Nếu trẻ có biểu hiện bệnh nặng ở những độ cao hơn, cần đưa trẻ đến các cơ sở Y tế để điều trị kịp thời. Còn đối với bệnh tay chân miệng ở mức 1 không biến chứng, có thể sử dụng các dung dịch sát khuẩn để sử dụng tại nhà cho trẻ.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone sử dụng công nghệ kháng khuẩn tiên tiến từ Châu Âu. Dizigone sẽ là sự lựa chọn phù hợp để sát khuẩn cho trẻ bị tay chân miệng.
- Khả năng sát khuẩn nhanh và mạnh, chỉ trong 30 giây đã tiêu diệt được 99,99% vi sinh vật có hại.
- Dizigone có thể tiêu diệt được cả vi khuẩn, nấm hay virus gây bệnh tay chân miệng, ngăn ngừa bội nhiễm cho vết loét.
- Không gây đau xót khi sử dụng, rất phù hợp cho trẻ em.
- Tính an toàn và hiệu quả đã được chuyên gia kiểm chứng, được Sở Y tế cấp giấy phép lưu hành.
3. Hạ sốt cho trẻ
Khi trẻ có dấu hiệu sốt trên 38,5oC, phụ huynh cần sử dụng paracetamol để hạ sốt cho con với liều 10 mg/kg/lần (uống) mỗi 6 giờ. Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý không được dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ. Do aspirin có nguy cơ gây hội chứng Reye là hội chứng rối loạn chuyện hóa, có thể gây tử vong cho trẻ.
4. Dưỡng ẩm, phụ hồi, tái tạo tổn thương
Đối với những vết mụn đã xẹp lại, bắt đầu quá trình hồi phục, cha mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé. Kem Dizigone Nano bạc với thành phần hoàn toàn lành tính, an toàn với làn da trẻ như: cúc La Mã, lô hội, tinh dầu tràm trà có tác dụng:
- Cung cấp độ ẩm cần thiết cho vùng da bị tổn thương, tránh tình trạng bong tróc vẩy, khô da, ngứa ngáy.
- Có khả năng kháng khuẩn, thúc đẩy nhanh quá trình lành thương.
- Tái tạo tế bào da, không để lại sẹo xấu.
Cách sử dụng: Sau khi vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone, cha mẹ lấy một lượng phù hợp bôi lên vị trí vừa làm sạch. Massage nhẹ nhàng cho kem thẩm thấu hoàn toàn.
5. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp
Chế độ dinh dưỡng
- Cho trẻ uống nhiều nước, ngoài ra nước ép hoa quả sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng.
- Nên ăn các đồ ăn mềm như cháo, sữa, sữa chua,….
- Hạn chế các thực phẩm cay nóng, cứng nhắc vì sẽ làm nặng thêm tình trạng loét miệng của trẻ.
Chế độ sinh hoạt
- Cho trẻ nghỉ ngơi thoải mái.
- Rửa tay thường xuyên cho trẻ bằng xà phòng, đặc biệt là trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Vệ sinh thường xuyên dụng cụ, đồ chơi của trẻ.
Nếu được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách theo các bước trên, trẻ sẽ khỏi hoàn toàn sau 7-10 ngày và không để lại bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào.
IV. Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho bé
Hiện tại bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị mà chỉ có những biện pháp điều trị hỗ trợ. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý một số điều sau để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ.
- Đảm bảo vệ sinh hàng ngày, những vật dụng, đồ chơi của trẻ cần được vệ sinh và sát trùng thường xuyên.
- Sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh để tắm rửa cho bé.
- Nhắc nhở, giáo dục trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Thực hiện ăn chín uống sôi, xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ có được sức đề kháng đủ mạnh chống chọi với virus gây bệnh.
- Sử dụng nhà tiêu hợp lý
- Không để trẻ tiếp xúc với người bị bệnh hoặc có dấu hiệu nghi ngờ bị bệnh
- Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám.
Trên đây là những lưu ý để phòng tránh bệnh tay chân miệng xuất hiện. Tay chân miệng là bệnh lý lành tính nhưng nếu không phát hiện và chăm sóc đúng cách sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng nguy hiểm như: viêm màng não, tê liệt,…. Vì vậy, việc cha mẹ bổ sung kiến thức cần thiết về bệnh tay chân miệng là hết sức quan trọng. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số Hotline: 1900 9482, chuyên gia sẽ tư vấn và giải đáp cho bạn.