Người già nằm liệt cần được tắm rửa thường xuyên để đảm bảo sạch sẽ, ngăn ngừa nguy cơ mắc phải các bệnh ngoài da. Tuy nhiên, rất nhiều người thường gặp khó khăn trong việc này do chưa biết cách tắm cho người già phù hợp.
Mục lục
1. Tầm quan trọng của việc tắm rửa đúng cách cho người già
Tắm rửa thường xuyên giúp làn da khỏe mạnh, không còn nguy cơ bị viêm, nhiễm trùng. Khi được tắm rửa sạch sẽ, người bệnh sẽ cảm thấy khoan khoái, nhẹ nhàng và dễ chịu hơn. Quá trình tắm rửa cũng chính là cơ hội để quan sát và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường trên da người bệnh, từ đó có giải pháp xử lý kịp thời.
Với người bình thường, việc tắm hàng ngày là điều cần thiết phải làm để gột rửa bụi bẩn sau cả ngày hoạt động. Riêng với người già nằm liệt, do không vận động nhiều nên tần suất tắm rửa có thể giảm đi, khoảng 2-3 lần/tuần.
2. Những thứ cần chuẩn bị để tắm cho người già đúng cách
Để không bị lúng túng trong quá trình tắm cho người già, bạn nên chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết trước khi bắt đầu:
- Hai chậu to (một chậu đựng nước tắm lần 1, một chậu đựng nước tắm tráng)
- Xà phòng hoặc sản phẩm có khả năng sát khuẩn, làm sạch da (xem ở phần sau)
- Dầu gội đầu
- Miếng bông tắm
- Hai chiếc khăn sạch (một để lau đầu, một để lau người)
- Kem dưỡng ẩm
- Máy sấy tóc
- Quần áo sạch để thay.
Những dụng cụ khô để dùng sau khi tắm rửa xong như khăn sạch, máy sấy tóc, quần áo nên được để trên một chiếc bàn cao gần khu vực tắm để tiện sử dụng.
3. Bảy bước tắm cho người già đúng cách
3.1. Kiểm tra nhiệt độ của nước
Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng khuỷu tay để đảm bảo chính xác
Nước tắm cho người già nên là nước ấm vừa phải, không nên quá nóng hay quá lạnh. Nước quá lạnh có thể khiến người bệnh nảy sinh cảm giác sợ tắm. Đặc biệt, nước lạnh dễ gây cảm trên nền tảng cơ thể yếu ớt của người già nằm liệt lâu. Ngược lại, nước quá nóng thường làm da bị khô nứt và tăng nguy cơ tổn thương. Vì vậy, nước ấm vừa phải là lựa chọn tối ưu nhất để tắm cho người bệnh.
Trước khi tắm, bạn nên để người bệnh tự kiểm tra nhiệt độ của nước để điều chỉnh phù hợp.
3.2. Gội đầu
Trước khi gội đầu, nên nút bông không thấm nước vào tai người bệnh.
Để việc gội đầu cho người già nằm liệt được dễ dàng hơn, bạn có thể trang bị một chiếc chậu gội đầu tại giường. Sau đó, việc gội đầu sẽ được thực hiện rất đơn giản theo các bước:
- Chải tóc: chải từ ngọn tóc đến chân tóc, có thể chia ra từng lọn nếu tóc quá dày.
- Dội nước ấm ướt đều tóc
- Xoa dầu gội đầu: nên chọn những loại dầu gội không cay mắt, dành cho trẻ em, rửa trôi nhanh.
- Một tay đỡ đầu, một tay chà sát khắp da đầu và tóc (chú ý không làm trầy xước da đầu), mát xa nhẹ nhàng trong 2-3 phút.
- Dội nước cho tới khi sạch hẳn.
- Bỏ máng gội, lau tóc rồi búi lên để chuẩn bị tắm.
Trong quá trình gội đầu, cần kiểm tra kỹ da đầu người bệnh xem có bất kỳ dấu hiệu mẩn đỏ hay lở loét gì không.
Kiểm tra kỹ da đầu khi gội đầu cho người già
3.3. Rửa mặt
Dùng khăn sạch để chà rửa nhẹ nhàng trên mặt người bệnh. Chú ý vệ sinh cả phần tai, sau tai và gáy – vùng da thường bị ẩm ướt, nhiều mô hôi do tiếp xúc với tóc.
3.4. Tắm
Quá trình tắm cho người già thường được làm tuần tự theo các bước:
- Lau rửa phần cổ và gáy
- Lau rửa cánh tay, sau đó xuống bàn tay và các kẽ ngón tay
- Lau rửa ngực và bụng, kể cả rốn.
- Lau rửa đùi và chân
- Rửa bàn chân và giữa các ngón chân.
- Đặt người bệnh nằm nghiêng để lau rửa phần lưng. (Nếu không thể tự thực hiện một mình, nên nhờ sự giúp đỡ của người khác để tránh bị đau).
- Đổ chậu nước dùng đã cũ đi và thay bằng nước ấm mới.
- Dùng khăn mới lau sạch vùng kín trước rồi mới đến vùng hậu môn.
Bên cạnh việc chú ý lau rửa toàn thân, việc lựa chọn sản phẩm sát khuẩn khi tắm cho người già cũng vô cùng quan trọng. Vì việc tắm rửa chỉ được thực hiện 2-3 lần/ngày nên sản phẩm được dùng cần đảm bảo hiệu quả làm sạch, nhưng vẫn an toàn – dịu nhẹ với làn da nhạy cảm của người già. Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm như Dizigone, Aveeno,…
Bộ sản phẩm chăm sóc da cho người già chuyên dụng của Dizigone
3.5. Lau khô người, sấy tóc
Lau khô người cho bệnh nhân, chú ý những vùng khe, kẽ dễ đọng nước như nách, bẹn… Khi sấy tóc, bạn cũng cần chọn nhiệt độ sấy vừa phải, tránh gây nóng rát quá mức cho người bệnh.
3.6. Thoa kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm có vai trò bảo vệ da, giữ cho da không bị khô nứt. Vì vậy, sau mỗi lần tắm xong, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm lên các vị trí da khô để bảo vệ da. Kem Dizigone Nano Bạc là một gợi ý tuyệt vời trong trường hợp này. Với bảng thành phần đa dạng, Dizigone Nano Bạc vừa dưỡng ẩm hiệu quả, vừa cho tác dụng sát khuẩn, đảm bảo làn da người già luôn sạch sẽ trong thời gian dài.
Tuy nhiên, bạn không nên thoa kem vào những vùng da dễ bị ẩm như dưới bầu ngực, nách, bẹn…
3.7. Mặc quần áo
Quần áo cho người già nằm liệt nên được làm từ chất liệu cotton, vải mềm, thấm hút tốt. Tránh lựa chọn những loại vải thô ráp vì có thể cọ xát là làm tổn thương da.
4. Những lưu ý khi tắm cho người già
4.1. Đảm bảo sự riêng tư
Tắm cho người già đúng cách là phải đảm bảo được sự riêng tư
Trong bất kỳ tình huống nào, sự riêng tư của người bệnh cũng cần được tôn trọng. Trước khi tắm, bạn nên xin phép để nhận được sự đồng ý của người bệnh. Nếu người bệnh còn ngại ngùng, hãy giải thích cho họ hiểu về tầm quan trọng của việc tắm rửa để gạt bỏ rào cản này.
Trong quá trình tắm rửa, bạn nên chú ý đóng cửa, kéo rèm để đảm bảo sự riêng tư của người bệnh. Bên cạnh đó, nên giữ thái độ tự nhiên, thoải mái để không khiến người bệnh cảm thấy khó xử.
4.2. Kiểm tra cơ thể người bệnh để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường
Người già nằm liệt lâu ngày rất dễ bị loét da, nên bạn cần kiểm tra cơ thể người bệnh trong mỗi lần tắm. Những vị trí dễ bị loét là phần da bao bọc lấy đầu xương như: bả vai, vùng cùng cụt, khuỷu tay, gót chân, mắt cá chân…
Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường, cần ngay lập tức tìm giải pháp chăm sóc sớm. Tham khảo cách xử lý loét da người già bằng bộ sản phẩm Dizigone tại bài viết: Cách chữa loét da cho người già nằm liệt.
4.3. Nhờ người hỗ trợ nếu không thể tắm cho người già một mình
Việc tắm rửa cho người già không hề dễ dàng, nhất là khi bệnh nhân bị liệt toàn thân. Nếu cảm thấy khó khăn trong việc xoay trở, lật người bệnh khi tắm, bạn cần nhờ người thân cùng hỗ trợ để tránh mệt mỏi quá sức.
Bài viết cung cấp đầy đủ những kiến thức giúp giảm bớt trở ngại trong việc tắm rửa cho người già. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc người già, gọi ngay HOTLINE 19009482.
Tham khảo: How to Give a Bed Bath