Loét tỳ đè là tổn thương gặp phải do các lớp da bên ngoài bảo vệ cơ thể bị mất. Loét đặc biệt nguy hiểm với người già vì hệ miễn dịch suy giảm, khả năng tái tạo da kém hơn bình thường. Những nguyên nhân gì khiến loét tỳ đè xuất hiện và diễn biến nặng, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
I. Tại sao người già nằm lâu thường bị loét?
Loét da là hậu quả của thời gian dài cơ thể phải chịu áp lực tỳ đè lớn. Các lớp da bên ngoài bị tổn thương và xé rách, bộc lộ cả lớp niêm mạc, mô cơ, mỡ bên trong. Sau đây là ba nguyên nhân chính giải thích cho sự hình thành vết loét ở người già.
1. Sức ép của các mô cơ thể lên một vùng da gây loét
Khi cơ thể chịu sức ép liên tục, mạch máu dưới da sẽ biến dạng, tắc hẹp. Vì vậy, lưu lượng máu đến các mô, tế bào dưới da giảm đáng kể theo thời gian. Dòng máu có nhiệm vụ chính là cung cấp oxy và chất dinh dưỡng. Vì không được lưu thông bình thường, các chất dinh dưỡng thiết yếu này không tới được các mô và da, gây tình trạng thiếu hụt năng lượng để sống và hoạt động. Do đó, tế bào chết dần, tạo vùng hoại tử ngày càng rộng và hình thành ổ loét.
Đối với những người nằm liệt lâu ngày, kém vận động, lực ép gây ảnh hưởng nhiều hơn ở những vùng không được đệm bởi mô cơ hoặc mô mỡ. Các vị trí đó thường là: vùng xương cụt, bả vai, hông, gót chân, mắt cá chân…
2. Lực ma sát với quần áo, chăn đệm, giường nằm
Vùng da tỳ đè yếu ớt, mỏng manh và dễ bị thương tổn. Trong quá trình xoay trở, thay đổi tư thế hàng ngày, da dễ bị ma sát với các vật dụng bên ngoài, gây ra những vết xước nhỏ hay nặng hơn là trợt loét. Từ tổn thương ban đầu đó, vết loét có thể hình thành và lớn dần lên, nhất là khi được phát hiện muộn. Trong điều kiện mồ hôi ướt và ẩm, vi khuẩn xâm nhập làm vết loét ăn sâu, lan rộng cực kỳ nhanh. Vết loét dạng này bộc lộ từ ngoài vào trong.
3. Lực ma sát giữa xương và mô da
Lực ma sát xuất hiện khi hai vật thể di chuyển không cùng hướng. Với người bệnh loét tỳ đè, mô da dễ ẩm ướt mồ hôi, dính vào quần áo, chăn đệm khi nằm nhiều. Nếu thay đổi tư thế đột ngột, xương sẽ chuyển động trước, còn mô da vẫn nằm yên theo lực quán tính. Lực tỳ đè và ma sát của xương lên mô da sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ lớn, khiến da tổn thương nặng nề.
Lực ma sát này thường gây những vết loét sâu, bộc lộ từ trong ra ngoài. Với nhiều người bệnh, da chỉ có dấu hiệu mảng tím đỏ, không bị rách nhưng bên trong ổ loét đã rất sâu.
II. Những đối tượng người già dễ bị loét do phải nằm lâu?
1. Người liệt
Liệt là tình trạng mất chức năng hoạt động cơ của một số cơ quan trong cơ thể. Có ba trường hợp liệt có thể xảy ra: liệt bộ phận, liệt nửa người hoặc liệt toàn thân. Người già thường dễ bị liệt vì những tổn thương liên quan đến hệ thần kinh, đặc biệt là tủy sống. Một số nguyên nhân thường gặp như tai biến mạch máu não, bại liệt, bệnh thần kinh ngoại biên… Do giảm hoặc mất chức năng vận động, bệnh nhân bắt buộc phải dành phần lớn thời gian nằm trên giường.
2. Mất ý thức – sống thực vật
Bộ não là trung tâm chỉ huy tất cả chức năng của cơ thể. Từ những hoạt động có ý thức (đi đứng, giao tiếp) tới những hoạt động vô thức (như thở, tuần hoàn…). Những hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra khi có sự tổn thương vùng não. Trong đó, nghiêm trọng nhất là mất ý thức và sống thực vật. Khi đó, người bệnh sẽ ở trong trạng thái ngủ và vẫn giữ những chức năng vô thức. Tuy nhiên, mọi hoạt động sống bị gián đoạn do hoàn toàn không có hoạt động ý thức.
Chăm sóc cho nhóm bệnh nhân này cần đặc biệt lưu ý đến khả năng loét da ở những vùng dễ bị tỳ đè. Bệnh nhân không tỉnh để nói ra được những đau đớn, khó chịu đang gặp phải. Nếu không kiểm tra da thường xuyên, vết loét có thể chỉ được phát hiện khi đã rất nặng.
3. Gãy chân
Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ bị gãy chân cao nhất. Chỉ một cú va chạm thông thường cũng có thể là nguyên nhân gây những tổn thương nặng nề. Lý giải cho điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh cơ, xương, gân sụn của người cao tuổi rất giòn, dễ gãy.
Thêm vào đó, tiểu đêm cũng là một yếu tố nguy cơ làm tăng số ca bệnh gãy chân ở người già. Giấc ngủ ngắn và nông khiến người già dễ tỉnh giấc. Chức năng thận suy giảm khiến việc tiểu đêm diễn khá ra thường xuyên. Do mắt kém, điều kiện ánh sáng không đầy đủ, nhiều người già đã không may mắn gặp tai nạn trong quá trình này.
Khi gãy chân việc đi lại sẽ không còn linh động như trước. Họ sẽ phải ngồi yên hoặc nằm trong khoảng thời gian dài không vận động.
4. Người già sức khỏe yếu, hạn chế vận động
Người già mắc các bệnh nền như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh động mạch ngoại biên, suy thận,… có làn da mỏng hơn do giảm tưới máu nuôi cơ thể. Bệnh nền khiến họ mệt mỏi, không muốn vận động nhiều, hay choáng váng. Tất cả những yếu tố đó cộng hợp làm nguy cơ loét tỳ đè của người bệnh tăng lên.
III. Giải pháp cho người già nằm lâu bị loét
Chữa loét tỳ đè là bài toán khó thực hiện do khả năng phục hồi và tái tạo tổn thương của người bệnh đã suy giảm nghiêm trọng. Vết loét chỉ có thể cải thiện và tốt dần lên khi tuân thủ những biện pháp sau:
1. Giảm lực tỳ đè tại vết loét
- Xoay trở tư thế bệnh nhân mỗi 2 giờ/lần. Với bệnh nhân ngồi liệt, cần đổi vị trí ngồi sau mỗi 15 phút để đảm bảo lưu thông máu.
- Để bệnh nhân nằm trên đệm hơi/đệm nước.
- Nếu có thể, nên sử dụng gường bệnh chuyên dụng có khả năng nâng đỡ, hỗ trợ di chuyển.
2. Nâng đỡ thể trạng cho người bệnh
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thông qua chế độ ăn, tăng cường bổ sung protein qua các nguồn thịt, cá, trứng, sữa…
- Nếu bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu, xem xét truyền máu dưới sự chỉ định của bác sĩ.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên thay giặt chăn màn, ga gối.
- Kiểm soát các bệnh lý nền mạn tính.
3. Chăm sóc vết loét tại chỗ đúng cách
Bộ sản phẩm Dizigone chăm sóc vết loét tỳ đè
- Loại bỏ mày đen, mủ dịch trên bề mặt vết loét (nếu có)
- Vệ sinh vết loét cẩn thận ít nhất 3-4 lần/ngày bằng dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng. Sản phẩm được chuyên gia y tế khuyên dùng là dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
- Thoa kem dưỡng ẩm lên các vùng bị loét đã khô se, không còn ướt dịch để kích thích phục hồi, tái tạo da. Nên sử dụng kem Dizigone Nano Bạc trong cùng bộ sản phẩm với dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
- Băng vết loét để che chắn khỏi nhiễm bẩn, giảm ma sát với đồ vật bên ngoài. Lưu ý không băng quá chặt, thay băng thường xuyên.
Phản hồi của người nhà bệnh nhân sau khi chăm sóc vết loét bằng bộ sản phẩm Dizigone
Xem thêm phản hồi thực tế và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone chăm sóc vết loét qua shopee:
>> Xem bài viết: Bí quyết trị loét da người già hiệu quả nhất.
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến loét da ở người già. Hiểu rõ các nguyên nhân này sẽ giúp người chăm bệnh biết cách loại bỏ những mối nguy gây ảnh hưởng đến người bệnh. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách xử lý vết loét hiệu quả, gọi ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0964619482.
Tham khảo: Mayoclinic