Bệnh sùi mào gà ở nam không những gây ra cảm giác khó chịu, tự ti mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của phái nam. Bài viết dưới đây chia sẻ cho các bạn, đặc biệt là cánh mày râu những kiến thức cần thiết nhất liên quan đến bệnh lý sùi mào gà. Từ đó giúp nam giới có những biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
I. Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở nam
Virus HPV là nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà hay còn gọi là bệnh mồng gà hoặc mụn cóc sinh dục do tác nhân HPV (human papillomavirus) gây ra. Trong đó, virus HPV type 6 và type 11 là 2 loại virus gây bệnh sùi mào gà ở cả nam và nữ. Virus này có thể lây qua nhiều con đường khác nhau như: quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với người nhiễm bệnh, lây từ mẹ sang con,… Do đó, bệnh sùi mào gà là bệnh lý xã hội nguy hiểm có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Riêng với sùi mào gà ở nam giới có tốc độ lây truyền rất nhanh do quan hệ tình dục không lành mạnh dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh lý như: ung thư dương vật, ung thư hậu môn,….
II. Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở nam
1. Xuất hiện các nốt sùi hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục
Hình ảnh nốt sùi mào gà hậu môn – vùng kín
Đây là hình ảnh đặc trưng nhất của bệnh sùi mào gà ở nam giới. Sau thời gian ủ bệnh khoảng 2-9 tháng, bắt đầu xuất hiện các nốt mụn nhỏ như những nhú gai mọc rải rác ở vùng hậu môn, dương vật hoặc bìu, chưa gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho người bệnh.
Ở giai đoạn này, nếu vùng kín không được vệ sinh cẩn thận, sẽ tạo môi trường thuận lợi cho virus sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Lúc này, các nốt mụn sẽ to dần có mủ bên trong, khi cọ xát có nguy cơ bị vỡ và chảy dịch ra ngoài. Đồng thời, các vết sần sẽ xuất hiện nhiều hơn, tạo thành từng mảng đỏ trên da, gây đau đớn, ngứa rát cho người bệnh.
Khi người bệnh đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục sẽ cảm thấy không thoải mái, đau đớn và thậm chí chảy máu.
2. Xuất hiện các nốt sùi ở miệng, môi, vòm họng, lưỡi
Hình ảnh nốt sùi mào gà ở miệng
Việc xuất hiện các nốt sùi mào gà ở khoang miệng là do quan hệ tình dục qua đường miệng – sinh dục hoặc hôn người mắc bệnh ở họng miệng. Khi đó, virus HPV sẽ lây từ bộ phận sinh dục hoặc miệng của người mắc bệnh sang đối phương. Biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở khoang miệng là sự xuất hiện các nốt sùi màu hồng dễ nhầm tưởng là các nốt nhú niêm mạc sinh lý trong miệng. Do đó, bệnh nhân sẽ rất khó phát hiện, vì vậy khi phát hiện có nốt mụn nổi lên ở vùng miệng, bạn cần thăm khám sớm để các bác sĩ có phác đồ điều trị kịp thời.
3. Xuất hiện các nốt sùi mào gà ở tay chân
Hình ảnh nốt sùi mào gà ở tay
Chân tay của người khỏe mạnh khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh sẽ có nguy cơ rất cao xuất hiện các nốt sùi mào gà ở bàn tay, bàn chân. Vì vậy, mọi người cần tránh tiếp xúc với người mắc bệnh mồng gà hoặc khi chăm sóc bệnh nhân cần trang bị đồ bảo hộ cẩn thận, tránh sự lây nhiễm virus HPV.
III. Chẩn đoán xác định sùi mào gà ở nam
Các chẩn đoán xác định sùi mào gà ở nam giúp bạn phát hiện chính xác bạn có mắc bệnh hay không. Để từ đó, các bác sĩ có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
1. Chẩn đoán sùi mào gà qua mẫu vật
Đây là phương pháp giúp xác định một cách chính xác nhất việc bạn có bị nhiễm sùi mào gà hay không. Bác sĩ sẽ sinh thiết trực tiếp các nốt mụn, u nhú của người nghi ngờ mắc bệnh để phân tích xem bên trong các nốt sùi có chứa virus HPV gây bệnh không. Đồng thời, cách làm này cũng giúp xác định bệnh nhân đang ở giai đoạn nào để có phác đồ điều trị hợp lý nhất.
2. Chẩn đoán sùi mào gà qua xét nghiệm máu
Phương pháp này có hiệu quả ngay từ khi bạn chưa có biểu hiện bệnh rõ ràng. Bạn sẽ được lấy máu để tìm kiếm virus HPV, sau đó sẽ có kết quả chính xác và lựa chọn được phương án điều trị thích hợp nếu bạn mắc bệnh.
3. Chẩn đoán sùi mào gà qua mẫu dịch
Sinh thiết nốt mụn để chẩn đoán sùi mào gà hậu môn – vùng kín
Virus HPV có thể có trong dịch niệu đạo ở nam giới. Vì vậy, việc lấy mẫu dịch để xét nghiệm cũng là một trong những phương pháp để chẩn đoán bệnh sùi mào gà.
4. Chẩn đoán sùi mào gà bằng acid acetic
Sử dụng dung dịch acid lactic có nồng độ thích hợp bôi lên các nốt sùi, để trong khoảng 2-5 phút, riêng vùng hậu môn khoảng 15 phút. Nếu nốt sùi chuyển sang màu trắng thì cơ bản xác định người đó đã mắc bệnh sùi mào gà và cần tiến hành điều trị hợp lý.
IV. Nguyên tắc điều trị sùi mào gà ở nam
Hiện nay, đối với bệnh sùi mào gà chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do vậy, nguyên tắc chung trong xử lý các nốt sùi mào gà ở nam đó là: Phá hủy các nốt sần, khối u, tăng cường hệ miễn dịch toàn thân, tại chỗ để tiêu diệt virus gây bệnh.
Một số phương pháp điều trị cụ thể:
- Dùng thuốc để phá hủy tổ chức sùi. Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp nốt mào gà nhỏ, bệnh còn đang ở giai đoạn sớm. Một số loại thuốc được thường được sử dụng đó là: Imiquimod, nhựa podophyllin,…
- Đốt điện, laser.
- Áp lạnh bằng nitơ lỏng.
- Tiến hành phẫu thuật với những tổn thương lan tỏa diện rộng.
- Vệ sinh sạch sẽ các nốt mụn để ngăn ngừa sự sinh sôi và phát triển của virus HPV.
Quá trình điều trị sùi mào gà mất nhiều thời gian, vì vậy người bệnh cần kiên trì, tuyệt đối tuân thủ liệu trình của bác sĩ đưa ra, không tự ý bỏ dở hoặc sử dụng thêm các thuốc không có trong phác đồ.
V. Cách phòng ngừa sùi mào gà ở nam tái lại
Sau khi đã điều trị bệnh sùi mào gà khỏi hoàn toàn, bạn không nên chủ quan, virus HPV vẫn có thể quay trở lại và gây tái phát bệnh. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn nam những cách phòng ngừa sùi mào gà, tránh tái lại:
1. Quan hệ tình dục an toàn
Sử dụng bao cao su khi quan hệ để phòng tránh mắc sùi mào gà
Quan hệ tình dục an toàn giúp bạn ngăn ngừa được nhiều bệnh lý xã hội không chỉ là sùi mào gà. Quan hệ tình dục an toàn được hiểu như thế nào? Đó là:
- Không quan hệ với nhiều người.
- Khi quan hệ, nên sử dụng bao cao su.
- Vệ sinh sạch sẽ sau quan hệ tình dục bằng dung dịch kháng khuẩn phù hợp.
Dung dịch vệ sinh Dizigone Sensicare sẽ là sự lựa chọn hợp lý cho mọi người. Dizigone là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ kháng khuẩn siêu tốc EMWE giúp tiêu diệt 100% virus gây bệnh trong vòng 30 giây. Hơn nữa, sản phẩm không chứa chất tạo màu, tạo mùi, tạo bọt, phù hợp pH vùng kín, không chứa chất tẩy rửa mạnh gây kích ứng niêm mạc hay khô rát nếu sử dụng lâu dài. Cả nam giới và nữ giới đều có thể sử dụng được Dizigone Sensicare. Bạn nên sử dụng hằng ngày và sau mỗi lần quan hệ tình dục.
2. Thăm khám sức khỏe định kỳ
Mọi người và đặc biệt là những người đã từng mắc sùi mào gà cần thăm khám sức khỏe định kỳ mục đích:
- Đánh giá hiệu quả điều trị và khả năng tái phát bệnh.
- Phát hiện và điều trị kịp thời những dấu hiệu khác thường của cơ thể.
Theo các chuyên gia y tế, bạn nên thăm khám 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần. Với những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: quan hệ tình dục với nhiều người thì nên thực hiện việc khám định kỳ thường xuyên hơn.
3. Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Chế độ ăn uống:
- Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể.
- Không sử dụng các chất kích thích, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân như: café, thuốc lá, rượu, bia,…
Chế độ sinh hoạt:
- Nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, tránh gây căng thẳng, mệt mỏi.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Quần áo, đồ dùng cá nhân, bàn chải đánh răng, khăn mặt cần để gọn gàng, tránh để chung với người mắc bệnh, vệ sinh, giặt giũ thường xuyên.
Hi vọng bài viết đã mang đến cho các bạn đặc biệt là cánh mày râu những kiến thức hữu ích về bệnh sùi mào gà. Nếu còn bất cứ vấn đề nào cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được các dược sĩ Đại học giúp đỡ.
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế