Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục ở cả nam và nữ. Bệnh không chỉ xuất hiện tại cơ quan sinh dục và hậu môn mà còn xuất hiện ở nhiều vị trí khác, trong có có lưỡi. Sùi mào gà ở lưỡi gây trở lại lớn trong việc ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân. Vậy làm cách nào để điều trị sùi mào gà ở lưỡi hiệu quả và an toàn? Cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.
I. Dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi
1. Dấu hiệu điển hình sùi mào gà ở lưỡi
Bệnh sùi mào gà ở lưỡi thường có giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 2 – 9 tháng và sau đó phát triển rất nhanh, xuất hiện các triệu chứng rõ rệt. Cụ thể lưỡi sùi mào gà có thể chia làm 3 giai đoạn với các dấu hiệu sau:
- Giai đoạn đầu: Bệnh nhân có thể cảm nhận thấy các nốt sần li ti, thưa thớt ở nhiều vị trí khác nhau. Sùi mào gà ở dưới lưỡi hoặc trên lưỡi, trong má, môi hoặc cả khoang miệng. Triệu chứng khá giống với triệu chứng nhiệt miệng nên nhiều bệnh nhân thường bỏ qua, khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
- Giai đoạn 2: Lưỡi sùi mào gà nổi nhiều nốt sần hơn với kích thước khác nhau. Chúng thường tập trung thành từng đám có màu hồng hoặc trắng. Mặc dù không gây đau đớn, ngứa rát lưỡi nhưng nó rất dễ bị vỡ, chảy mủ. Thậm chí, người bệnh có thể bị chảy máu khi ăn uống do thức ăn cọ xát vào vết thương.
- Giai đoạn 3: Là giai đoạn nặng nhất vì các nốt sần có hiện tượng lở loét. Nếu bệnh nhân không điều trị dứt điểm sẽ gây khó khăn trong ăn uống dẫn tới cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Sùi mào gà nặng gây ra viêm loét lợi, sâu răng, hôi miệng. Ngoài ra, tổn thương có thể lây lan ra môi, ngoài miệng khiến bệnh nhân cảm thấy mặc cảm tự ti, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày.
2. Các loại sùi mào gà ở lưỡi
Các loại sùi mào gà ở lưỡi
Bệnh sùi mào gà ở lưỡi có nhiều hình dạng do các chủng virus HPV khác nhau gây ra. Các dạng tổn thương ở lưỡi bao gồm:
- Dạng u nhú hình vảy: Có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Chúng có hình dáng giống bông súp lơ hoặc hoa mào gà. Những tổn thương này thường do chủng HPV tuýp 6 và tuýp 11 gây ra.
- Dạng mụn cóc (hay mụn cơm): Đây là hình dạng phổ biến nhất thường do HPV tuýp 2 và 4 gây ra. Mụn cóc sùi mào gà có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào kể cả lưỡi.
- Bệnh Heck: Gây sưng những phần biểu mô lưỡi mà virus khu trú. Theo các nhà khoa học, bệnh này do virus HPV tuýp 13 và 32 gây ra.
- Bướu Condyloma: Do virus HPV tuýp 2, 6, 11 tấn công.
>>> Xem bài viết: 3 dấu hiệu đặc trưng giúp bạn nhận biết sùi mào gà
II. Nguyên nhân gây sùi mào gà ở lưỡi?
Virus HPV là nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà
Nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà ở lưỡi là quan hệ tình dục bằng miệng với bạn tình nhiễm bệnh. Virus HPV có thể thâm nhập sang cơ thể người khỏe mạnh thông qua tiếp xúc giữa da với da hoặc da với niêm mạc đang có tổn thương. Bệnh cũng có thể lây truyền khi hôn môi với người mắc bệnh.
Ngoài ra, nếu chạm tay vào vết thương sùi mào gà ở bộ phận sinh dục sau đó đưa tay vào miệng cũng có thể làm lây nhiễm sùi mào gà. Thói quen cắn móng tay cũng có thể trở thành con đường lây lan sùi mào gà dưới lưỡi nhanh chóng.
Bên cạnh đó, cũng có một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng tình trạng mắc bệnh sùi mào gà dưới lưỡi như:
- Hệ miễn dịch yếu khiến virus có cơ hội tấn công.
- Da hoặc niêm mạc bị trầy xước hoặc có vết thương hở tạo môi trường thuận lợi cho virus xâm nhập.
III. Đối tượng dễ bị sùi mào gà ở lưỡi?
Đối tượng dễ mắc sùi mào gà ở lưỡi chủ yếu là:
- Nam giới: Vì họ thường có xu hướng quan hệ tình dục bằng miệng để tăng cảm giác hưng phấn cho đối phương.
- Người có thói quen quan hệ tình dục không an toàn: Không dùng bao cao su, có nhiều bạn tình.
- Ngoài ra, những người lạm dụng rượu bia, chất kích thích và sức đề kháng kém có nguy cơ mắc sùi mào gà ở lưỡi cao hơn.
>>> Xem bài viết: Giải mã đường lây sùi mào gà và 5 cách phòng ngừa hiệu quả
IV. Sùi mào gà ở lưỡi gây trở ngại gì?
Sùi mào gà ở lưỡi gây trở ngại rất lớn đến cuộc sống
Sùi mào gà ở lưỡi gây trở ngại lớn nhất trong việc ăn uống và giao tiếp hàng ngày của bệnh nhân.
Khi mắc bệnh, các vết thương thường gây đau nhức khiến người bệnh e ngại việc ăn uống. Hơn nữa, thức ăn có thể làm vỡ nốt mụn và dễ gây nhiễm trùng. Nếu không điều trị sớm, bệnh nhân sẽ bỏ bữa dẫn tới triệu chứng mệt mỏi, suy nhược, thiếu năng lượng.
Ngoài ra, sùi mào gà ở lưỡi còn khiến bệnh nhân mặc cảm, tự ti, không dám giao tiếp với người đối diện. Vì tâm lý xấu hổ, ngại ngùng khi mắc bệnh mà nhiều người không điều trị sớm dẫn tới bệnh trở nặng, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Do đó, nếu bạn từng quan hệ tình dục bằng miệng cần phải thường xuyên quan sát miệng, lưỡi. Khi thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường, bạn cần phải tới cơ sở y tế khám hoặc nhờ sự giúp đỡ của người có chuyên môn.
>>> Xem bài viết: Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? 4 biến chứng dễ gặp và 3 bước điều trị ngăn ngừa
V. Cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu virus HPV. Vì vậy cách điều trị tốt nhất là phá hủy các nốt sần ở lưỡi bằng thuốc hoặc các kỹ thuật ngoại khoa. Đồng thời, cần chú ý chăm sóc tổn thương để hạn chế nhiễm trùng.
1. Chăm sóc tổn thương ở lưỡi
Các tổn thương ở lưỡi thường dễ bị vi khuẩn trong khoang miệng tấn công gây ra tình trạng nhiễm trùng. Nếu không tiêu diệt vi khuẩn, bệnh sùi mào gà ở lưỡi có thể tiến triển nặng, ăn sâu vào niêm mạc khiến bệnh nhân không thể ăn uống.
Vì vậy, người bệnh cần loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng bằng dung dịch súc miệng kháng khuẩn. Tuy nhiên, không phải dung dịch sát trùng nào cũng thích hợp với khoang miệng. Vì niêm mạc miệng và lưỡi rất mỏng, dễ tổn thương.
Hiểu được điều đó, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân nên sử dụng dung dịch súc miệng Dizigone. Sản phẩm áp dụng công nghệ kháng khuẩn ion với nhiều ưu điểm phù hợp cho tổn thương sùi mào gà ở lưỡi như:
- Phổ kháng khuẩn rộng, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, nấm, virus trong khoang miệng.
- Hiệu quả nhanh trong vòng 30 giây.
- Thành phần lành tính, không gây kích ứng niêm mạc miệng.
- Không làm cản trở quá trình lành vết thương tự nhiên.
- An toàn cho cả phụ nữ và trẻ em.
2. Biện pháp phá hủy các nốt sần
Các loại thuốc bôi có khả năng phá hủy nốt sần dùng để điều trị sùi mào gà ở bộ phận sinh dục không thể dùng để bôi ở lưỡi. Bởi vì thuốc kích ứng mạnh niêm mạc lưỡi và gây độc nếu bệnh nhân nuốt phải.
Do đó, phương pháp điều trị hiệu quả nhất là dùng các biện pháp can thiệp ngoại khoa như:
- Áp lạnh: Sử dụng nitơ lỏng để đóng băng các mô bất thường.
- Đốt điện, dùng laser đối với trường hợp tổn thương lớn và lan rộng. Mặc dù đem lại hiệu quả cao nhưng nhược điểm của phương pháp này là gây đau đớn cho bệnh nhân, không điều trị tận gốc và có thể để lại sẹo.
- Phương pháp ALA – PDT sử dụng ánh sáng nhằm kích hoạt các chất oxy hóa mạnh phá hủy tế bào của virus HPV. Ưu điểm của phương pháp là không gây đau, giúp vết thương mau lành và nguy cơ tái phát sùi mào gà thấp hơn các phương pháp khác.
Các cách điều trị sùi mào gà ở lưỡi rất phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Vì vậy, bệnh nhân cần tới cơ sở uy tín để điều trị nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả.
VI. Lưu ý khi điều trị sùi mào gà ở lưỡi
Khi điều trị sùi mào gà ở lưỡi, bệnh nhân cần chú ý:
- Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ bằng cách súc miệng với dung dịch kháng khuẩn để ngăn chặn biến chứng nhiễm trùng. Một số dung dịch dịu nhẹ, an toàn cho khoang miệng người bệnh có thể dùng như Dizigone, chlorhexidine,…
- Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị, đặc biệt là quan hệ tình dục bằng miệng.
- Bệnh nhân cần quan sát sự thay đổi của lưỡi thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Lựa chọn ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt để tránh ma sát gây vỡ, chảy máu các nốt sùi trên lưỡi.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, hạn chế đưa tay lên miệng.
Bệnh sùi mào gà ở lưỡi rất phổ biến, chỉ đứng sau sùi mào gà ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Vì bệnh gây trở ngại lớn trong cuộc sống nên người bệnh cần khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu có thắc mắc về bệnh sùi mào gà ở lưỡi, bạn hãy gọi tới số HOTLINE 19009482 để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi tư vấn cách điều trị sớm nhất.
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế