Sùi mào gà xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể nhưng tập trung chủ yếu ở bộ phận sinh dục. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn những điều cần biết nhất về sùi mào gà hậu môn, vùng kín. Từ đó, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi chúng ta.
I. 3 biểu hiện của sùi mào gà hậu môn – vùng kín
Bệnh sùi mào gà thường có thời gian ủ bệnh khá lâu, khoảng 2-9 tháng. Trong thời gian này, người bệnh thường không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào khác. Sau đó, bệnh sẽ bộc phát ra thông qua một số biểu hiện như sau:
1. Xuất hiện các nốt sùi mào gà
Hình ảnh nốt sùi mào gà hậu môn – vùng kín
Đây là biểu hiện đặc trưng nhất của tất cả những ai mắc bệnh sùi mào gà ở bất kể vị trí nào trên cơ thể. Ban đầu sẽ xuất hiện các mụn thịt nhỏ mềm, li ti. Nốt sùi không gây đau rát hay ngứa rát. Chúng có hình dạng gai nhú hoặc đĩa bẹt màu hồng nhạt, bề mặt thô ráp, đường kính khoảng 1 mm.
Sau đó, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn như những mào gà hoặc hoa súp lơ. Nốt sùi có thể cao hơn bề mặt da khoảng vài cm, mọc thành từng dải dài. Khi cọ xát hoặc ấn vào thì sẽ thấy mủ tiết ra. Đồng thời bệnh nhân sẽ đau đớn và khó chịu.
2. Hậu môn – vùng kín thường ngứa ngáy khó chịu
Hậu môn – vùng kín thường là những khu vực ẩm ướt. Môi trường này rất thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật có hại, trong số đó có virus HPV – tác nhân gây ra bệnh sùi mào gà. Khi virus tăng sinh mạnh mẽ gây bội nhiễm nặng. Đồng thời nó sẽ khiến cho bạn cảm thấy ngứa rát bộ phận sinh dục, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bạn cần sử dụng các dung dịch vệ sinh hằng ngày để giữ vùng kín khô thoáng, sạch sẽ. Dung dịch vệ sinh có hoạt tính kháng khuẩn giúp hạn chế sự phát triển của virus gây bệnh.
3. Chảy máu khi quan hệ tình dục
Những mụn cóc sinh dục phát triển sẽ gây khó khăn, đau đớn trong việc quan hệ tình dục. Chỉ cần một sự cọ xát nhẹ sẽ khiến chúng có nguy cơ vỡ ra, chảy dịch có lẫn máu. Kết quả sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho bạn tình. Đồng thời mụ vỡ ra cũng lây lan ra nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
II. Đối tượng thường mắc sùi mào gà hậu môn – vùng kín
Cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc sùi mào gà khi quan hệ tình dục không an toàn
Người quan hệ tình dục không lành mạnh thường là đối tượng dễ mắc sùi mào gà hậu môn – vùng kín. Đó là những người có quan hệ với nhiều người khác nhau. Hoặc khi quan hệ không sử dụng các biện pháp phòng tránh phù hợp như: dùng bao cao su.
Cả nam giới và nữ giới đều có thể mắc bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục. Tỷ lệ mắc bệnh tương đương nhau nếu không có kiến thức và những cách phòng tránh nhất định. Bên cạnh đó, những người đồng tính khi quan hệ tình dục cũng có nguy cơ cao mắc sùi mào gà hậu môn – vùng kín.
III. Xét nghiệm chẩn đoán sùi mào gà hậu môn – vùng kín
Các xét nghiệm chẩn đoán sùi mào gà giúp khẳng định chắc chắn bạn có bị nhiễm bệnh hay không. Từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất. Một số xét nghiệm bệnh sùi mào gà phổ biến hiện nay đó là:
1. Chẩn đoán bằng dung dịch acid acetic
Bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch acid acetic với nồng độ thích hợp bôi vào bộ phận sinh dục để những nốt mụn xuất hiện rõ ràng hơn. Khi nốt sùi chuyển sang màu trắng thì cơ bản xác định người đó mắc sùi mào gà và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
2. Chẩn đoán bằng mẫu sinh thiết
Sinh thiết nốt mụn để chẩn đoán sùi mào gà hậu môn – vùng kín
Sinh thiết các nốt mụn, u nhú tại bộ phận sinh dục sẽ giúp bác sĩ xác định được người đó có mắc sùi mào gà không. Đồng thời phương pháp chẩn đoán này sẽ giúp xác định người bệnh đang ở giai đoạn nào để có cách xử lý hiệu quả nhất.
3. Xét nghiệm Pap
Phương pháp này thường áp dụng với nữ giới, nhằm xác định nguy cơ mắc bệnh ở vùng cổ tử cung. Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để mở âm đạo. Sau đó, bác sĩ dùng dụng cụ lấy mẫu tế bào ở đoạn giữa âm đạo và tử cung của phụ nữ để làm xét nghiệm. Bác sĩ sẽ kiểm tra các tế bào dưới kính hiển vi để phát hiện ra những dấu hiệu khác thường. Đây là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện sớm những thay đổi ở âm đạo và cổ tử cung Từ đó, bác sĩ sẽ xử lý kịp thời trong trường hợp bạn mắc sùi mào gà hoặc có dấu hiệu ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra.
IV. Sùi mào gà hậu môn – vùng kín có nguy hiểm không?
Virus sùi mào gà có thể gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ
Sùi mào gà ở hậu môn – vùng kín nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, virus HPV sẽ nhân lên và lây lan nhanh chóng. Khi đó, bệnh nhân dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm khuẩn nặng, gây đau đớn khó chịu cho người bệnh. Bệnh nhân có thể bị chảy máu sau mỗi lần đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục.
- Tăng nguy cơ xuất hiện nhiều loại ung thư như: ung thư âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, ung thư dương vật,….
- Nguy hiểm cho thai nhi khi mẹ mắc bệnh sùi mào gà. Đối với những mẹ mắc bệnh ở vùng kín, khi thực hiện phương pháp sinh thường sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ khi đi qua vùng âm đạo của người mẹ. Do đó, các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp sinh mổ để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh cho con.
V. Điều trị sùi mào gà hậu môn – vùng kín nhanh khỏi
Hiện nay, việc điều trị dứt điểm sùi mào gà tương đối khó khăn. Các biện pháp điều trị của bác sĩ chủ yếu nhằm tiêu diệt khối u, hạn chế sự lây lan của virus gây bệnh. Sau đó, cần theo dõi trong vòng 9 tháng để xem xét hiệu quả của phương pháp xử lý nốt sùi mào gà, khả năng tái phát bệnh và đưa ra những biện pháp điều trị tiếp theo. Một số phương pháp điều trị sùi mào gà hậu môn – vùng kín hiện nay đó là:
- Dùng thuốc bôi để tiêu diệt khối u nhú: TCA, Sinecatechin, Imiquimod, Podophyllin. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho những trường hợp nhẹ, đang ở giai đoạn đầu, chưa có sự phát triển mạnh mẽ của virus gây bệnh.
- Thủ thuật ngoại khoa: Đốt tia laser, đốt điện hoặc liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể phải phẫu thuật cắt bỏ nốt sùi mào gà
VI. Cách phòng ngừa bệnh tái phát
1. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
Sử dụng bao cao su khi quan hệ để phòng tránh mắc sùi mào gà
Việc dùng bao cao su khi quan hệ tình dục có thể giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý lây qua đường tình dục, trong đó có sùi mào gà. Đồng thời, không nên quan hệ tình dục bừa bãi, chung thủy một vợ một chồng.
2. Không tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà
Chủ động không tiếp xúc với những đối tượng mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh, điển hình là gái mại dâm để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
3. Không dùng chung đồ cá nhân
Bệnh sùi mào gà không chỉ lây qua đường tình dục mà khi tiếp xúc trực tiếp với những vết trầy xước hoặc dịch mủ từ các mụn cóc cũng khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh. Do đó, không được dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh. Khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, quần áo, chăn ga gối cần sắp xếp gọn gàng, tách biệt với đồ của người bệnh.
4. Vệ sinh vùng kín mỗi ngày bằng dung dịch kháng khuẩn phù hợp
Vùng kín được sạch sẽ và khô thoáng sẽ giúp ngăn ngừa được nhiều loại bệnh lý. Vì vậy, một dung dịch vệ sinh hiệu quả cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Khả năng kháng khuẩn nhanh chóng và mạnh mẽ.
- Không gây kích ứng, phù hợp với pH vùng kín.
- An toàn, có thể sử dụng được cho cả nam và nữ.
Một số dung dịch vệ sinh phổ biến các bạn có thể tham khảo đó là: Dizigone sensicare, dạ hương, lactacyd,….
5. Tập thể dục thường xuyên
Tạo thói quen tập thể dục hằng ngày, tối thiểu 30 phút/ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng, đi bộ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
6. Thăm khám định kỳ
Việc thăm khám bác sĩ định kỳ giúp chúng ta tầm soát được bệnh sùi mào gà. Nếu có bất kỳ dấu hiệu tái phát bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất. Thông thường, theo các chuyên gia y tế, bạn nên thăm khám định kỳ 6 tháng/lần.
VII. Kết luận
Điều quan trọng nhất để ngăn ngừa, xử lý bệnh sùi mào gà nói riêng và những bệnh lý xã hội nguy hiểm khác là mỗi chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết liên quan đến loại bệnh này. Hi vọng bài viết đã đem lại cho độc giả những hiểu biết hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh sùi mào gà hậu môn – vùng kín, hãy gọi cho chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được tư vấn chi tiết.
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế